Thứ Tư, ngày 11 tháng 12 năm 2024

Nhà thơ và nhạc sĩ phát huy tối đa để có nhiều ca khúc phổ thơ

Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TPHCM chia sẻ tại tọa đàm

(Thanhuytphcm.vn) – Sáng 23/2, Hội nhà văn TPHCM và Hội nhạc sĩ TPHCM tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thơ - nhạc: tương sinh hay tương khắc?”. Tọa đàm là một trong sự kiện quan trọng trong chương trình chính của Ngày thơ Việt Nam 2024 tại TPHCM.

Phát biểu tại chương trình, nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TPHCM cho biết, tọa đàm “Thơ – nhạc, tương sinh hay tương khắc ?” với mục đích là góp phần khích lệ nhà thơ và nhạc sĩ phát huy tối đa thế mạnh của mỗi người, để cùng có thêm nhiều ca khúc phổ thơ đa dạng hơn, quyến rũ hơn và giàu bản sắc văn hóa Việt Nam hơn, đáp ứng sự mong đợi của công chúng Việt Nam không chỉ trong thời hội nhập hiện nay.

Chia sẻ tại chương trình, nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM cho rằng, quan hệ thơ - nhạc để hình thành ca khúc phổ thơ, có thể xem như một sự kết hợp thú vị. Bởi lẽ, thơ vẫn là dòng chảy chủ lưu của văn học Việt Nam, còn ca khúc vẫn là dòng chảy chủ lưu của âm nhạc Việt Nam. Và dù muốn dù không, chúng ta vẫn phải khẳng định, ca khúc phổ thơ suốt gần một thế kỷ vừa qua đã góp phần không nhỏ cho đời sống văn hóa của người Việt Nam.

Thế nhưng, theo nhà văn Bích Ngân đánh giá quan hệ giữa thơ và nhạc vẫn còn nhiều điều bất cập, cần được trao đổi và tiếp tục được trao đổi một cách thấu đáo. Bởi theo nhà văn Bích Ngân sự cộng hưởng giữa thơ và nhạc trong ca khúc phổ thơ phải minh định rạch ròi hơn nữa. Khi một bài thơ được phổ thành ca khúc, nghĩa là nhạc sĩ đã nối sợi dây cảm xúc chia sẻ với nhà thơ. Do đó, quan hệ thơ – nhạc nhất định phải sớm loại bỏ những yếu tố tương khắc, để thực sự tương sinh với nhau. Điều này, cần sự nỗ lực ở hai phía, nhà thơ và nhạc sĩ. Một ca khúc phổ thơ được lan tỏa rộng rãi trong xã hội, thì giá trị thụ hưởng chia đều cho nhà thơ lẫn nhạc sĩ. Nếu nói, nhạc chắp cánh cho thơ bay lên, lan tỏa thì cũng phải nói thơ giúp nhạc trụ lại trong tâm hồn người nghe, trong tâm thức văn hóa. Do vậy, một giải thưởng trao cho ca khúc phổ thơ, không thể chỉ tôn vinh nhạc sĩ mà lãng quên nhà thơ.

Nhà thơ Bùi Phan Thảo thì nghĩ rằng, nhạc phổ thơ như một chiếc cầu. Ca khúc đưa bài thơ đến với người nghe. Từ bờ bên này, lời thơ được phổ nhạc thành những nhịp cầu, nối bờ bên kia. Có chiếc cầu vững chắc, có chiếc cầu chênh vênh. Chiếc cầu vững chắc là những nhạc phẩm phổ thơ thành công, đi vào lòng người nghe và ở lại trong tâm trí. Chiếc cầu chênh vênh là những nhạc phẩm phổ thơ không mấy thành công, hoặc có những lý do khác, không đến được với công chúng, dần đi vào lãng quên. Những bài thơ giàu nhạc điệu, thi ảnh đẹp, bài thơ hay thường được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc. Những lời thơ đơn sơ, dễ phổ nhạc, đi vào công chúng. Nhạc sĩ chọn những chỗ đắc ý nhất mà sáng tạo…

M.Hiệp


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo