Thứ Bảy, ngày 5 tháng 10 năm 2024

Xã hội

“Má Sáu” – người truyền lửa cách mạng

Cập nhật 18:02 18-05-2021

(Thanhuytphcm.vn) - Chân chất, giản dị, đầy tình thương là những gì mà mọi người nhận xét và nói về “Má Sáu” – người đã cùng chồng có công lao chăm sóc và bảo vệ an toàn cho nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thời gian hoạt động cách mạng ở Sài Gòn – Gia Định những năm 1954 – 1975.

Khi ấy, gia đình “Má Sáu” lo gầy dựng cơ sở, chuẩn bị địa điểm ăn, ở, nuôi giấu, bảo vệ, phục vụ đồng chí Mười Cúc (cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh), đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Sáu Dân (cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt).

“Má Sáu” tên thật là Đoàn Thị Bon, sinh ngày 18/01/1934, quê tại làng Vân Chàng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 15 tuổi, “Má Sáu” thoát ly tham gia cách mạng, làm công tác giao liên, cất giấu tài liệu và là đội viên của Đội Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, do chồng là ông Phạm Văn Hoa (tức Sáu Hoa) phụ trách. Do tích cực công tác, Má Bon được điều sang thực hiện nhiệm vụ quan trọng hơn: giữ một đường dây liên lạc ra ngoài căn cứ. Với tinh thần chịu thương, chịu khó, Má Bon vượt qua nhiều khó khăn và luôn hoàn thành tốt mọi công tác được giao.

Căn nhà của vợ chồng Má Bon từng là nơi ẩn nấp, cơ sở cách mạng bảo vệ các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, hiện nay được công nhận là địa chỉ đỏ, tọa lạc tại số 99/9 Nơ Trang Long, phường 11, quận Bình Thạnh.

Trải qua 88 tuổi đời, gần 40 năm tuổi Đảng, “Má Sáu” đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác xây dựng và phát triển địa phương như: thường xuyên tổ chức sinh hoạt truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; gương mẫu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

Thực hiện: Tâm Phúc - Hải Dương

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Bình luận

Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Xã hội

Kinh tế

Văn hóa

Môi trường - Đô thị

Giao thông - Hạ tầng

Hồ Chí Minh - Nhìn từ thế kỷ 21

Thông báo