Thứ Hai, ngày 9 tháng 12 năm 2024

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 8 lần II

I. Đặc điểm tình hình.

a) Đại hội lần I của Đảng bộ đã xác định vị trí của Quận 8 là Quận vùng ven, có cơ cấu kinh tế tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp với những thế mạnh:

- Có 80% công nhân và nhân dân lao động có tay nghề, nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp sản xuất bằng nguyên liệu trong nước làm ra nhiều mặt hàng phong phú, phục vụ cho nhu cầu địa phương, cả nước và cho xuất khẩu.

- Có 847ha đất trồng trọt, hơn 50ha diện tích ao hồ, kinh rạch, có khả năng chăn nuôi heo, cá, gia cầm, có thể cung cấp một phần lương thực thực phẩm, cây công nghiệp phục vụ sản xuất cho địa phương và Thành phố. Tuy nhiên, đất nhiễm chua mặn quanh năm chỉ có 6 tháng nước ngọt nên cần có nhiều biện pháp kỹ thuật để thâm canh tăng vụ và cũng phải có hướng phát triển nông nghiệp cho phù hợp.

- Ngoài ra có nhiều bến bãi, kho tàng, chợ, các trục đường giao thông thuỷ, các cơ sở sửa chữa tàu, xe quan trọng.

Đồng thời cũng xác định tính chất phức tạp về an ninh chính trị, trật tự xã hội và quốc phòng:

- Có 85.000 tín đồ tôn giáo, trong này có 19.570 tín đồ Thiên chúa giáo. Có 38.014 người Hoa, đăng ký đi Trung quốc 19.605 người, hơn 500 người Chàm. Người Hoa đa số là tiểu thương, buôn bán, một số là công nhân lao động, tâm trạng phần lớn không ổn định về mặt tư tưởng, xu hướng muốn đi nước ngoài; trong này còn có bọn phản động Bắc Kinh lén lút hoạt động phá hoại.

- Sau giải phóng, lực lượng địch tan rã tại đây khá đông (trên 20.000), lưu manh, trộm cướp, người không công ăn việc làm tính chung khoảng 11.000.

b) Hai năm qua, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đại hội trong khi tình hình đất nước có xảy ra 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc, bọn phản động hoạt động phá hoại ở Thành phố, thiên tai mất mùa liên tiếp gây khó khăn căng thẳng cho đời sống nhân dân nhưng chúng ta cũng đã giành được những thắng lợi cơ bản:

- Hoàn thành công cuộc cải tạo thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, bước đầu xây dựng hệ thống thương nghiệp xã hội chủ nghĩa chi phối được một phần đáng kể trong lưu thông phân phối, hiện nay, từng thời gian có kiềm giữ được giá thị trường, có lúc chủ động được trên một số mặt hàng chủ yếu.

- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xây dựng được 4 xí gnhiệp quốc doanh, 7 hợp tác xã, 195 tổ hợp sản xuất, quản lý 552/1.200 cơ sở tư nhân, tập trung được lao động, tay nghề, phương tiện vật chất kỹ thuật, khắc phục khó khăn về nguyên liệu, phục vụ 21 cơ sở ngưng hoạt động, sản xuất đạt chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho số đông lực lượng lao động có tay nghề (hơn 10.000 người).

- Nông nghiệp đã xoá bỏ được sự bóc lột của giai cấp địa chủphong kiến, đưa 98% nông dân, đất đai, sức kéo vào làm ăn tập thể, có xuất hiện điển hình tốt và đã đưa lên hợp tác xã nông nghiệp với quy mô toàn phường. Về sản xuất, đã có ý thức phát triển chăn nuôi đi đôi với trồng trọt, từng bước đi vào chuyên canh cói để phục vụ nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp theo hướng gắn chặt nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của Quận.

- Công tác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội có nhiều thành tích trong việc truy quét và xây dựng phong trào, đã có điển hình tiên tíên như phường 8, phường 20 và một số phường khác. Năm qua, tuy tình hình có nhiều mặt phức tạp, nhưng chúng ta vẫn đảm bảo được không có biến động gì xảy ra đáng kể. Công tác tuyển quân nói chung mấy năm đầu đạt chỉ tiêu, phong trào quân sự địa phương cũng có những nét điển hình tốt.

Nhìn chung, qua 2 năm thực hiện nhiệm vụ chính trị ta ổn định được đời sống nhân dân trong tình hình hết sức khó khăn do thiên tai mất mùa và chiến tranh, đời sống văn hoá và tinh thần có được nâng lên, quyền làm chủ tập thể thể hiện qua các phong trào thi đua lao động sản xuất và sẵn sàng chiến đấu có tiến bộ thêm 1 bước, an ninh trật tự xã hội được ổn định. Đội ngũ cán bộ đảng viên tuyệt đại bộ phận tỏ ra vững vàng và trưởng thành về nhiều mặt, xuất hiện nhiều cán bộ trẻ, mới, có phẩm chất và năng lực.

Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi là chủ yếu, chúng ta còn nhiều khó khăn, tồn tại:

Trong khi tình hình đất nước vừa có hoà bình vừa có thể xảy ra chiến tranh. Thành phố chúng ta là trọng điểm địch tập trung phá hoại bằng mọi hình thức với âm mưu gây bạo loạn, đi đôi với hậu quả của nền kinh tế lệ thuộc trước đây, những khó khăn về nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng máy móc cộng với thiên tai mất mùa liên tiếp làm cho đời sống nhân dân khó khăn, có lúc căng thẳng. Trong khi đó:

- Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Tuy ta có cố gắng tổ chức lại sản xuất một phần và đạt được chỉ tiêu sản lượng hàng năm nhưng chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của địa phương, nhiều cơ sở vắng chủ ngưng hoạt động chưa được phục hồi, chủ yếu là do thiếu người quản lý, thiếu nguyên vật liệu, thiếu vốn, nhưng chủ quan của ta cũng chưa thật sự phấn đấu cao cố gắng tìm mọi biện pháp đưa vào sản xuất những cái nào có thể làm được, để đáp ứng 1 phần về nhu cầu đời sống nhân dân.

Các xí nghiệp quốc doanh thuộc Quận quản lý tuy 1 số hoạt động có hiệu quả, nhưng hạch toán kinh tế chưa đi vào nề nếp, chưa thực hiện điều lệ quản lý xí nghiệp, có cái chưa có kế hoạch sản xuất theo phương hướng phát triển chung trong toàn Quận.

Các tổ hợp và hợp tác xã tiêu thụ công nghiệp một số còn có tình trạng làm ăn sai nguyên tắc, tham ô, lại mất dân chủ trong nội bộ, chèn ép tổ viên, phần ta cũng chưa có kiểm tra đánh giá từng cái một cách cụ thể để khắc phục những tiêu cực, đề cao những nhân tố mới, xây dựng điển hình tiên tiến để động viên cổ vũ phong trào.

- Về nông nghiệp:

Quán triệt về đường lối, bước đi cải tạo trong nông nghiệp chưa chắc, nôn nóng đưa nông dân vào làm ăn tập thể nhưng chuẩn bị chưa chu đáo nên sai phạm 3 nguyên tắc.

Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp không sâu sát nắm chắc tình hình thực tế, đề ra kế hoạch không cụ thể, thiếu biện pháp khoa học kỹ thuật, thiếu tính toán làm ăn, gặp hạn hán sâu rầy không khắc phục được nên bị mất mùa 2 năm liền, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và niềm tin của nông dân, gần đây bọn xấu lợi dụng kích động làm một số nông dân tự động ra khỏi tập đoàn.

Lác phát triển tốt nhưng thu hoạch và quản lý kém để hư hao mất mát nhiều. Chăn nuôi cả 3 khu vực đều giảm sút, số đầu heo đến nay giảm gần 3.000 so với đầu năm 1978. Phân phối heo giống, tấm cám không kiểm tra được, nên không thu mua được thịt theo yêu cầu. Chăn nuôi cá Rạch Lào làm chậm, đến nay vẫn chưa thả cá theo kế hoạch. Quản lý nông nghiệp còn nhiều lỏng lẻo nên đã xảy ra tình trạng tham ô, móc ngoặc, ăn cắp một số tài sản xã hội chủ nghĩa đáng kể.

- Về thương nghiệp - đời sống:

Qua đợt cải tạo ta đạt được kết quả tước đoạt được công cụ kinh doanh thương nghiệp của giai cấp tư sản, nhưng nhận thức về đường lối chủ trương chưa chắc nên có vi phạm đối tượng một số tiểu thương và những người làm nghề thủ công làm ta gặp nhiều khó khăn, một số cơ sở sản xuất tự sản tự tiêu ngưng hoạt động chưa phục hồi được, tay nghề tản mác chưa gom góp lại được. Hàng hoá vật tư thu mua chẳng những không kịp thời đưa vào sản xuất phục vụ đời sống, trái lại để hư hao mất mát nhiều (điển hình là mất 42 thiết bị điện máy nhập cảng).

Công tác kinh doanh tuy có cố gắng phục hồi được một phần đời sống nhân dân, thu mua vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhưng do thiếu vốn, thiếu kế hoạch và không nắm chắc được nguồn hàng nên chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tế tại địa phương. Quản lý giáo dục đội ngũ cán bộ nhân viên chưa chặt chẽ, từ đó sinh ra những việc làm tuỳ tiện vô nguyên tắc, thu mua những mặt hàng mất phẩm chất, không đúng yêu cầu, gây ứ đọng vốn, tốn kém hàng mấy mươi ngàn đồng. Quản lý kho tàng lơi lỏng để hư hao mất mát quá nhiều (điển hình là 400kg que hàn).

Chúng ta có cố gắng giải quyết lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cho nhân dân, nhưng lương thực ở trong tình trạng phân phối chậm và thiếu, thực phẩm, nhu yếu ngày càng giảm sút. Một số nơi lại có hiện tượng quan liêu, cửa quyền, cân đong thiếu làm cho quần chúng kêu ca phản ứng. Việc đấu tranh kéo giá thị trường ta có cố gắng nhưng vì sản xuất kém nên giá cả không ổn định được.

- Về an ninh chính trị, trật tự xã hội:

Thiếu sót cơ bản là quản lý nhân hộ khẩu, từ đó nắm tình hình không chắc, có những vụ trộm cướp, án mạng xảy ra không phát hiện kịp thời. Tuyên truyền chiến tranh tâm lý của địch thường bị động đối phó chưa tìm được kẻ chủ mưu phao tin. Việc kết hợp giữa 3 lực lượng cảnh sát khu vực, cảnh sát giao thông, cảnh sát bảo vệ không chặt chẽ, có những trường hợp phức tạp, đột suất xảy ra ở đường phố không giải quyết kịp thời. Quản lý trật tự trị an còn nhiều sơ hở, nhất là các vùng trọng đIểm. Chế độ trực ban, trực nhật, nhiều nơi chưa thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc một số nơi còn yếu, ý thức cảnh giác nói chung kể cả cấp uỷ và công an chưa cao. Cảnh sát khu vực phần nhiều là mới, trẻ, nhận thức chính trị và chuyên môn còn kém, lại chưa được giáo dục của Đảng đúng mức, nhiều anh em hư hỏng bị lợi dụng mua chuộc.

Lực lượng tự vệ phường qua mấy năm đôn quân ta có thực hiện tốt nhưng thiếu ý thức xây dựng và phát triển lâu dài, nòng cốt không còn, chất lượng và số lượng ngày càng giảm sút không vươn lên được, một số nơi xảy ra những việc phức tạp ta không kịp thời chận đứng.

Công tác vận động nghĩa vụ ngày càng gặp khó khăn do việc giáo dục vận động quần chúng của ta chưa tốt, đồng thời thiếu biện pháp cụ thể và thiết thực.

- Về việc phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, kiện toàn tổ chức nội bộ:

Mấy năm qua, ta đã giáo dục thường xuyên nhân dân về chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, nâng cao giác ngộ cách mạng để làm chuyển biến tư tưởng, từ đó biến thành những phong trào cách mạng như các phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, lao động tình nguyện, tăng gia sản xuất, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cách mạng.

Quần chúng tích cực nhất là giới công nhân, nông dân tập thể, nhân dân lao động, mặc dù đời sống thiếu thốn vẫn cố gắng an tâm lao động sản xuất, tin tưởng ở chủ trương đường lối của Đảng, thay thế chế độ ta là ưu việt. Tuy nhiên, một bộ phận tầng lớp trung gian nhất là giới tiểu thương đời sống không khó khăn, nhưng vẫn biểu lộ nhiều mặt tiêu cực, kêu ca phàn nàn, không chấp hành tốt chủ trương chính sách và luật pháp Nhà nước. Nhiều sĩ quan công chức cũ, người Hoa, tư sản, trí thứcẶ và một số người lạc hậu do phản ứng giai cấp hoặc bị tác động lôi cuốn đã trốn ra nước ngoài. Bọn áp phe, chạy vạy, làm ăn phi pháp, biểu lộ chống đối, đả kích chế độ, tuyên truyền xuyên tạc chính sách.

Đoàn thể tuy có tập hợp một số quần chúng nhưng giáo dục giác ngộ không sâu nên hành động tự giác cách mạng của nhân dân chưa cao. Chưa lôi cuốn được những người chậm tiến vào đội ngũ, chưa đảm bảo hoàn thành tốt những mục tiêu cách mạng đã đề ra, phong trào quần chúng chưa nổi lên để làm được một công việc đIển hình tiêu biểu.

Về phần Đảng, trước tình hình mới vừa có hoà bình vừa có chiến tranh, khó khăn về kinh tế đời sống, đội ngũ đảng viên phần lớn thể hiện được vững vàng về lập trường, vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Qua mấy năm công tác và chiến đấu đã có thêm nhiều tiến bộ, nhưng trước giai đoạn cách mạng mới năng lực tổ chức bộ máy chưa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo về mọi mặt. Một bộ phận biểu hiện sa sút về tinh thần, tư tưởng dao động trước tình hình khó khăn, một số giao nhiệm vụ hoặc đưa đi phía trước không nhận, một số thoái hoá biến chất làm những điều phi pháp.

Công tác phát triển Đảng mặc dù có củng cố nhiều lần nhưng nhìn chung vẫn còn chậm.

Những khó khăn và tồn tại kể trên có nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

- Thành phố ta là nơi bị thực dân, đế quốc và phong kiến thống trị lâu đời, kinh tế mất cân đối, nếp sống xã hội thực dân mới vẫn còn tồn tại trong nhân dân, mà hậu quả nghiêm trọng ngày càng lộ rõ.

- Bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội có nhiều khó khăn phức tạp, ta không lường hết được, nên có va vấp một số thiếu sót.

- Tác động của thiên tai mất mùa 3 năm liền, tình hình cả nước có chiến tranh xâm lược, hiện nay nhân dân đang ở tình trạng vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu, một phần lực lượng phải đưa ra tiền tuyến.

- Người làm thì ít nhưng phải gánh gồng nuôi một số người ăn không ngồi rồi quá lớn.

Nguyên nhân chủ quan:

- Về lãnh đạo chưa giáo dục quán triệt sâu về đường lối chung của Đảng và đường lối cải tạo xây dựng, kinh tế nên trong công tác cải tạo có biểu hiện nóng vội giản đơn, xảy ra thiếu sót nhiều mặt, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Mặt khác, trong việc vận dụng đường lối không có những biện pháp tốt, nhất là về quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

- Xây dựng kế hoạch không căn cứ vào thực tế của tình hình, biểu hiện nhiều mặt quan liêu, thiếu đi sâu cụ thể. Chưa tăng cường đầy đủ cho kinh tế tập thể để giữ vững vai trò nòng cốt, và chưa sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế khác.

- Chậm khắc phục những tình trạng trì trệ bảo thủ trong việc vận dụng các chính sách về kinh tế, tài chánh, ngân hàngẶ để khuyến khích phát triển sản xuất.

- Tình trạng quan liêu, cửa quyền, vi phạm quyền làm chủ tập thể của quần chúng, ức hiếp dân vẫn chưa được sửa chữa cương quyết.

- Bộ máy quản lý kinh tế, xã hội, đời sống chưa phát huy được hiệu lực, khâu chỉ đạo tổ chức còn quá yếu.

- Công tác chính trị tư tưởng chưa kịp thời nhạy bén, phát hiện những diễn biến tư tưởng trong nhân dân, còn bị động đối phó lại những luận điệu chiến tranh tâm lý của địch

- Công tác phát triển Đảng chậm vì chưa quán triệt một cách đúng đắn về đường lối, yêu cầu, nội dung, tiêu chuẩn và thủ tục phát triển Đảng.

II. Phương hướng, nhiệm vụ 2 năm 1980 – 1981:

Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ 4 của Đảng và phương hướng, nhiệm vụ chung của Thành phố. Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết 6 của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết 9 của Thành uỷ. Căn cứ vào 3 nhiệm vụ trung tâm cấp bách trước mắt, nhiệm vụ của Đảng bộ Quận 8 trong nhiệm kỳ 2 năm tới là:

ỎRa sức phát động quần chúng nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng và lệnh tổng động viên cả nước, tập trung cao độ lực lượng tổng hợp đẩy mạnh sản xuất, tạo một bước phát triển mới về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, gồm các mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu, trên cơ sở này từng bước ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân. Cố gắng đến mức cao nhất giải quyết các nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, đi lại và tái tạo công ăn việc làm cho những người không có việc làm. Đồng thời giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng các loại lực lượng võ trang vững mạnh, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu và thực hiện trách nhiệm của hậu phương đối với tiền tuyến. Tiếp tục kiện toàn lại tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể. Kiên quyết đấu tranh khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội nhất là tệ ăn cắp, hối lộ, ức hiếp quần chúng, tạo điều kiện thuận lợi mới để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương trong 2 năm tớiÕ.

Để thực hiện phương hướng nhiệm vụ chung nêu trên cần tiến hành 3 mục tiêu lớn sau đây:

Một là: Đẩy mạnh sản xuất, ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân tren cơ sở tổ chức lại sản xuất và lưu thông phân phối một cách thích hợp. Nhanh chóng đưa các mặt hoạt động kinh tế vào đúng hướng đi của Nhà nước. Tiếp tục tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa tích cực và vững chắc. Củng cố các tập đoàn, các hợp tác xã nông nghiệp, các tổ hợp và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh Quận quản lý, các cơ sở lưu thông phân phối quốc doanh và tập thể. Quản lý các cơ sở sản xuất tư nhân, đồng thời giúp đỡ họ sản xuất theo hướng đi lên của Nhà nước. Nhanh chóng chuyển hướng sản xuất một số mặt hàng đang bị bế tắc về vật tư nguyên liệu sang các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và xuất khẩu bằng nguyên liệu vật tư nội địa.

Phát huy ý thức tự lực tự cường, ra sức khai thác mọi khả năng tiềm tàng của địa phương, sử dụng hết nguồn lao động dồi dào nhất là lao động có kỹ thuật, có tay nghề, phân bố hợp lý, trên cơ sở này mà phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, nguyên liệu cho sản xuất, lương thực thực phẩm để phục vụ cho 2 bữa ăn, tiêu dùng và xuất khẩu, đi đôi với tập trung thu nguồn hàng trong tay Nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.

Mặt khác, có biện pháp bảo vệ và tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, đầu tư xây dựng một số cần thiét, tăng cường đào tạo kỹ thuật, nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ quản lý kinh tế để đảm bảo yêu cầu phát triển sản xuất, tạo đà phát triển cho những năm sau.

Hai là: Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội một cách vững chắc trên cơ sở tăng cường công tác bảo vệ kết hợp với việc nâng cao phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc rộng và sâu hơn. Tích cực và chủ động tấn công các loại đối tương chính trị, dập tắt ngay các cuộc bạo loạn, ngăn chặn kịp thời mọi hoạt động phá hoại của địch, nhất là chiến tranh tâm lý. Xây dựng và củng cố lực lượng võ trang, bán võ trang, dân quân du kích địa phương, xây dựng quốc phòng toàn dân, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế khi cần thiết.

Ba là: Bảo đảm và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; xây dựng cơ chế làm chủ vững mạnh, tăng cường công tác chính trị tư tưởng đi đôi với kiện toàn củng cố tổ chức, bố trí sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, cải tiến lề lối làm việc. Kiên quyết đấu tranh khắc phục nhanh chóng những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội nhất là tệ ăn cắp, hối lộ, ức hiếp quần chúng. Mạnh dạn thay đổi những người suy thoái mất phẩm chất, đào tạo và phát triển lực lượng tại chỗ thuộc thành phần cơ bản, trẻ, có nhiệt tình cách mạng, hăng hái trong sản xuất và chiến đấu, giao nhiệm vụ xứng đáng trong các mặt hoạt động.

Ba mục tiêu chủ yếu này phải được quán triệt xuyên suốt từ trong Đảng đến ngoài nhân dân, đồng thời ra sức thực hiện, để đảm bảo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong nhiệm kỳ 2 năm 1980 – 1981.

III. Những yêu cầu nội dung công tác chính và các biện pháp lớn cần thực hiện.

Để đạt được các mục tiêu cơ bản nói trên, trong 2 năm tới phải tổ chức thực hiện những nội dung công tác chính sau đây:

A. Về đẩy mạnh sản xuất, ổn định và bảo đảm đời sống nhân dân:

Giá trị tổng sản lượng chung năm 1980 là 65.626.640 đồng, tăng 17,6% so với năm 1979 là 124,1% so năm 1978, trong đó giá trị nông nghiệp là 5.626.640 đồng (chiếm 8,8%), xuất khẩu 15 triệu đồng.

Năm 1981 dự kiến là 72,5 triệu tăng 10,47% so năm 1980, trong này giá trị nông nghiệp 6,5 triệu tăng 15,52% so năm 1980, tiểu thủ công nghiệp 66 triệu tăng 10% so năm 1980, xuất khẩu 17 triệu đồng.

1/ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Giá trị tổng sản lượng năm 1980 phấn đấu khoảng 60 triệu đồng, tăng 15,39% so thực hiện năm 1979. Năm 1981 phấn đấu 66 triệu đồng, tăng 10% so kế hoạch năm 1980. Tập trung sản xuất gồm 45 mặt hàng chủ yếu (so năm 1979 tăng 15 mặt hàng) gồm các ngành hàng: Phục vụ xây dựng, phục vụ nông nghiệp, ngư nghiệp, đóng mới và sửa chữa tàu, phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

Muốn đạt được chỉ tiêu sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên đây cần lên quy hoạch phát triển sản xuất gắn chặt với cải tạo ngành một cách tích cực và vững chắc.

Trước tiên phải làm chuyển biến thật mạnh mẽ khu vực này về tổ chức, tư tưởng và năng lực quản lý. Khai thác triệt để năng lực sản xuất hiện có, phát huy thế mạnh của cơ sở vật chất đối với những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, thiết thực phục vụ đời sống và xuất khẩu. Đặc biệt tập trung sức giải quyết thật tốt các mặt hàng chiếu cói, may mặc, đồ nhựa, đồ nhôm, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm.

Riêng ngành đóng và sửa chữa tàu thuyền gia công, năm 1980 phải đi vào quản lý thật sự, có kế hoạch cụ thể, kiến nghị với trên tạo mọi điều kiện thuận lợi để đưa vào hoạt động ngành này. Căn cứ vào đIều kiện cơ sở vật chất và lực lượng của ngành hiện nay (có 10 ụ tàu, 17 bến bãi sửa chữa, cán bộ công nhân lành nghề 150 người) dự kiến xây dựng một số cơ sở sửa chữa và đóng các loại tàu thuyền nhỏ. Đây là tiềm lực kinh tế rất quan trọng ở địa phương, có thể phát triển trở thành quy mô lớn sau này, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế chung.

Ngoài ra, phát triển thêm một số ngành Quận ta có nhiều khả năng làm được như ngành thuỷ tinh, xà phòng, phèn chua, giấy và dụng cụ văn phòng, đồ mộc v.vẶ (Khai thác cây Lòng Hồ làm nguyên liệu). Chú ý ngành ấp và muối trứng, đây là một ngành đặc sản có khả năng xuất khẩu, ta cần có kế hoạch quản lý từng bước, đến giữa năm 1980 phải quản lý được ngành này.

Ngành thêu có triển vọng phát triển, nhưng hiện nay thu nhập thấp, trong khi chờ trên có chính sách mới, cố gắng duy trì hoạt động, không để tan rã, tay nghề bỏ đi nơi khác.

Phải nỗ lực đưa các xí nghiệp quốc doanh địa phương vào sản xuất ổn định, thi hành điều lệ quản lý xí nghiệp quốc doanh, có hạch toán kinh tế và đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời phải làm được vai trò chủ đạo đối với các cơ sở tư nhân, thường xuyên quan hệ để hướng dẫn các nơi này sản xuất theo phương hướng chung của Nhà nước.

Tích cực khai thác và tận dụng triệt để nguồn nguyên vật liệu tại địa phương. Tận dụng khai thác Lòng Hồ lấy nguyên liệu gỗ, tre nứa, mây v.vẶ để phục vụ cho tiểu thủ công nghiệp, chính sách hợp lý về giá cả để các mặt hàng này phát triển. Mở rộng diện trao đổi hàng hoá với các nơi khác lấy nguyên vật liệu phục vụ cho yêu cầu sản xuất và xuất khẩu.

Liên hệ thường xuyên với các đơn vị đặt gia công để giải quyết kịp thời những yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tích cực tìm nguồn hàng gia công để đảm bảo sản xuất liên tục, sâu sát cơ sở nắm tình hình, kịp thời giải quyết những khó khăn, tạo đIều kiện thúc đẩy sản xuất.

Tăng cường công tác quản lý đối với các cơ sở sản xuất về các mặt như: kế hoạch, tài vụ, lao động, vật tư v.vẶ nắm chắc khối lượng sản phẩm trong từng tháng, quý, năm, quy định chặt chẽ về chế độ kiểm tra các hợp đồng gia công và tiêu thụ, trên cơ sở đó củng cố lại các chế dộ quản lý vật tư, nguyên liệu, lao động, tiền vốn và sản phẩm phục vụ cho việc thu mua nắm nguồn hàng trong tay Nhà nước.

Thực hiện tốt các chính sách đòn bẩy kinh tế như các chế độ thu mua, tiêu thụ sản phẩm, giá cả, cung ứng vật tư nguyên liệu, sửa chữa thiết bị, tín dụng, thuế v.vẶ để động viên cổ vũ giúp đỡ ngành tiểu thủ công nghiệp không ngừng phát triển.

Ngoài các việc làm trên đây, phải đi vào quản lý hết các cơ sở sản xuất trong Quận và từng bước cải tạo đi lên, nhưng phải bảo đảm được mục đích cải tạo. Hiện nay, toàn Quận ước lượng hơn 1.200 cơ sở sản xuất (có 23 xí nghiệp tư nhân), ta đã quản lý được 777 gồm 202 tập thể (7 hợp tác xã và 195 tổ hợp) và 552 tư nhân gia công. Số còn lại do tính chất và quy mô sản xuất nhỏ, giao cho phường trực tiếp quản lý nhưng Quận phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nơi này hoạt động tốt.

Tiếp tục củng cố các tổ hợp và hợp tác xa sản xuất đã có, số cơ sở còn lại cần phân chia theo ngành hàng và nhóm sản phẩm, đồng thời tổ chức lại sản xuất với phương châm tích cực nhưng thận trọng và vững chắc, tổ chức và củng cố phải đi đôi, cải tạo phải dẫn đến kết quả là phát triển được sản xuất, hàng hoá dồi dào, chất lượng cao, giá thành hạ, đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện, Nhà nước phải nắm được nguồn hàng.

Phải hết sức ngăn ngừa hiện tượng phát triển các hình thức hợp tác hoá bừa bãi nhưng quản lý không tốt dẫn đến sản xuất bị hạn chế. Phải tuỳ từng mặt hàng mà vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức tập trung, phân tán, quốc doanh, tập thể và cá thể. Phải xuất phát từ hiệu quả kinh tế, cái gì cá thể phục vụ tốt cho nhu cầu thì nên để cá thể làm, không nhất thiết phải đưa vào tập thể ngay; cái gì tổ sản xuất làm tốt thì để tổ sản xuất làm, không nhất thiết phải tập hợp ngay vào hợp tác xã; hợp tác xã làm tốt thì để hợp tác xã làm, không vội đưa lên quốc doanh thay thế. Cái gì phường làm tốt thì giao cho phường làm. Cái gì ngành này đã làm tốt thì không cần thiết phải chuyển sang ngành khác. Hình thức sản xuất không nên cố định, mà sẽ thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật quản lý. Nhà nước khuyến khích Ỏbung raÕ để phát triển sản xuất, nhưng bung ra phải đúng hướng, đồng thời có sự quản lý và tổ chức của Nhà nước.

Trong khi tình hình kinh tế ở địa phương, công nghiệp nhẹ, kinh tế vẫn còn 5 thành phần: quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể, lao động cá thể và tư bản tư nhân, nên cần có những chính sách đúng dối với từng thành phần kinh tế. Cho nên:

Đối với các cơ sở công nghiệp đã thành xí nghiệp quốc doanh hoặc công tư hợp doanh, cần tiếp tục củng cố và tổ chức lại sản xuất cho tốt hơn, tăng cường cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, giáo dục chủ nghĩa xã hội cho giai cấp công nhân và Ban Giám đốc, phát huy quyền làm chủ tập thể của công nhân viên chức và sử dụng tốt những người tư sản đã chịu tiếp thu đường lối cải tạo.

Đối với tiểu thủ công nghiệp cần nắm vững 3 nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ khi tiến hành hợp tác hoá. Phải xuất phát từ yêu cầu sản xuất và kỹ thuật mà vận dụng các hình thức tổ chức thích hợp: hợp tác xã, tổ hợp sản xuất, thủ công cá thể, thủ công gia đình, làm vệ tinh v.vẶ Có như vậy mới đảm bảo trong và sau khi cải tạo sản xuất vẫn giữ vững và tiếp tục phát triển, mặt hàng vẫn giữ được tính đa dạng phong phú đáp ứng được yêu cầu đời sống và xuất khẩu.

Đối với tư nhân, tư sản dân tộc, vẫn cho khuyến khích sản xuất để tận dụng vốn liếng, kỹ thuật, tay nghề và trình độ quản lý của họ phục vụ cho quốc kế dân sinh, nhưng ta phải quản lý họ về các chính sách kinh tế.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, cần mở lớp đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp, cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ, thợ sửa chữa máy móc thiết bị, cán bộ phụ trách tiểu thủ công nghiệp Quận và phường. Đầu tư một số cơ sở vật chất cần thiết cho khu vực tiểu thủ công nghiệp. Nhanh chóng đưa trường vừa học vừa làm vào hoạt động cuối năm nay để chuẩn bị nguồn lao động kỹ thuật lâu dài cho thời gian tới.

Cấp phường không được thay đổi tuỳ tiện Phó Chủ tịch phụ trách tiểu thủ công nghiệp. Cấp Quận phải tăng cường bộ máy Liên hiệp xã, bố trí cán bộ có năng lực để đủ sức quản lý ngành này.

Tăng cường sự lãnh đạo củ Đảng trong các cơ sở sản xuất, cụ thể là xây dựng tổ trung kiên để làm hạt nhân lãnh đạo và nguồn phát triển Đảng. Phấn đấu đến năm 1981 tất cả các cơ sở sản xuất tập thể đều có đảng viên. Xây dựng các tổ chức quần chúng nhất là Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội lao động hợp tác để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và giám sát của quần chúng.

2/ Về sản xuất nông nghiệp:

Giá trị tổng sản lượng năm 1980 là 48,62% so năm 1979, trong đó trồng trọt 1.997.640 đồng tăng 39,33%, chăn nuôi 3.449.000 đồng tăng 56,24%, sản xuất vật chất khác của nông dân 180.000 đồng.

Trong năm 1980 khu vực quốc doanh, chủ yếu là trại chăn nuôi cá, heo Rạch Lào có giá trị sản lượng 404.000 đồng tăng 433,66%. Khu vực tập thể 4.896.250 đồng tăng 52,23%, trong đó hợp tác xã 2.090.100 đồng tăng 310,50%.

- Lúa cả năm:

Diện tích: 310,5ha.

Năng suất: 5 tấn/ha.

Sản lượng: 1.507,5 tấn.

- Màu:

Diện tích: 44,5ha.

Năng suất: 4 tấn/ha.

Sản lượng: 178 tấn.

- Rau:

Diện tích gieo trồng: 595ha.

Năng suất: 10 tấn/ha.

Sản lượng: 5.950 tấn.

- Cây công nghiệp:

+ Cói:

Diện tích canh tác: 150ha.

Năng suất: 4,87 tấn/ha.

Sản lượng: 2.191 tấn.

+ Đay:

Diện tích: 11ha.

Năng suất: 4 tấ/ha.

Sản lượng: 44 tấn/ha.

- Cây ăn trái: Chủ yếu là mãng cầu ghép 46ha ở hợp tác xã phường 21.

- Cây thuốc nam: Diện tích 6ha, sản lượng 18 tấn. Cung cấp nguyên liệu sản xuất thuốc dân tộc.

- Chăn nuôi: Tích cực sử dụng mặt nước đưa diện tích nuôi cá lên 145ha, có sản lượng 580 tấn. Trong đó tập trung hợp tác xã phường 21 và đầu tư xây dựng trại chăn nuôi heo Rạch Lào với quy mô 1.500 heo, 100 nái cho hàng năm 100 tấn thịt heo hơi và 1.000 heo con. Nâng tổng số đàn heo lên 13.000 con cả năm trong toàn Quận.

Ngoài ra quan hệ với Thành phố xin giúp đỡ phục hồi sản xuất các trại chăn nuôi gà công nghiệp, phát động chăn nuôi gia cầm trong khu vực tập thể và gia đình, nâng tổng số 70.000 con.

Năm 1981, dựa trên cơ sở kế hoạch năm 1980 mà phát triển, tập trung cho khu vực rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái và chăn nuôi. Tăng cường thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất để đưa giá trị tổng sản lượng nông nghiệp lên 6.500.000 đồng tăng 15,52% so năm 1980.

Dự kiến huy động sản phẩm nông nghiệp cho Thành phố về lương thực quy ra thóc 250 tấn, bằng 209,51% số huy động năm 1979. Heo hơi 200 tấn, cá 100 tấn. Huy động địa phương, heo hơi 300 tấn, cá 200 tấn, gia cầm 25 tấn.

Nội dung và biện pháp chung gồm có 4 công tác chính là: củng cố các tập đoàn, hợp tác xã, tổ chức lại sản xuất, đưa chăn nuôi lên cân đối với trồng trọt và xây dựng cơ sở vật chất.

a) Về củng cố tập đoàn và hợp tác xã:

Trước tiên cần điều tra nắm lại tình hình từng tập đoàn và hợp tác xã và có kế hoạch củng cố nhanh chóng theo tinh thần chỉ thị số 42 của Thường vụ Thành uỷ, đồng thời nghiêm chỉnh thực hiện quyết định của Hội đồng Chính Phủ ngày 05-11-1979 về chính sách phân phối thu nhập trong hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp.

Tiếp tục giáo dục quần chúng nông dân thông suốt chủ trương hợp tác hoá nông nghiệp của Đảng, yêu cầu, tính chất, mục đích, nhiệm vụ và các chính sách đối với tập đoàn, hợp tác xã, quyền lợi và nghĩa vụ của tập đoàn viên, xã viên, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, ý thức làm chủ tập thể, hăng hái trong lao động sản xuất, ra sức phấn đấu xây dựng tập đoàn và hợp tác xã vững mạnh, tạo cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nông dân.

Phát huy quyền làm chủ tập thể tập đoàn viên, xã viên gắn liền với việc tăng cường và củng cố Ban quản lý vững mạnh để đủ sức lãnh đạo, tổ chức sản xuất, quản lý tốt các công việc của tập đoàn, hợp tác xã, chọn những người nhiệt tình, gương mẫu, có phẩm chất tốt, biết sản xuất, biết quản lý, gắn bó với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm đưa vào Ban quản lý. Cương quyết thay thế những người không đủ năng lực và đưa khỏi bộ máy quản lý những người tham ô, phẩm chất kém, không có uy tín với dân. Chống các tệ nạn ăn cắp, xén bớt, trù ếm, hối lộ, ức hiếp quần chúng ở tập đoàn va hợp tác xã.

Cương quyết thực hiện đúng chính sách về đất đai và các chính sách khác về hợp tác hoá nông nghiệp đối với các gia đình thương binh liệt sĩ, bộ đội, có công với cách mạng, thanh niên xung phong, gia đình neo đơn v.vẶ Thực hiện bình công chấm điểm, ăn chia công bằng hợp lý. Sửa chữa nhanh chóng những hiện tượng tiêu cực trong việc ăn chia phân phối để nông dân yên tâm sản xuất kinh tế tập thể.

Hiện nay có một số nông dân bỏ tập đoàn ra làm ăn cá thể, ta cần phải đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng mà giáo dục vận động họ trở lại tập đoàn, đi đôi với việc tập trung sức đầu tư cho tập đoàn vững mạnh đủ sức thu hút nông dân, để phấn đấu hoàn thành cơ bản hợp tác hoá nông nghiệp một cách vững chắc trong 2 năm tới.

b) Về tổ chức lại sản xuất:

Phải thực hiện tốt các công tác quản lý, xây dựng kế hoạch sản xuất, tính toán phương án kinh tế, tổ chức tốt các đội lao động cơ bản, các đội chuyên ngành công việc, xây dựng các định mức lao động, định mức kỹ thuật, chia nhóm lao động, khoán việc, thực hiện các chế độ kiểm kê, kiểm tra, công khai tài chánh, công điểm, vật tư v.vẶ đồng thời cải tiến chế độ làm việc đồng án ở nông thôn bảo đảm tận dụng năng suất ngày công của người lao động.

Nhanh chóng xác định lại chuyên canh các loại cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Riêng về lúa, do điều kiện đất đai và nước nên không đặt thành kế hoạch mỗi năm 2 vụ, chỉ tập trung thâm canh 1 vụ lúa với năng suất cao, chỉ tiêu bình quân 5 tấn/ha. Thời gian còn lại nghiên cứu gieo trồng các loại cây thích hợp gồm hoa màu, cây thuốc Nam v.vẶ để tăng thu nhập cho người nông dân.

Mở rộng một số diện tích đất thích hợp để đi vào chuyên canh đay, xuyên tâm liên, mãng cầu ghép, trồng trúc trên các bờ đất cao để phục vụ cho tiểu thủ công nghiệp.

Thu hút những người chưa có việc làm ở các phường không có nông nghiệp, tổ chức thành các đội chuyên nghiệp về nghề cói để giải quyết tình trạng thiếu lao động ở phường 22, tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân.

Tích cực phát triển nghề phụ và chăn nuôi trong tập đoàn, hướng dẫn tập đoàn viên phát triển kinh tế phụ gia đình, giải quyết nhanh chóng đất kinh tế phụ cho nông dân theo quy định của Nhà nước. Đất kinh tế phụ phải là đất sản xuất được, coi trọng kinh tế phụ gia đình đây là thuộc cơ cấu kinh tế xã hội chủ nghĩa, góp phần không ít vào việc phát triển sản xuất cải thiện đời sống nhân dân. Tập đoàn và hợp tác xã phải có trách nhiệm chăm sóc kinh tế phụ gia đình như kinh tế tập thể.

c) Phát triển chăn nuôi cân đối với đất trồng trọt:

Năm 1980 phát triển và nâng tổng số dần heo lên 13.000 con trong toàn Quận. Cá phát triển lên 145ha. Phát động chăn nuôi gia cầm trong tập thể và gia đình để tăng thu nhập cho nhân dân. Năm 1981 phát triển đàn heo lên 16.000 con.

Đẩy mạnh chăn nuôi cả 3 khu vực: quốc doanh, tập thể và gia đình. Ngoài việc tập trung cho quốc doanh, hợp tác xã, phải coi trọng chăn nuôi gia đình cả 3 con heo, cá, gia cầm. Hợp đồng với một số hộ nuôi heo nái có kinh nghiệm để đảm bảo đàn heo không ngừng phát triển, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phụ nữ phát động phong trào chăn nuôi heo.

Củng cố và phát triển các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, quan hệ với huyện và tỉnh bạn để thu muahoặc đổi chác nguồn thức ăn. Mạnh dạn dành 15% đất canh tác để phục vụ cho chăn nuôi.

Củng cố các cơ sở ương cá giống ở các phường 4,8, 9, 21, 22Ặ phát triển nuôi cá thêm các phường phi nông nghiệp nhưng có điều kiện như phường 1, phường 2, phường 4, phường 19.

Cả 3 khu vực chăn nuôi quốc doanh, tập thể và gia đình cần phát triển đồng bộ, quốc doanh và tập thể làm nòng cốt cho chăn nuôi, trong đó quốc doanh phải giữ vai trò chủ đạo. Cần quản lý sản phẩm chặt chẽ phân cấp thu mua giữa Quận và phường, đồng thời có chính sách thu mua thích hợp.

Củng cố các tổ chức thú y Quận, nhanh chóng triển khai thú y dân lập đến tận các phường.

Xây dựng ý thức phát triển chăn nuôi với trồng trọt để tận dụng nguồn phân hữu cơ bón ruộng, lần lần thay thế phân hoá học.

d) Về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật:

Trên cơ sở phát huy ý thức tự lực tự cường của tập đoàn và hợp tác xã với sợ đầu tư của Nhà nước, tích cực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất như sân phơi, nhà kho, mua sắm công cụ máy chẻ cói, làm thuỷ lợi nội đồng, trạm bơm, tạo thêm sức kéo, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống má, phân bón, phòng trừ sâu bệnh và các biện pháp về kỹ thuật canh tác khác.

Tận dụng nước thải, ao hồ đưa ngành nuôi cá lên thành quy mô lớn, xây dựng cơ sở chăn nuôi heo quốc doanh, tập thể,cơ sở nhân giống để đảm bảo cho gieo trồng và chăn nuôi trong Quận.

Phát động phát triển làm phân hữu cơ trong toàn Quận, đẩy mạnh làm phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân hầm cầu, nghiên cứu giá cả phân cho phù hợp, xây dựng hầm chứa phân, ủ phân, đóng các loại xe tải phân để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân làm phân.

Đất nông nghiệp Quận 8 có đặc điểm hàng năm bị nhiễm chua mặn về mùa khô, một số cây trồng như rau, cải, màu, thuốc Nam v.vẶ chỉ có thể trồng thời vụ theo lượng mưa. Mùa nắng không nước, đất phải bỏ hoang không sản xuất được. Cần kiến nghị Thành phố khảo sát, thiết kế xây dựng khai thác nước ngầm phục vụ cho các vùng chuyên canh.

Ngoài ra, phải coi trọng công tác chính trị tư tưởng, ý thức làm chủ tập thể của nông dân trong lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, phát động các phong trào như làm và sử dụng phân hữu cơ, chăn nuôi heo cá gia đình, nghĩa vụ lương thực, nêu gương người tốt việc tốt, xây dựng đIển hình nhân đIển hình v.vẶ Phấn đấu đến 1981 không còn tập đoàn kém, xây dựng và củng cố các tổ chức trung kiên, Đoàn thanh niên cộng sản, Phụ nữ, Nông hội để lãnh đạo và làm nòng cốt cho phong trào. Mỗi cấp uỷ viên ở phường phải trực tiếp phụ trách 1 tập đoàn để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong khu vực nông nghiệp.

Các ban ngành chuyên môn khác, nhất là Tài chánh, Ngân hàng, Công nghiệp - Giao thông vận tải, Vật tư - Thương nghiệp - Đời sống, Nhà đất – Xây dựng – Công trình công nông đều phải có kế hoach (bằng văn bản) phục vụ cho nông nghiệp 2 năm tới.

3/ Về Thương nghiệp:

Ngành thương nghiệp 2 năm tới phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc phục vụ đời sống nhân dân, nhất là 2 bữa ăn hàng ngày của người lao động, đồng thời phải thúc đẩy được sản xuất. Trước mắt, thực hiện các chỉ tiêu sau đây:

Dự kiến giá trị thu mua năm 1980 là 15 triệu đồng hàng, tư doanh tăng 35% so năm 1979, năm 1981 là 22.500.000 đồng tăng 50% so năm 1980.

Tăng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường có tổ chức, dự kiến năm 1980 đưa lên 40.800.000 đồng tăng 52% so năm 1979 trong này hợp tác xã tiêu thụ chiếm 50% tăng 15% so năm 1979, riêng thuốc y được 500.000 đồng tăng 73%. Năm 1981 dự kiến không tăng thuốc y dược.

Doanh số mua vào bán ra dự kiến năm 1980: mua vào 40 triệu, bán ra 44 triệu, trong này có hợp tác xã mua vào 20 triệu, bán ra 22 triệu đồng, gồm các mặt hàng nông sản phẩm và tiểu thủ công nghiệp, y dược đông tâyẶ

Phấn đấu đến năm 1980 giá trị hàng hoá thiết yếu bán cho mỗi hộ và nhân khẩu hàng tháng như sau:

- Hộ, bình quân 105 đồng, tăng 90% so năm 1979.

- Người bình quân 18 đồng.

Năm 1981: hộ bình quân 140 đồng, mỗi người bình quân 26 đồng tăng 40% so năm 1980.

Để hoàn thành nhiệm vụ trên, thương nghiệp phải làm tốt 5 công tác chính gồm có: cải tạo tiểu thương, quản lý thị trường, thu mua nắm nguồn hàng, cải tiến phương thức phân phối, xây dựng và kiện toàn mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa.

a) Cải tạo tiểu thương:

Chủ trương chung đối với thiểu thương là phảI cải tạo và chuyển phần lớn sang sản xuất, nhưng phải có thời gian lâu dài, có kế hoạch chu đáo và tiến hành từng bước, giải quyết lần lượt người trong gia đình và từng loại ngành hàng.

Những ngành hàng cần duy trì để phục vụ đời sống nhân dân thì phải sắp xếp tổ chức lại, cho họ đăng ký kinh doanh, Nhà nước quy định giá cả, thuế, khoanh thành khu vực buôn bán, tổ chức thành tổ mua bán theo từng ngành hàng, thương nghiệp quản lý chặt chẽ.

Đối với số người kinh doanh 3 ngành hàng (vải sợi, kim khí, điện máy, vật tư thiết bị phụ tùng) từng bước chuyển họ sang sản xuất theo điều kiện thích hợp. Riêng số người đầu cơ tích trữ, làm lũng đoạn thị trường, buôn hàng giả, phá chính sách, phải gấp rút xử lý chuyển họ sang sản xuất càng sớm càng tốt.

Đối với các mặt hàng phục vụ 2 bữa ăn như lương thực, rau, cá, thịt, chất đốtẶ trong khi Nhà nước chưa có điều kiện thu mua hết, phải cương quyết quản lý giá cả theo thời vụ, không để họ đầu cơ tích trữ bóp nghẹt đời sống nhân dân.

Kiên quyết giải toả lòng lề đường, không để buôn bán phức tạp gây mất trật tự, nếu cần thiết sẽ chọn nơi thích hợp để tập trung lại và quản lý chặt chẽ.

Không cho mở rộng nơi ăn uống công cộng tư nhân, triển khai mạng lưới kinh doanh ăn uống công cộng do Nhà nước quản lý đảm bảo chất lượng và phục vụ tốt, đối tượng phục vụ là những người làm việc ăn lương, công nhân, nông dân, nhân dân lao động ở các cơ sở sản xuất tập thể. Các hợp tác xã phường hạn chế kinh doanh ăn uống, để tập trung người, phương tiện, vốn liếng phục vụ nhu cầu đời sống thiết thực hàng ngày cho nhân dân, nhất là 2 bữa ăn.

b) Quản lý thị trường:

Trên cơ sở tổ chức đăng ký kinh doanh toàn bộ những buôn bán tự do qua các chính sách thuế, giá cả, tổ chức sắp xếp chợ, nắm chắc những người buôn đường dài cắt bỏ trung gian trao đổi hàng hoá lấy lời để lấy hàng tận gốc bán tận người tiêu dùng mà quản lý giá cả thị trường.

Tổ chức quản lý lại các chợ trong Quận, nhất là các chợ đầu mối như Xóm Củi, Rạch Ông.

Tăng cường bộ máy quản lý thị trường ở Quận, củng cố các Ban quản lý chợ, các đội kiểm soát kinh tế, các bộ phận quản lý thị trường ở phường, nhất là các phường có chợ, có đông người buôn bán để đảm bảo làm tốt công việc này.

Đối với các ngành dịch vụ sửa chữa cũng phải tổ chức quản lý và quy định giá cả cho phù hợp.

c) Thu mua nắm nguồn hàng:

Phải kết hợp chặt chẽ giữa việc đẩy mạnh sản xuất với việc tăng cường công tác lưu thông phân pjối, tổ chức việc thu mua, giao nộp, hợp đồng 2 chiều, huy động nguồn hàng vào tay Nhà nước ít nhất khoảng 70 –80%, như vậy mới có khả năng chi phối được thị trường và phục vụ đới sống nhân dân được. Đẩy mạnh việc tổ chức thu mua vật tư để cung ứng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Ngành thương nghiệp phải nắm các kế hoạch sản xuất và gia công của các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các tập đoàn, hợp tác xã nông nghiệp, cơ sở tư nhân thu mua các mặt hàng sản xuất ở địa phương phục vụ cho người tiêu dùng, hoặc quan hệ với các nơi khác trao đổi hàng hoá. Thu mua ở các tay thương lái đường dài.

Thương nghiệp cùng các ngành có liên quan như Công nghiệp, Liên hiệp xã, Nông nghiệp, Ngân hàng, Tài chính – Thuế – Giá cả kết hợp chặt chẽ, tiến hành đồng bộ để làm công việc này.

Phải đảm bảo tốt các chính sách về giá cả thu mua trên các nguyên tắc:

- Hàng nào Nhà nước cung cấp nguyên vật liệu đến đâu thì thu mua theo giá chỉ đạo đến đó. Cung cấp toàn bộ, cung cấp một phần, thu mua một phần.

- Hàng nào tự cung tự cấp thì mua theo giá thoả thuận. Trường hợp Nhà nước đưa hàng ra thu mua thì tính trên cơ sở hàng đổi hàng. Nếu người bán tính theo gía thị trường ngoài kế hoạch thì Nhà nước cũng tính theo giá thị trường ngoài kế hoạch, hoặc ngược lại.

Để đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu trên, ngành thương nghiệp phải củng cố các mạng lưới thu mua quốc doanh và hợp tác xã, giáo dục cán bộ nhân viên về quan điểm phục vụ nhân dân, thay vào những người ngay ngắn thật tình, có năng lực phục vụ đời sống quần chúng, đồng thời thường xuyên giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chịu khó chịu khổ vì lợi ích nhân dân, chống thói lười biếng, vô trách nhiệm, quan liêu, cửa quyền, tham ô, móc ngoặc v.vẶ

d) Về xây dựng tốt mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa:

Ngành thương nghiệp và cả ngành lương thực phải quán triệt 3 nhiệm vụ chủ yếu của mình và ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất và quản lý giá cả thị trường.

Muốn làm tốt 3 nhiệm vụ trên, mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa gồm quốc doanh và hợp tác xã phải được củng cố và kiện toàn vững mạnh, bảo đảm các khâu thu mua, gia công và lưu thông phân phối tốt để phục vụ đời sống nhân dân, như vậy có tác động trực tiếp trong việc đấu tranh, điều tiết để kéo giá thị trường ngoài kế hoạch xuống.

Sắp tới, ngành thương nghiệp quốc doanh sẽ tổ chức thành Công ty tổng hợp bán lẻ và kinh doanh (thu mua, gia công, phân phối và dịch vụ sửa chữa) tất cả các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho đời sống và sản xuất gồm bách hoá, lương thực thực phẩm, vải sợi, kim khí điện máy, vật liệu xây dựng, chất tốtẶ Mạng lưới kinh doanh bao gồm các cửa hàng bách hoá tổng hợp, vật liệu xây dựng, chất đốt, thực phẩm, ăn uống, các cửa hàng dịch vụ, sửa chữa, cơ sở sản xuất, chế biến, gia công, các trạm thu muaẶ Tuỳ nhu cầu phục vụ địa phương và tình hình hàng hoá mà tổ chức triển khai mạng lưới đến tận cơ sở cho phù hợp.

Đối với ngành thương nghiệp hợp tác xã, cần củng cố lại tổ chức từ Quận đến phường, đIều chỉnh lại phương thức kinh doanh cho phù hợp, đảm bảo là người nội trợ của nhân dân, người tiếp tay đắc lực cho thương nghiệp quốc doanh, góp phần vào việc đấu tranh quản lý thị trường ổn định giá cả.

Cung ứng vật tư tổ chức tốt mạng lưới thu mua nhằm khai thác triệt để nguồn nguyên vật liệu, phế phẩm tại địa phương. Giao kế hoạch cho các hợp tác xã tiêu thị phường thu mua giao nộp về Quận.

Ngoài ra tích cực quan hệ với các tỉnh hợp đồng để thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp của Quận.

Sẽ tổ chức từng khu vực mỗi cửa hàng trung tâm có bộ phận thu mua gia công cụ thể ký hợp đồng thu mua, gia công hoặc trao đổi hàng hoá.

Cần xây dựng một cửa hàng mẫu, dành riêng cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập thể và tư nhân đăng ký trưng bày, gửi bán hàng hoá. Thông qua đó mà thu mua và quản lý gía cả, giúp cơ sở sản xuất tiêu thụ hàng hoá, đồng thời trao đổi với các nơi khác.

Mạng lưới phục vụ lương thực cũng phải tổ chức lại cho hợp lý, bình quân 5.000 người phải có 1 tổ phục vụ lương thực. Cố gắng đưa lương thực nhanh chóng đến nhân dân lao động đúng tiêu chuẩn định lượng được cung cấp. Tổ chức gia công chế biến bột, có biện pháp kiểm tra lương thực chặt chẽ và tiết kiệm lương thực.

Trong tình hình vật giá cao, phường là nơi nắm chắc đời sống nhân dân hơn ai hết, cho nên các ngành thương nghiệp, lương thực, phải thực hiện tốt nguyên tắc quản lý theo ngành và quản lý lãnh thể. Ngành quản lý về chuyên môn, phường quản lý về con người và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước. Các mạng lưới phân phối thương nghiệp, các cửa hàng và tổ phục vụ lương thực ở phường nào phải tuyệt đối chịu sự lãnh đạo của cấp ủy phường đó. Các ngành chuyên môn thương nghiệp, lương thực phải kết hợp chặt chẽ với cấp ủy phường để củng cố và xây dựng mạng lưới của mình ngày càng tốt.

e) Cải tiến từng bước phương thức phân phối:

Dựa trên nguyên tắc công bằng hợp lý, phân phối theo lao động, ưu tiên cho các đối tượng theo quy định. Từ đây đến giữa năm 1980 phải giải quyết dứt điểm tình trạng phân phối bình quân.

Tập trung phân phối cho các đối tượng trong khu vực sản xuất (công nhân xí nghiệp, lao động tập thể, lao động cá thể có ký hợp đồng hoặc bán sản phẩm cho Nhà nước) cán bộ công nhân viên, gia đình thương binh liệt sĩ, bộ đội, hưu trí mất sức, thanh niên xung phong, những người già, người tàn tật hoặc những người ăn theo các thành phần nói trên bán theo giá chỉ đạo Nhà nước theo định lượng quy định. Ngoài ra, phân phối những mặt hàng ngoài tiêu chuẩn theo giá thương lượng, không bù lỗ.

Các đối tượng còn lại cũng sẽ phân phối theo giá chỉ đạo nhưng định lượng phải tuỳ thuộc vào khả năng hàng hoá mà bán theo giá thương lượng những mặt hàng do Quận thu mua, nhưng không bù lỗ.

Về lương thực:

Cũng phải dựa trên cơ sở mà phân phối. Ngoài ra đối với số hộ phi nông nghiệp, các hộ nông dân thiếu ăn, đồng bào kinh tế mới chạy về, Nhà nước cũng sẽ cung cấp lương thực tuỳ khả năng tiếp nhận được hàng tháng và trường hợp cụ thể sẽ bán theo giá cung cấp, hoặc giá không bù lỗ, bán cho vay hoặc cứu trợ đột xuất. Nhà nước không cung cấp bình quân lương thực thực phẩm, nhưng sẽ không để bất cứ người dân nào chết vì đói.

Các cấp uỷ, Uỷ ban, ban ngành, đoàn thể từ Quận đến phường phải phối hợp chặt chẽ, nắm chắc tình hình đời sống của từng hộ dân, xác định chính xác các đối tượng được phân phối lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng tháng, thường xuyên kiểm tra các mạng lưới phân phối, các tổ phục vụ, các cửa hàng, kho để chống các tệ nạn ăn cắp, cân thiếu, định lượng thiếu, phẩm chất xấu, không công bằng v.vẶ

Để hoàn thành các công tác trên, ngành thương nghiệp và lương thực kết hợp chặt chẽ với các cấp uỷ kiện toàn lại tổ chức bộ máy đủ mạnh từ Quận đến phường, nhất là các cửa hàng, tổ phục vụ lương thực, thương nghiệp hợp tác xã, xí nghiệp vật tư, công ty cấp 3. Chọn người có đạo đức phẩm chất, có quan điểm phục vụ đứng đắn, có năng lực, có ý thức tự lực tự cường bố trí làm công việc này. Giáo dục ý thức phục vụ tốt, chống tệ quan liêu cửa quyền, hách dịch, xem thường nhân dân, ăn xén, ăn bớt v.vẶ ở các mạng lưới phân phối.

4/ Về giao thông vận tải:

Ngành giao thông vận tải trong 2 năm tới phải phấn đấu bảo đảm vận chuyển kịp thời khối lượng lương thực thực phẩm, hàng hoá trong địa phương để phục vụ cho sản xuất và lưu thông phân phối, bảo đảm sự đi lại bình thường của nhân dân trong Quận.

Dự kiến khối lượng hàng hoá năm 1980 vận chuyển là 469.200 triệu và 4.738.500 tấn/km tăng 52% so năm 1979. Vận chuyển hành khách 12 triệu tấn tăng 22,40% so năm 1979 và 39.610.000 hk/km tăng 43% so năm 1979. Năm 1981 phấn đấu tăng 25% theo khối lượng vận chuyển năm 1980.

Để đảm bảo yêu cầu trên cần tiếp tục củng cố hợp tác xã xe, tàu nâng cao chất lượng quản lý các mặt, bảo đảm tuổi thọ đầu xe, có kế hoach bảo trì máy móc, tu bổ đúng định kỳ. Quản lý chặt chẽ vật tư xăng dầu và giá cả vận chuyển hành khách cũng như hàng hoá, đối tượng vận chuyển và tuyến đường phải tuyệt đối theo quy định của Nhà nước.

Riêng hợp tác xã vận tải đường sông cần mở rộng hoạt động đến các huyện, tỉnh bạn để góp sức giải quyết nhu cầu lưu thông phân phối vật tư hàng hoá của Quận với địa phương khác trên tuyến đường thuỷ.

Tình hình hiện nay đang gặp khó khăn về thiết bị phụ tùng thay thế, vật tư xăng dầu ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân, nên phải phát huy cao ý thức tự lực tự cường, chủ động giải quyết những khó khăn, sản xuất một phần phụ tùng thay thế, đắp vá vỏ ruột. Vì vậy, phải nâng cao chất lượng sửa chữa, chế biến, có kế hoạch sản xuất và chế biến phụ tùng cho hợp tác xã cơ khí, quan hệ xí nghiệp cơ khí để giải quyết một số phụ tùng cần thiết. Phấn đấu tự lực về phụ tùng và vỏ ruột đạt từ 30 – 50% nhu cầu của địa phương.

Về giao thông, cần phát động các phong trào an toàn giao thông, chống tăng giá vé, đi đôi với giáo dục lái xe, lái tàu có thái độ phục vụ tốt đối với hành khách, nghiêm trị tệ chèn ép bóc lột khách hàng, bảo đảm an toàn trong khâu vận chuyển.

Thường xuyên chú ý các bến bãi, nhất là bến xe Ký Thủ Ôn, giữ gìn trật tự trị an, ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực xảy ra ở bến bãi.

Ngoài ra, cũng phảI chú ý dặm vá, sửa chữa cầu đường, cống rãnh. Chú ý những nơi cống rãnh mất vệ sinh về mùa mưa ở khu vực đông dân. Vốn đầu tư cho công tác này trong 2 năm là 200.000 đồng.

5/ Nhà đất và xây dựng cơ bản:

Căn cứ vào phương hướng chung của Thành phố nên cần tập trung dứt điểm các công trình dở dang chuyển tiếp từ năm 1979. Năm 1980 tập trung cho các công trình mới phục vụ sản xuất, đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân.

Dự kiến 2 mục tiêu trọng tâm là xây dựng cơ bản phục vụ nông nghiệp (chủ yếu xây dựng cho tập đoàn và hợp tác xã nông nghiệp phường và xí nghiệp chăn nuôI quốc doanh của Quận). Xây dựng cơ bản phục vụ cho ngành giáo dục nhằm đủ trường lớp thu hút số học sinh gia tăng trong niên học 1980 – 1981. Xây dựng một số công trình sản xuất vật liệu xây dựng như lò nung vôi, hoàn chỉnh xí nghiệp gạch ngói, mì sợi và một số công trình phục vụ cho sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao, y tế xã hội, sửa chữa trường Đảng, sửa chữa nhà dân và các cơ quan xí nghiệp, trường học, kho tàng v.vẶ với số vốn đầu tư là 6.828.000 đồng.

Năm 1981 dựa trên cơ sở năm 1980 mà tiếp tục đầu tư xây dựng, tuỳ theo tình hình thực tế ở Quận, nhất là trong lĩnh vực sản xuất đời sống mà có kế hoạch cụ thể.

Phải có kế hoạch cụ thể sửa chữa nhà trong diện quản lý, chú ý số nhà bị hư hỏng nặng, giải toả một số nhà ổ chuột mất vệ sinh, giải quyết một số nơi công nhân lao động chưa có nhà ở. Xây dựng thêm hố xí công cộng, thiết kế thêm vòi nước, sửa chữa ống nước ở các khu vực đông dân như Xóm Củi, Hưng Phú, Rạch Ông v.vẶ

B. Sắp xếp bố trí lạI lực lượng lao động, giảI quyết công việc làm:

Hai năm tới, vấn đề phân bố lại dân cư, bố trí lại lực lượng lao động, giải quyết công ăn việc làm là một công tác cấp bách và cần thiết. Cho nên, sau tổng đIều tra dân số tháng 10-1979 phải tiến hành kê khai dân số và lao động cho từng hộ, trên cơ sở đó quy hoạch lại dân số cho từng phường và toàn Quận, nắm chắc số lượng và chất lượng lao động, phân loại ngành nghề cụ thể để có hướng sử dụng thích ứng.

Ưu tiên cho 2 khu vực quốc phòng và sản xuất. Ngoài số người phân bổ cho lực lượng quốc phòng, số còn lại tập trung vào khu vực sản xuất để làm ra nhiều hàng hoá phục vụ cho đời sống nhân dân, đồng thời tạo thêm cơ sở vật chất cho hiện tại và phát triển thêm cho những năm kế tiếp.

Cuối năm 1981 phải bảo đảm mọi người trong độ tuổi lao động, có sức lao động đều có công việc làm, chấm dứt cơ bản tình trạng không có công ăn việc làm.

Thực hiện tốt các chính sách đã được quy định đối với người lao động cả 2 mặt về nghĩa vụ và quyền lợi, bảo đảm động viên tăng gia sản xuất, bồi dưỡng sức lao động để tận dụng hết khả năng lao động, có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao đi đôi với cưỡng bức lao động, cưỡng bức cư trú đối với những đối tượng cần thiết.

Thu gom số người lang thang không có công ănviệc làm, cư trú bất hợp pháp, ở kinh tế mới chạy về (có hơn 2.500 người). Ban Khai hoang Sản xuất kết hợp với Công an Quận và phường lên danh sách từng hộ, xét từng hoàn cảnh, phân loại để vận động họ trở về vùng kinh tế mới nơi họ bỏ đi, đi hồi hương, hoặc đi các vùng kinh tế mới miền Tây theo kế hoạch của Thành phố. Cần nắm chắc lực lượng lao động, nghề nghiệp, khả năng lao động của họ để bố trí hợp tình hợp lý.

Về giải quyết công ăn việc làm:

Hiện nay, số người chưa có công ăn việc làm hoặc làm nghề bấp bênh, số nội trợ, buôn bán có khoảng 10.000 người. Cần gấp rút phân loại và sắp xếp theo chiều hướng:

- Đối với số chưa có việc làm nhưng không có nghề nghiệp chuyên môn giỏi, gom lại thành lập các đội lao động thủ công chuyên nghiệp để đi khai hoang, trồng trọt ở các nông trường, lâm trường như: Lê Minh Xuân, Củ Chi, Lòng Hồ, Duyên Hải dựa theo kế hoạch của Thành phố mà phân bổ lực lượng lao động. Riêng khu vực Lòng Hồ ngoài việc giải quyết việc làm còn giải quyết được nguồn vật liệu xây dựng, chất đốt, nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp, nên ta phải hết sức quan tâm. Củng cố lại tổ chức khung cán bộ lãnh đạo và quản lý khu vực này. Chọn người liêm chính, có năng lực vào làm mới thu đạt được kết quả.

Cần nghiên cứu kỹ về chế độ chính sách thù lao cho họ, coi như một công nhân chuyên nghiệp, bảo đảm thu nhập đủ sống và tái sản xuất lao động.

- Đối với những người chưa có công vịêc làm nhưng có chuyên môn, tay nghề giỏi cần phân loại từng ngành nghề để tuyển lao động cho các ngành ở Trung ương, Thành phố và các cơ sở sản xuất của Quận.

Phát triển thêm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp theo khả năng của địa phương để nâng cao đời sống của nhân dân, tăng thu nhập thêm cho gia đình những người lao động. Cần nghiên cứu phát triển thêm những ngành nghề phụ tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi gia đình phù hợp với khả năng sẵn có của Quận như các ngành đay, lác, làm giấy, vàng bạc xuất khẩu, làm guốc, đồ nhựa v.vẶ để thu hút lao động phụ cho các gia đình nhất là các gia đình thuộc diện chính sách.

- Cưỡng bức lao động và cưỡng bức cư trú tập trung các đối tượng cần cưỡng bức. Hiên nay toàn Quận có khoảng 1.500 đối tượng loại 3, 4 và các loại tệ nạn xã hội. Phải lên danh sách và đưa đi lao động cải tạo.

Cưỡng bức cư trú tập trung đối với số đối tượng cần thiết theo quy định của Thành phố.

Biện pháp cơ bản là ở mỗi phường, sau khi tiến hành tổng điều tra dân số cần phải lên danh sách trích ngang về lý lịch, phân loại và quản lý lao động, trước hết là quản lý cho được thanh niên chia thành các loại: nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên, thanh niên xung phong, đội lao động chuyên nghiệp, có tay nghề giỏi, cưỡng bức lao động, cải tạo lao động tập trung v.vẶ Qua đó thực hiện phân bổ lao động mới đúng đối tượng và giải quyết được triệt để.

Trại cải tạo Duyên Hải phải có kế hoạch để chuẩn bị thu nhận thêm lao động, đồng thời phải có hướng phấn đấu tự lực được một phần lớn để giảm chi phí cho Nhà nước.

Hoàn thành được nhiệm vụ trên, chúng ta giải quyết được công việc làm cho hơn 10.000 người, tăng thêm thu nhập cho nhân dân, ngoài ra còn bố trí được dân cư hợp lý, giải quyết được một phần nguyên vật liệu cho sản xuất, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, ổn định và bảo đảm đời sống, góp phần vào việc tăng cường bảo vệ an ninh trật tự xã hội.

C. Một số biện pháp chung về chỉ đạo tổ chức thực hịên:

1/ Cải tiến tổ chức và quản lý kinh tế:

Công tác tổ chức và quản lý kinh tế phải có sự chuyển biến thật mạnh mẽ, tích cực, cải tiến để phù hợp với tình hình mới và đưa nhanh công tác quản lý kinh tế vào nề nếp.

Cần có biện pháp cụ thể trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp uỷ chính quyên, các ban ngành quản lý kinh tế bằng cách phân công, phân câp, phân nhiệm rõ ràng, bảo đảm bộ máy các ngành các cấp gọn nhẹ nhưng có hiệu lực. Phải nêu cao tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa cùng nhau vì lợi ích chung mà phát huy sức mạnh tổng hợp. Mọi chủ trương đều phải có sự đóng góp đồng bộ và tích cực của các ngành các cấp từ Quận đến phường, chống lối làm ăn cục bộ, địa phương, làm khó dễ lẫn nhau, cuối cùng gây thiệt hại lợi ích cách mạng. Cần chú ý coi trọng việc đào tạo cán bộ quản lý kinh tế. Tăng cường cán bộ cơ sở để có đủ sức thực hiện nhiệm vụ phát triển và đẩy mạnh sản xuất.

Trong lãnh đạo chỉ đạo cần quán triệt quan điểm vừa đẩy mạnh và phát triển sản xuất kết hợp chặt với công tác an ninh và quốc phòng .

2/ Tăng cường công tác kế hoạch hoá:

Muốn làm tốt công tác kế hoạch hoá, trước hết phải thực hiện việc phân công phân cấp quản lý rõ ràng. Phải có kế hoạch phân công phân cấp cụ thể giữa Quận và phường, như vậy mới có cơ sở xây dựng kế hoạch được.

Kế hoạch phải được xây dựng từ dưới lên trên, kết hợp với sự góp ý chỉ đạo của trên, phải có sự quan hệ giữa ngành và địa phương mới khắc phục được tình trạng chèo kéo không thống nhất trong việc xây dựng kế hoạch như từ trước đến nay.

Từng ngành trong Quận, trước nhất là các ngành kinh tế phải có quy hoạch phát triển của ngành mình. Mỗi phường phải lên quy hoạch toàn diện về đất đai, dân số, nhà cửa, lao động, sản xuất, lưu thông phân phối, văn hoá giáo dục Ặ Dựa vào quy hoạch này mà có kế hoạch phát triển đúng hướng.

3/ Về việc thực hiện các chính sách đòn bẩy kinh tế:

a) Tiền mặt và tín dụng:

Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết 6 và Nghị quyết Đại hội kỳ này, kết hợp với sự chỉ đạo của Ngân hàng Thành phố mà đề ra kế hoạch tiền mặt và tín dụng phù hợp, nhất là bảo đảm cho đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống cho nhân dân.

Tình hình hiện nay không thể cân đối được thu chi tiền mặt, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Ngân hàng cần xem xét sử dụng chính sách tiền tệ phù hợp không để ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Một mặt đẩy mạnh thu, nhưng cũng phải mạnh dạn chi theo phương hướng kế hoạch của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hăng hái sản xuất, làm nhiều hưởng nhiều, đồng thời Nhà nước thu mau được nguồn hàng.

Về tín dụng 2 năm 1980 – 1981 tập trung vào 2 khu vực tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp Quận.

Về tư tưởng phảI nêu cao tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, quan đIểm phục vụ lợi ích cách mạng trong tình hình mới, đai sâu sát cơ sở để am hiểu tình hình sản xuất hầu có biện pháp tích cực giúp đỡ.

b) TàI chánh – Thuế – Vật giá:

Hai năm tới cần xây dựng ngân sách cho Quận một cách toàn diện, bảo đảm phát triển được sản xuất, kinh doanh và hành chánh sự nghiệp hoạt động đều. Quản lý và sử dụng tàI sản xã hội chủ nghĩa đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Đẩy mạnh hoạt động ngành thuế sâu sát cơ sở, khuyến khích sản xuất phát triển.

Dự kiến thu tàI chánh năm 1980 đạt 5.500.000 đồng, năm 1981 phấn đấu tăng 15%. Chú ý nhiều nhất khu vực thương nghiệp và dịch vụ tư nhân, đI sâu vào các đơn vị xí nghiệp kinh doanh nắm chắc tính toán thành giá sản phẩm để quản lý và thu tốt. Tăng cường kiểm tra chế độ thu chi tàI chánh đối với các ngành các cấp, giúp đỡ các nơI này đI vào chế độ hạch toán kinh tế của Nhà nước.

Về vật giá, thực hiện đúng chính sách giá cả để làm đòn bẩy cho sản xuất, đIều tiết được lưu thông phân phối, Nhà nước làm chủ được thị trường, nắm được nguồn hàng.

c) Về lao động và tiền lương:

GiảI quyết tốt về trợ cấp đặc biệt cho những người có mức lương thấp để giảm bớt khóp khăn về đời sống. áp dụng chế độ phân phối theo lao động, trả lương theo sản phẩm và các chính sách về lương bổng để khuyến khích tăng năng suất.

Thực hiện chế độ chấm công lao động hàng ngày, chất lượng ngày công, giờ công và bảo đảm quản lý chặt chẽ.

Chấp hành tốt chủ trương về nâng bậc lương năm 1979 và cảI tiến chế độ tiền lương trong các năm sắp tới.

D. Công tác tư tưởng và văn hoá:

Yêu cầu của công tác tư tưởng hiện nay là làm thông suốt trong quần chúng nhân dân nhiệm vụ chính trị của địa phương trong tình hình mới, tập trung vào 3 vấn đề chủ yếu là:

- Phát huy ý thức tự lực tự cường, khắc phục những khó khăn đẩy mạnh sản xuất, ổn định và bảo đảm đời sống.

- Tăng cường quốc phòng và an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Thành phố.

- Kiên quyết đấu tranh loạI trừ những hiện tượng tiêu cực trong nôI bộ và ngoàI xã hội, nhất là tệ ăn cắp, hối lộ, ức hiếp dân.

Đồng thời kết hợp với việc giáo dục cơ bản thường xuyên về chủ nghĩa xã hội, giảI đáp cho quần chúng hiểu rõ tính chấy phức tạp của những bước đI ban đầu trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội và những khó khăn của đất nước do âm mưu phá hoạI của bọ bành trường Bắc Kinh kết hợp với đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ. Đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, xác định lập trường quan đIểm trong cuộc đấu tranh giữa 2 con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

Làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức tư tưởng nhân dân về tình hình đất nước có chiến tranh, kinh tế đời sống khó khăn, xã hội còn phức tạp do chính sách thực dân mới của Mỹ để lạI, qua đó mọi người đều xác định trách nhiệm to lớn của mình đối với Tổ quốc và nhân dân mà nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức làm chủ trong lao động sản xuất, đấu tranh khắc phục những mặt tiêu cực và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cùng với Thành phố làm tốt nhiệm vụ hậu phương lớn của cả nước.

Kịp thời chống lạI những nhận thức tư tưởng sai lầm về đánh giá tình hình, về đường lối chính sách của Đảng, về biện pháp giảI quyết những mặt tióch cực trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Đập tan những luận đIửu thù địch, những quan đIểm chính trị và tư tưởng phản động của kẻ địch và phần tử xấu.

Nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng là:

ĐI sâu giáo dục từng giới từng thành phần trong xã hội, nghiêm chỉnh thực hiện lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng và lệnh tổng động viên. Neu cao lòng tự hào dân tộc, phát huy cao độ ý chí Ỏkhông có gì quý hơn độc lập tự doÕ, tinh thần tự lực tự cường, truyền thống cách mạng của nhân dân Thành phố, nhân dân Quận 8, không sợ hy sinh gian khổ, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng ở quần chúng, tin tưởng ở sức mình mà quyết chiến quyết thắng.

Phát động quần chúng thi đua sôI nổi và liên tục trong lao động sản xuất, khai thác mọi khả năng tiềm tàng ở địa phương về lao động, về đất đai, thiết bị, nguyên liệu, làm ra nhiều lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, nhằm ổn định bảo đảm đời sống nhân dân.

ĐI đôI với việc phổ biến các chủ trương Nghị quyết củ Đảng, lần này phảI làm quán triệt trong toàn Đảng, toàn dân những nhận định về chủ trương lớn của Nghị quyết 6 Trung ương, Nghị quyết 9 Thành uỷ. Khẳng định sự đúng đắn của đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, đường lối phát triển kinh tế của Nghị quyết Đại hội 4. Khẳng định những thành quả cách mạng to lớn đã đạt được trên cơ sở dường lối đúng đắn ấy, đồng thời chỉ rõ những khó khăn của ta trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước có nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, bị chiến tranh lâu dàI tàn phá, với hậu quả của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Qua đó chống lạI tháI độ hoàI nghi trước những thắng lợi, bi quan trước những khó khăn tất yếu và tạm thời. Phê phán những hiện tượng chủ quan bảo thủ, không chịu sửa chữa sai sót, ngăn ngừa những nhận thức lệch lạc có thê xảy ra khi thực hiện chính sách mới. Làm cho mọi người hiểu rõ và làm đúng đường lối chủ trương của Đảng trong quản lý kinh tế và quản lý xã hội.

Phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước chống ngoạI xâm, ý chí sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, tinh thần quốc tế vô sản bảo vệ Lào và Cam puchia, sẵn sàng đánh thắng bọn bành trướng xâm lược, trước mắt bảo vệ tốt an ninh chính trị và trật tự xã hội ở địa phương đập tan những âm mưu đánh phá của kẻ địch ở Thành phố. Phê phán nghiêm khắc những hiện tượng giảm nhiệt tình cách mạng, cầu an, ngạI khó, ngạI khổ, bàng quan vô trách nhiệm hoặc chủ quan khinh địch, mất cảnh giác v.vẶ Kịp thời đập tan mọi luận đIửu chiến tranh tâm lý của kẻ địch.

Chuyển tư tưởng cán bộ đảng viên, quần chúng chỉa mũi nhọn căm thù vào dich, bọn xấu, bọn lưu manh, bóc lột, gian thương đầu cơ tích trữ thao túng thị trường v.vẶ Phát động quần chúng trấn áp chống bọn này.

Phát động phong trào quần chúng trong nội bộ ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối, các cơ quan xí nghiệp, chính quyền, công an,quân sự và ngoàI quần chúng rộng rãI đấu tranh chống những tiêu cực như ăn cắp, tham ô, hối lộ, ức hiếp dân, vi phạm quyền làm chủ tập thể, vi phạm các chủ trương chính sách của Nhà nước. Có khắc phục được những hiện tượng xấu kể trên thì mới phát huy đươch quyềnlàm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân, bồi dưỡng khí thế cách mạng và lòng tin của quần chúng đối với Đảng, đối với cách mạng.

PhảI kết hợp phong trào quần chúng với việc giáo dục rèn luyện cán bộ đảng viên, kết hợp kỷ luật với pháp luật Nhà nước, nghiêm trị những kẻ phạm pháp, thay đổi những cán bộ suy thoáI, làm cho các tổ chức Đảng, chính quyền trong sạch, có năng lực và tổ chức thực hiện, được quần chúng tín nhiệm.

Thông qua đoàn thể làm nòng cốt, lấy đơn vị tổ đoàn thể, tập đoàn, hợp tác xã, tổ hợp sản xuất, cơ quan, xí nghiệp, trường học, lực lượng võ trang, tổ dân phố v.vẶ làm đơn vị cơ sở để phát động thi đua, nêu gương người tốt việc tốt, có chính sách biểu dương khen thưởng thích đáng, xây dựng đIển hình, nhân đIển hình để động viên phong trào. Lờy quần chúng tích cực giáo dục người tiêu cực, đưa ra tập thể phê phán những người lạc hậu, trừng trị bọn xấu, vi phạm pháp luật, phá hoạI chủ trương chính sách Nhà nước.

Tăng cường và lãnh đạo tốt đội ngũ báo cáo viên để bảo đảm triển khai các chủ trương Nghị quyết của Đảng nhanh chóng. Văn hoá thông tin kết hợp tuyên truyền vận độngbằng mọi hình thức báo chí, truyền thanh, văn nghệ quần chúng, tranh ảnh, triển lãmẶ để cổ vũ phong trào.

Vấn đề giáo dục và bảo vệ bà mẹ trẻ em:

Căn cứ theo Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về cảI cách giáo dục và dựa tren cơ sở nội dung công tác tư tưởng nói trên, Nhà trường tiếp tục củng cố lạI khu vực mình cho phù hợp với tình hình mới. Giáo dục học sinh và giáo viên xác định lạI mục đích học tập và giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng về chính trị, về công tác chuyên môn và học tập ở nhà trường. Thực hiện tốt phương châm Ỏhọc đI đôI với hành, giáo dục đI đôI với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hộiÕ nhằm đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa toàn diện để kế tục sự nghiệp cách mạng sau này.

Tăng cường công tác chính trị tư tưởng trong trường học quán triệt tình hình và nhiệm vụ mới. Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, bảo đảm truyền đạt cho học sinh có kiến thức vững và đúng đường lối chủ trương chính sách của Đảng. Rèn luyện cho học sinh có ý thức làm chủ tập thể, tinh thần tổ chức kỷ luật, hăng say học tập. Kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội chặt chẽ, gắn liền giữa học tập và lao động sản xuất, luyện tập quân sự, tăng cường thể lực, nhằm làm cho môI trường giáo dục thế hệ trẻ có tác dụng tốt trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời rèn luyệ thanh thiếu niên có ý thức sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Chống mọi biểu hiện tư tưởng văn hoá nô dịch của chủ nghĩa thực dân mới, quét sạch các hiện tượng tâm lý xuyên tạc chủ trương chính sách ở nhà trường.

Phát huy vai trò các tổ chức quần chúng nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản, Đội Thiếu niên Tiền phong để đảm bảo quyền làm chủ tập thể trong việc học tập, giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý nhà trường, phát huy tính chủ động sáng tạo của các em học sinh.

Về bổ túc văn hoá:

Thường xuyên vận động dẻ duy trì phong trào bổ túc văn hoá, làm cho mọi người thấy được lợi ích của việc nâng cao trình độ văn hoá gắn liền với 3 cuôch cách mạng. Đảng viên phảI gương mẫu trong học tập bổ túc văn hoá, bảo đảm mỗi năm đều lên lớp. Phấn đấu đến năm 1981 phổ cập cấp I cho nhân dân lao động, phổ cập cấp II cho cán bộ chủ chốt ở phường và cán bộ Quận.

Kiên quyết thực hiện kế hoạch cử cán bộ và chọn thanh niên ưu tú đI học các trường bổ túc văn hoá tập trung ở Quận, bảo đảm chỉ tiêu số lượng các loạI học viên 2/3 trong biên chế, 1/3 ngoàI biên chế, dành ưu tiên cho gia đìng lao động nghèo thuộc diện chính sách không đI học nổi.

Về giáo dục phổ thông:

Đào tạo thêm nhiều cô nuôI dạy trẻ và giáo viên chuyên môn vững về nghiệp vụ, tốt về ý thức trách nhiệm. Củng cố và phấn đâú đến năm 1980 mở thêm 50 nhà trẻ, ưu tiên nhận con cán bộ công nhân viên, công nhân xí nghiệp, các tập đoàn sản xuất, các hợp tác xã và tổ hợp sản xuất. Quản lý nhà trẻ UNICEF ttổ chức bộ máy tốt để bảo đảm chăm sóc các cháu.

Cố gắng nhận 60% trẻ trở lên trong độ tuổi 3 – 5 vào học các trường mẫu giáo. Tổ chức thêm nhiều lớp học mẫu giáo bán trú cho các cháu. Đưa 90% số trẻ 6 tuổi được vào học lớp 1. Huy động số trẻ em từ 7 – 11 tuổi thất học đưa vào lớp 1 và các lớp khác của cấp I. Đặc biệt, tạo mọi đIều kiện cho trẻ em nghèo được đI học.

Xây dựng thêm một số phòng học mới khoảng từ 80 – 100 phòng (hoặc cảI tạo nhà) ở các phường có đông dân lao động. Tu chỉnh sửa chữa lạI trường lớp, trang thiết bị, phương tiện dụng cụ đã hư hỏng để bảo đảm cho học tập và giảng dạy có kết quả tốt. Củng cố và tăng cường đội ngũ giáo viên về chất lượng và số lượng để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

Nghiên cứu sắp xếp trường lớp nhanh chóng để giảI toả ca trưa .

Để góp phần trong việc xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật sau này, cần nhanh chóng xây dựng và quản lý tốt trường vừa học vừa làm kịp thời đsap ứng yêu cầu đào tạo cho năm 1980 trở về sau. Mặt khác phảI đưa lao động sản xuất vào nhà trường, huy động giáo viên và học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 tham gia.

Tăng cường quản lý và chăm sóc tốt đời sống vật chất tinh thần, sức khoẻ cho đội ngũ giáo viên các loạI và cán bộ quản lý. Tăng cường công tác phát triển Đảng, Đoàn trong đội ngũ giáo viên, phấn đấu năm 1981 mỗi trường phổ thông có đảng viên.

Văn hoá văn nghệ:

Nội dung phảI phản ánh được các mặt sinh hoạt và bản chất của cuộc đấu trnh giai cấp kết hợp với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bành trướng xâm lược Bắc Kinh, đồng thời phảI quán triệt nhiệm vụ chính trị hiện nay gồm 4 vấn đề chính là: đẩy mạnh sản xuất, ổn định và bảo đảm đời sống, tăng cường an ninh và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh chống các mặt tiêu cực trong nội bộ và ngoàI xã hội, giảI quyết những vướng mắc về tư tưởng.

Phát huy lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước chống ngoạI xâm, đề cao những nhân tố mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, những hành động ngoan cường trong chiến đấu chống xâm lược và trong lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội. GiảI quyết những tồn tạI tiêu cực của nền văn hoá nô dịch do chế độ thực dân mới để lạI, bàI trừ mê tín dị đoan và các phong tục tập quán lạc hậu.

Phát động mạnh mẽ một phong trào văn nghệ quần chúng, yừng phường, cơ quan, đơn vị xây dựng đội ngũ văn nghệ có chất lượng để làm nòng cốt cho phong trào. Đẩy mạnh sinh hoạt câu lạc bộ, xây dựng hoàn chỉnh nhà thông tin, nhà văn hoá, thư viện, câu lạc bộ, nhà bảo tồn, bảo tàng của Quận.

NgoàI ra, cần chỉnh trang lạI bộ mặt đường phố phù hợp với nếp sống văn hoá mới, tu chỉnh lạI bảng hiệu của Nhà nước, tập thể và tư nhân.

Y tế - Thể dục thể thao:

PhảI làm 2 nhiệm vụ: Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của ngành đồng thời phảI chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu trong thời chiến. Đối với nhiệm vụ thường xuyên phảI đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh áp dụng chặt chẽ các quy chế về vệ sinh, vệ sinh công cộng, vệ sinh trong lao động sản xuất, vệ sinh gia đình, trong thực phẩm ăn uống, trường học, nhà trọ, mẫu giáoẶ Duy trì nề nếp vệ sinh hàng tuàn trong khu vực Nhà nước và ngoàI nhân dân. Tăng cường tiêm phòng, luôn theo dõi phát hiện bao vây kịp thời dập tắt các ổ dịch. Đặc biệt quan tâm các khu lao động ven sông sìnầy nước đọng, nhà cửa chen chúc mất vệ sinh, các khu nhà ổ chuột, các khu vực sản xuất công nghiệp hoá chất gây ô nhiễm. Phấn đấu đếm năm 1981 giảI quyết về cơ bản tệ nạn cầu tiêu van sông. Y tế – Nhà đất – Công trình công cộng, các đoàn thể kết hợp giảI quyết công việc này.

Tiếp tục củng cố mạng lưới y tế ở phường, giáo dục về tinh thần trách nhiệm , phục vụ huấn luyện về chuyên môn cho nhân viên có đủ khả năng tiêm phòng và chữa trị các loạI bnệnh thông thường, bảo đảm lúc nào có bệnh là có người chăm sóc. Củng cố các tủ thốc dân lập, bảo đảm có đủ thuốc chữa trị các loạI bệnh thông thường, chống tham ô lãng phí.

Củng cố và mở rộng các trạm xá và bệnh viện. Thực hiện mỗi khu vực 1 nhà hộ sinh để bảo đảm trị bệnh và phục vụ sinh đẻ cho nhân dân. Phát động phong trào quần chúng trồng và sử dụng cây thuốc Nam. Mỗi gia đình phấn đấu trồng các loạI thuốc thông thường. Y tế khuyến khích nghiên cứu tìm giống và làm nòng cốt cho phong trào sản xuất các loạI thuốc đông y thông thường tự cung tự cấp cho nhân dân. Hợp đồng trồng cây thuốc nam để tăng thêm nguồn dược liệu trong Quận. Trong phương pháp trị liệu cần nắm vững quan đIểm đông tây y kết hợp. Quản lý đội ngũ y tế tư, lãnh đạo giá cả rị bệnh.

Tích cực vận động sinh đẻ có kế hoạch, giảm tỷ lệ tăng dân số xuống còn 2% mỗi năm. Quản lý tốt thai sản đI đôI với chăm sóc phòng và chữa bệnh phụ nữ.

Trong chiến tranh, y tế phảI đáp ứng được các yêu cầu như tảI thương, cứu thương, cấp cứu, sơ tán, chôn cất, phòng bệnh, phòng dịch v.vẶ Tất cả các mạng lưới y tế từ Quận đến phường phảI chuẩ bị sẵn sàng cơ sở vật chất, phương tiện chuyên môn, thuốc men, huấn luyện cán bộ nhân viên để khi cần thiết giảI quyết được các công việc cấp bách theo yêu cầu.

Gâps rút phát triển thêm đội ngũ Hội Chữ thập đỏ, phấn đấu mỗi gia đình phảI có 1 hội viên, đI đôI với nâng cao chất lượng về chính trị và chuiyên môn, quân sự hoá tổ chức này để tăng thêm sức đóng góp vào sự nghiệp y tế xã hội; đồng thời khi có chiến tranh, đội ngũ này sẽ là những chiến sĩ xung kích làm các công việc vừa chuyên môn vừa xã hội và phục vụ chiến đấu.

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao và chuyển hướng thể thao quốc phòng trong nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên ở các trường học, xí nghiệp, cơ quan, đơn vị. Bảo đảm duy trì thể dục thể thao buổi sáng nhằm rèn luyện thân thể có sức khoẻ để lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng các cơ sở thể dục thể thao ở phường và các phong trào thể thao đIũn kinh, các đội bóng, đI đôI với bồi dưỡng huấn luyện viên để bảo đảm mở rộng và nâng cao phong trào.

Thương binh xã hội:

PhảI phát huy hết chức năng của ngành trong khi đất nướccó chiến tranh, phảI thực hiện thật chu đáo chính sách hậu phương quân đội đối với các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình bộ đội, có công với cách mạng, thanh niên xung phong, gia đình có người đI ra phía trước. Tổ chức quản lý và thực hiện chính sách đối với cán bộ về hưu, quân nhân phục viên, chuyển ngành, di đôI với việc giúp đỡ các gia đình nghèo, trẻ mồ côI , già neo đơn, tàn tật, nạn nhân chế độ cũ v.vẶ Phát động phong trào quần chúng rộng rãI tham gia thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ, chính sách hậu phương quân đội. Tích cực giảI quyết công việc làm thích hợp cho các đối tượng thuộc diện chính sách.

Cùng với các ngành có liên quan (Y tế, Công an, đoàn thể) giảI quyết không để phát triển các tệ nạn xã hội ăn xin.

Phát động phong trào Ỏngười công dân kiểu mẫuÕ, Ỏgia đình cách mạng gương mẫuÕ, động viên tất cả thương binh và gia đình liệt sĩ hưu trí, gia đình cách mạng, quân nhân phục viên v.vẶ đăng ký 100%. Động vien quần chúng tham gia phong trào Ỏlàm theo lời BácÕ.

Cùng với các ngành có liên quan (Công an, y tế, đoàn thể) giảI quyết không để phát triển các tệ nạn xã hội ăn xin, xì ke, bụi đời, gáI đIừm. Tập trung cảI tạo lao động đối với số đối tượng chuyên nghiệp, giáo dục cảI tạo tạI chỗ đối với số thường. Cứu trợ các gia đình mất sức lao động ko ai nuôI dưỡng, không để bị đói, bảo đảm đúng đối tượng, đúng chính sách.

Phấn đấu trong đầu năm 1980 hoàn thành bia kỷ niệm ở phường 22.

E. Công tác dân vận - Mặt trận:

Yêu cầu của công tác dân vận - Mặt trận là tạo một sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong các tầng ớp nhân dân về tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới. Từ đó dấy lên một phong trào cách mạng liên tục và sâu rộng hưởng ứng lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng, cùng với Thành phố làm tốt nhiệm vụ hậu phương và nghĩa vụ quốc tế.

Vận động các tầng lớp nhân dân phát huy ý thức tự lực tự cường, tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa và truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân Thành phố để thực hiện tốt 3 nhiệm vụ trung tâm do Nghị quyết 6 Trung ương và Nghị quyết 9 Thành uỷ đề ra là: đẩy mạnh sản xuấtổn định và bảo đảm đời sống, tăng cường an ninh và quốc phòng, đấu tranh chống các mặt tiêu cực trong quản lý kinh tế và xã hội, trong nội bộ và ngoàI quần chúng, nhất là tệ tham ô, hối lộ, ăn cắp và ức hiếp dân; đồng thời xây dựng củng cố lạI tổ chức từ Quận dến cơ sở.

Xây dựng chế độ làm chủ tập thể, ý thức nghĩa vụ và quyền lợi của công dân, nâng cao năng lực và tạo đIều kiện cho nhân dân làm chủ tập thể đến tận tổ dân phố.

PhảI xây dựng được cơ sởở những nơI trọng đIểm người Hoa, Thiên chúa giáo, phảI có những nòng cốt người Hoa và giáo dân ở 2 khu vực này. PhảI có người Việt làm công tác Hoa vận, đảng viên vững vàng làm công tác tôn giáo vận.

GiảI quyết những tư tưởng băn khoăn lo lắng trước khó khăn về đời sống và chiến tranh, những nhạn thức lệch lạc, nhất là trong các tầng lớp trung gian, trí thức, tôn giáo, dân tộcẶ

Nêu cao hơn nữa vai trò dân vận - Mặt trận, phát huy hơn nữa chức năng của đoàn thể trong mọi lĩnh vực hoạt động.

Từng giới, từng đoàn thể, ngoàI nhiệm vụ chung nêu trên, cóp những nhiệm vụ cụ thê riêng của mình như sau:

1/ Đối với công nhân:

Trong thời gian tới phảI tập trung giáo dục sâu hơn về vai trò tiên phong lãnh đạo của giai cấp mình trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ toàn vẹn đất nước. Từ đó, đưa phong trào công nhân lên cao và có chất lượng hơn, xứng đáng với vị trí của giai cấp công nhân, đủ sức làm nòng cốt lãnh đạo phong trào chung của các giới khác.

Cần tạo ra một cao trào thi đua lao động sản xuất , thực hành tiết kiệm, cảI tiến kỹ thuật, khắc phục khó khăn về nguyên vật liệu và phụ tùng thay thế, thực hiện vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1980 – 1981, quân sự hoá đội ngũ, sẵn sàng bảo vệ nhà máy, xí nghiệp khi có chiến tranh xảy ra và sẵn sàng làm các công việc cần thiết khi tiền tuyến kêu gọi.

Công đoàn tổ chức lãnh đạo tốt các phong trào này bằng cách giáo dục thường xuyên, nâng cao giác ngộ cách mạng, phát huy ý thức làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa trong việc quản lý sản xuất, quản lý nguyên vật liệu và bảo vệ tàI sản xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, phảI lo bảo đảm những quyền lợi chính đáng của công nhân, cảI thiện đời sống, bảo đảm mối quan hệ tốt và dân chủ giữa công nhân và Ban giám đốc.

Đối với công nhân người Hoa cần giáo dục sâu về ý thức giai cấp, xây dựng ý chí căm thù bọn bành trướng Bắc Kinh là kẻ phản bội giai cấp, phản bội sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung quốc, cấu kết với đế quốc Mỹ phá hoạI sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân. Phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc trong 2 cuộc kháng chiến. Qua đó ổn định lạI tư tưởng để họ tiếp tục tăng gia sản xuất.

Công đoàn có kế hoạch củng cố tổ chức từ Quận cho đến tận cơ sở đủ mạnh để lãnh đạo giai cấp công nhân trong tình hình cách mạng mới, đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên từ đây đến đầu năm 1980 không còn một công nhân nào có quyền công dân mà còn ở ngoàI tổ chức Công đoàn. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tăng cường số trẻ, có năng lực để có đủ khả năng tự động công tác. Chú ý củng cố và kiện toàn Hội Lao động hợp tác, đưa vào tổ chức này tất cả những người thuộc diện phát triển nhưng còn ở ngoàI Hội, thông qua tổ chức mà quản lý giáo dục.

2/ Đối với nông dân:

Tăng cường giáo dục nông dan nâng cao giác ngộ cách mạng, giảI quyết những băn khoăn thắc mắc trong mấy năm làm ăn thất bát vừa qua đồng thời lãnh đạo tư tưởng yên tâm phấn khởi tăng gia sản xuất, xây dựng tập đoàn, hợp tác xã, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách Nhà nước, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉ thị 42 của Thường vụ Thành uỷ.

Nông hội giáo dục nông dân nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nêu co truyền thống của nông dân trong thời kỳ kháng chiế chống Mỹ mà phát huy ý thức làm chủ tập thể, sự quan hệ gắn bó giữa nông dân và tập đoàn tập thể trong lao động sản xuất cảI thiện đời sống, bảo vệ xóm làng, bảo vệ dồng ruộng. NHận thức sâu sắc chỉ có con đường hợp tác hoá nông nghiệp là con đường duy nhất mới đưa nông thôn từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc một cách cơ bản, lâu dàI, đủ sức làm nhiệm vụ hậu phương lớn phục vụ tiền tuyến đánh thắng bọn Trung quốc xâm lược.

Chi bộ phường có nông nghiệp tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo đối với các tập đoàn và hợp tác xã nông nghiệp, nhanh chóng tập hợp tất cả nông dân tập thể vào Nông hội để quản lý và giáo dục.

3/ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong:

Ra sức giáo dục giác ngộ quần chúng thanh thiếu niên về tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, về vai trò nhiệm vụ của thanh niên trong tình hình cách mạng mới. Trên cơ sở này phát động mạnh mẽ phong trào thanh niên tình nguyện: ở hậu phương tích cực tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, đầu quân giết giặc, đI phục vụ chiến đấu, đI thanh niên xung phong, đI lao động tình nguyện, bảo đảm chỉ tiêu quân số trên giao.

Tiếp tục giáo dục thanh niên về ý thức làm chủ tập thể, nếp sống văn hoá mới, nêu cao lý tưởng cao đẹp của người thanh niên cách mạng, bồi dưỡng thah niên thành con người mới xã hội chủ nghĩa, chống các quam đIểm tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tàn dư văn hoá thực dân kiểu mới, nếp sống đồi truỵ, ăn chơI xa xỉ.

Phát động phong trào tập thể dục và thể thao quốc phòng, tham gia lao động sản xuất rộng khắp trong thanh niên. Tất cả các đoàn viên và thanh niên cơ quan, thanh niên học sinh phảI tham gia 100% phong trào này. Thành lập các đội môn thể thao, các đội văn nghẹ từng phường, trường học, cơ quan. xí nghiệp để quy tụ thanh niên phục vụ cho các phong trào cách mạng.

Nhanh chóng tập hợp đông đảo thanh niên vào tổ chức và các hình thức sinh hoạt khác, từ đây đến năm 1981 phảI đạt 100%. Cương quyết đưa đI lao động cưỡng bức số thanh niên hư hỏng, lêu lỏng, giáo dục nhiều lần không được. Qua tổ chức này mà quản lý, giáo dục giác ngộ cách mạng cho thanh niên và đội ngũ hoá thanh niên thành các đơn vị quân sự để phục vụ chiến đấu khi cần thiết. Tăng cường công tác Mặt trận trong thanh niên, chú ý ở các khu vực tôn giáo, người Hoa. Đạc biệt quan tâm số thanh niên chậm tiến.

Hai năm tới cố gắng phát triển 1.000 đoàn viên. Chú ý thành phần thanh niên công nhan các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã, các tập đoàn, các lực lượng tự vệ. Thực hịên tốt trách nhiệm lựa chọn và giới thiệuđối tượng đoàn viên ưu tú vào Đảng 500 người. Xây dựng các chi đoàn có đủ khả năng tự động công tác, chú ý bồi dưỡng cán bộ thanh niên xuất thân từ phong trào, thành phần công nhân lao động. PhảI củng cố kiện toàn lạI các chi đoàn và các tổ chức thanh niên khác.

Đặc biệt quan tâm giáo dục thanh thiếu niên ở khu vực nhà trường. Ban Giám hiệu nhà trường phảI tạo đIều kiện thuận lợi cho các tổ chức thanh niên hoạt động có hiệu quả.

Về công tác thiếu niên nhi đồng, 2 năm tới đây ta phảI đặc biệt quan tâm, đây là công việc quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Rèn luyên, bồi dưỡng thế hệ mai sau để trở thành người chủ tập thể của đất nước, người chiến sĩ có đủ tàI đức để kế tục sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

PhảI coi trọng công tác Đội, tiếp tục phát động thường xuyên tập hợp tất cả các em vào Đội để quản lý và giáo dục.Đặc biệt chú ý các em gia đình nghèo, sống lang thang không ai dạy bảo và đặc biệt quan tâm thiếu nhi ơe các vùng Thiên chúa giáo. Cấp ủy phường, Đoàn thanh niên và nhà trường phảI kết hợp chặt chẽ mà thực hiện công tác này. Kết hợp các công việc nuôI nấng, dạy dỗ, vui chơI gắn liền với đào tạo thế hệ trẻ. Phát huy kết quả kế hoạch nhỏ vừa qua mà giáo dục thiếu nhi cùng người lớn về quan đIểm lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng đất nước.

4/ Công tác phụ nữ:

Nhiệm vụ chủ yếu của phụ nữ là ra sức phát động giáo dục sâu rộng các tầng lớp phụ nữ nhận thức sâu sắc vai trò của mình đối với Tổ quốc, nhất là trong tình hình đất nước hiện nay, qua đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ hậu phương lớn cho tiền tuyến.

Phát huy thành tích vừa qua của phụ nữ trong các mặt hoạt động mà làm tốt nhiệm vụ người phụ nữ mứi giỏi việc nước, đảm việc nhà, đồng thời phảI tăng cường công tác cô nuôI dạy trẻ đI đôI với việc đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất, ổn dịnh và đảm bảo đời sống, quản lý kinh tế, cảI tạo tiểu thương, đấu tranh giá cả thị trường, giảI quyết các tệ nạn xã hội, bảo vệ bà mẹ trẻ em, sinh đẻ có kế hoạch v.vẶ Phụ nữ phảI làm tốt hơn nữa công tác hậu phương quân đội. Trước tiên phảIvận động chồng con mình đI ra tiền tuyến chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tích cực tham gia các công tác tuyển quân, giúp đỡ bộ đội, chăm sóc thương binh. Phát triển rộng khắp phát triển đỡ đầu, chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình bộ đội, gi đình thanh niên xung phong, gia đình có người đI ra phía trước. Giáo dục phụ nữ có ý thức sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an ninh trật tự địa phương. Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với gia đình liệt sĩ thương binh, gia đình bộ đội v.vẶ và đối với trẻ mồ côI do chiến tranh gây nên.

NgoàI công việc trên, phụ nữ phảI tích cực tham gia xây dựng chế độ làm chủ tập thể, đấu tranh chống các mặt tiêu cực trong nội bộ và ngoàI xã hội, bảo vệ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được thực hiện đúng đắn. Đồng thời đẩy mạnh công tác Mặt trận vào các giới tiểu thương, tu sĩ, người Hoa, gia đình sĩ quan học tập cảI tạo, qua đó tập hợp giáo dục giác ngộ từng bước đối với họ. Chỉ đạo công tác giới đối với yhành phần nữ trong công nhân và nông dân.

Từ đây đến đầu năm 1980 phảI củng cố xong các Ban chấp hành từ Quận đến phường. Đến năm 1981 phảI tập hợp hơn 90% phụ nữ vào tổ chức do Hội làm nòng cốt. Đào tạo cán bộ trẻ xuất thân từ phong trào để tăng cường vào Ban chấp hành Quận hội, phường hội và tham gia hoạt động các ngành.

5/ Công tác Mặt trận:

Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc hiện nay là phảI phát động cho được một phong trào cách mạng trong quần chúng bằng thực hiện các chủ trương Nghị quyết 6 Trung ương và Nghị quyết 9 Thành uỷ, tập hợp tất cả các thành phần, các giới: nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, dân tộc, người Hoa v.vẶ lạI thành một khối đoàn kết thống nhất trên cơ sở liên minh công nông vững mạnh, lấy công nhân làm trụ cột, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm mục tiêu chung là đấu tranh chống bọ bành trướng xâm lược bảo vệ Tổ quốc, cảI tạo chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, động viên toàn dan thi đua thực hiện tốt 3 mục tiêu chủ yếu do Nghị quyết 6 Trung ương và Nghị quyết 9 Thành uỷ đề ra đI đôI với nhiệm vụ chung của Đảng bộ.

Mặt trận tiếp tục kiện toàn lạI tổ chức và nội dung hoạt độngcho phù hợp với tình hình mới. ĐI sâu giáo dục giác ngộ cách mạng và đề ra nhiệm vụ theo từng giới. Chú ý người Hoa, cần tìm hiểu tâm tư tình cảm và giáo dục để họ phân biệt rõ được bản chất của bọ bành trướng xâm lược Bắc Kinh hiện nay cũng chính là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân Trung Quốc để họ xác định lạI tháI độ mà thấy rõ quyền lợi cũng như nghĩa vụ đối với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tập hợp vào tổ chức tất cả các đối tượng, giáo dục nâng cao giác ngộ để họ thực hiện tốt nghĩa vụ của người dân đối với đất nước. Kiên quyết đấu tranh những tư tưởng tiêu cực của họ, nhưng cũng phảI thực hiện tốt chính sách đối với họ, chăm sóc đời sống, giảI quyết công việc làm thích hợp cho họ và cho gia đIình.

Mặt trận cần đẩy mạnh các phong trào phù hợp với tình hình mới như: vận động nghĩa vụ quân sự, phục vụ cho tiền tuyến, thực hiện hậu phương quân đội, giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng, phát triển sản xuất ổn định đời sốngẶ

Củng cố lạI tổ chức Mặt trận từ Quận đến phường, nâng cao trình độ năng lực công tác để đrm bảo vai trò của Mặt trận trong giai đoạn cách mạng mới. Phát huy chức năng phối hợp hành động giữa Mặt trận và các đoàn thể, sự liên hệ giữa Mặt trận và Hội đồng nhân dân để bảo đảm phát huy được sức mạnh tổng hợp cho mục tiêu công tác chung của Đảng.

F. Về công tác nội chính, bảo vệ an ninh và quốc phòng:

Đất nước ta hiện nay đang đứng trước tình hình vừa có hoà bình vừa có thể xảy ra chiến tranh với quy mô lớn. tp với quy mô lớn. Thành phố chúng ta vừa là hậu phương lớn vừa là trọng đIểm chính trị, đich tập trung phá hoạI bằng mọi hình thức, đồng thời tích cực chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng gây bạo loạn khi có đIều kiện.

Trong khi đó kinh tế đời sống xã hội còn gặp nhiều khó khăn chưa thể khắc phục nhanh chóng được. Những biểu hiện tiêu cực, tâm tưbăn khoăn vướng mắc trong một bộ phận quần chúng và trong một số cán bộ công nhân viên chức nhất là trong khu vực người Hoa, Thiên chúa giáo, gia đình sĩ quan công chức chế độ cũ và các tầng lớp trung gian. Mặc khác, tình hình an ninh trật tự xã hội còn phức tạp, nạn xâm phạm tàI sản xã hội chủ nghĩa chưa ngăn chặn được tốt.

Địa bàn Quận 8 rộng lớn, có nhiều sông rạch, kho tàng, bến cảng, một bộ phận dân cư sống bằng ghe thuyền di động khó quản lý, có khu vực người Hoa, tôn giáo mà kẻ địch và các loạI phạm pháp khác thường lợi dụng xâm nhập ẩn nấp hoạt động (các tổ chức phản động, đặc vụ Bắc Kinh, CIA v.vẶ).

Dựa trên đường lối chung của Đảng và 3 mục tiêu công tác cấp bách trước mắt của Nghị quyết 6 Trung ương và Nghị quyết 9 Thành uỷ, công tác nội chính bao gồm nội dung vừa chuyên chính, trấn áp quýet sạch mọi thế lực phản cách mạng, loạI trừ mầm mống gây bạo loạn, các hành vi phạm pháp, vi phạm chủ trương chính sách Nhà nước; vừa xây dựng tổ chức, phát triển các loạ lực lượng trên cơ sở phát huy làm chủ tập thể của nhân dân lao động; đồng thời phảI có sự tập trung sức mạnh tổng hợp của nhiều ngành như Công an, quân sự, kiểm sát, Thanh tra, Toà án, Pháp chế và 4 đoàn thể. Không thể đơn độc một ngành nào mà hoàn thành tốt được nhiệm vụ.

Vì vậy, công tác nội chính phảI bao gồm 4 nội dung chủ yếu sau đây:

1/ Phát triển và đẩy mạnh phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đều khắp từ tổ dân phố, phường, cho đến các cơ quan xí nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ búa, bến xe, bến bãI, kho tàngẶ Kết hợp giữa biên pháp chuyên môn, lực lượng nghiệp vụ, võ trang, bán võ trang và phong trào cách mạng của quần chúng tạo thành thế áp đảo chiến lược tạI cơ sở đẻ luôn luôn nắm chắc tình hình, quản lý chặt chẽ nhân hộ khẩu, chủ động trong mọi tình huống nhằm quét sạch các loạI lực lượng phản cách mạng, dập tắt ngay các cuộc bạo loạn, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.

2/ Ra sức thực hiện lệnh tổng động viên cả nước, tăng cường công tác quân sự địa phương, thực hiện quân sự hoá và võ trang toàn dân, đẩy mạnh công tác nghĩa vụ quân sự, quyết tâm hoàn thành mọi chỉ tiêu tuyển quân, làm tốt chính sách hậu phương quân đội. Bảo đảm đầy đủ các đIều kiện cho kế hoach phòng thủ và đánh địch được tiến hành chu đáo. Ra sức xây dựng toàn Quận 8 là thế phòng thủ và đánh địch vững chắc, kết hợp thành một thế trận chung của Thành phố. Từng tổ dân phố, từng phường, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, bến bãI, bệnh viên, trường học v.vẶ là một pháo đàI kiên cố vừa bảo vệ vừa tiến công tiêu diệt địch.

3/ Quyết tâm bảo vệ phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ và phát huy dân chủ nội bộ. Tăng cường thực hiện Nghị quyết 228 Trung ương và Nghị quyết 28, 29 Thành uỷ. Đẩy mạnh công tác bảo vệ tàI sản xã hội chủ nghĩa và các hoạt động nhằm ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn tham ô, hủ hoá, móc ngoặc, hối lộ, lãng phí, trộm cắp, quan liêu, cửa quyền, gây phiền hà và ức hiếp dân, trù dập, trấn áp dân chủ trong nội bộ. Thi hành nghiêm chỉnh luật pháp Nhà nướcvà các quy định của Hội đồng Chính phủ về các chế độ trách nhiệm, chế độ phục vụ nhân dân, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ tàI sản xã hội chủ nghĩa của cơ quan và cán bộ nhân viên Nhà nước, về quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của công nhân viên chức.

4/ Đẩy mạnh hoạt động của khối nội chính, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, áp dụng luật pháp thời chiến, thi hành triệt để pháp luật trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội v.vẶ đối với mọi cơ quan, mọi ngành, mọi cấp, mọi người, trên cơ sở này mà củng cố lạI các mặt quản lý: quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hộiẶ Nâng cao tính tổ chức kỷ luật trong sản xuất, công tác và chiến đấu, chống các hiện tượng tự do, tuỳ tiện, vô tổ chức vô kỷ luật, cục bộ địa phương, lười biếng, vô trách nhiệm v.vẶ

Từ 4 nội dung công tác trên vận dụng thực hiện 7 biện pháp chủ yếu sau đây:

a) Giữ vững an ninh chính trị, phòng chống bạo loạn, tích cực và chủ động tấn công các đối tượng chính trị, phản động, phá rã các tổ chức nhen nhóm phản động, cùng với Thành phố loạI trừ mầm mống gây bạo loạn:

Trong tình hình mới phảI hết sức đề cao cảnh giác, nắm chắc tình hình và mọi âm mưu của địch đẻ chủ động phát hiện, dập tan mọi hình thức hoạt động phản cách mạng (hợp pháp, bán hợp pháp, bất hợp pháp, võ trang, nội giánẶ)nhất là âm mưu gây bạo loạn bất cứ lúc nào, bất cứ nơI nào. Tấn công mạnh mẽ bọn phản cách mạng các loạI, bọn tình báo, gián đIửp, tay sai phản động Bắc kinh và đế quốc, đứng đssù là đế quốc Mỹ, bọn phản động đội lốt Thiên chúa giáo v.vẶ

Xây dựng, phát triển, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động ở cơ sở, theo dõi nắm tình hình địch nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhất là khu vực người Hoa, thiên chúa giáo, gia đình sĩ quan công chức cũ. Chú ý các khu vực trọng điểm như khu Xóm Củi, Rạch Ông, phường 9, phường 22, phường 6 v.vẶ khu vực ven sông đường thuỷ.

Tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, nêu cao ý thức cảnh giác, phòng gian bảo mật.

Vấn đề chiến tranh tâm lý của địch hiện nay không chỉ nằm trong âm mưu phá hoại các chủ trương cơ sở của Đảng và Nhà nước mà đã trở thành một mũi nhọn tiến công rất lợi hại phục vụ chiến tranh xâm lược của địch nên phải hết sức quan tâm, nêu cao cảnh giác trong nội bộ và ngoài nhân dân. Nhạy bén phát hiện kịp thời, kết hợp biện pháp chính trị, quần chúng và chuyên môn nhằm đánh bạt những dư luận xấu và truy tìm tận gốc tổ chức hoạt động của địch thuộc loại này. Bắt tay sai, phát hiện bọn cầm đầu để nghiêm trị, xử lý thích đáng đối với những phần tử tung tin, loan tin. Chú ý những khu vực người Hoa, tôn giáo, chợ búa, bến xe, quán xá, các đối tượng chính trị hình sự.

Đẩy mạnh công tác quản lý nhân hộ khẩu. Giải quyết về cơ bản tình trạng cơ trú bất hợp pháp. Theo dõi biến động hàng ngày từng tổ dân phố, từng cơ sở, hiểu rõ tâm trạng của nhân dân cũng như các nhu cầu cần thiết khác về đời sống, để kịp thời giải quyết nhanh chóng những diễn biến phức tạp xảy ra, đề phòng âm mưu phá hoại của kẻ địch. Phải biết kết hợp 3 lực lượng cảnh sát gồm giao cảnh, cảnh sát khu vực, cảnh sát bảo vệ và lực lượng quân sự địa phương. ở các trọng điểm phải có mặt 24/24, trên cơ sở này mà giữ gìn an ninh trật tự.

Nắm chặt danh sách các đối tượng chính trị, hình sự gồm: sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội và cảnh sát, cán bộ nhân viên chế độ cũ và các đối tượng chính trị khác, bọn lưu manh chuyên nghiệp, phạm hình sự đã cải tạo trở về Thành phố hoặc cải tạo tạI chỗ, nắm mọi diễn biến của các đối tượng này, cả về sinh sống, công việc làm, quan hệ xã hội hàng ngày, thường xuyên kiểm tra theo dõi để kịp thời phát hiện những âm mưu hoạt động chống phá cách mạng của địch.

Đối với người Hoa, phải bình thường hoá mọi sinh hoạt đời sống tinh thần và vật chất (kể cả số đăng ký đi Trung Quốc), xây dựng giáo dục nhân dân (cả Việt lẫn Hoa) tinh thần đoàn kết, chống thái độ phân biệt đối xử gây chia rẽ. Chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị 114 về chủ trương chính sách đối với cán bộ đảng viên người Hoa trong tình hình mới, nhưng phải nêu cao cảnh giác đề phòng mọi âm mưu phá hoại kích động của bọn phản động Bắc Kinh lôi cuốn người Hoa làm những việc phi pháp.

Điều phối lại lực lượng lao động theo chủ trương của Thành phố gắn chặt với công tác an ninh trật tự xã hội theo từng loại thành phần.

b) Giữ gìn trật tự an toàn xã hội:

Trong khi đất nước trong tình trạng có thể xảy ra chiến tranh, bọn lưu manh trộm cướp gian thương đầu cơ buôn lậu lũng đoạn thị trường và các tội phạm hình sợ khác có cơ hội hoạt động làm rối loạn hậu phương tiếp tay cho địch phá hoại, nên phải kết hợp các biện pháp quần chúng, hành chánh, quản lý trị an đẩy mạnh công tác này, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội, nghiêm trị bọn lưu manh ngoan cố hiện hành, cưỡng bức lao động những người bê tha sợ lao động, xì ke, bụi đời, gái đIếm, buôn bán hàng lậu hàng giả, chợ trời. Cương quyết giải toả các quán xá bia ôm, lòng lề đường. Phấn đấu làm giảm các vụ án nhất là các vụ trọng án giết người cướp của.

Vấn đề xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa nay đã trở thành nghiêm trọng, có những vụ án giết người cướp tài sản xã hội chủ nghĩa. Quận 8 là nơi có nhiều trục giao thông thuỷ, kho tàng, bến cảng, nhiều cơ sở kinh tế quan trọng có liên quan đến tài sản chung của Thành phố (như lương thực, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, tài chánh, ngân hàng, lưu thông phân phối v.vẶ). Nhiệm vụ bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa của ta rất nặng, coi đây là một trong những yêu cầu chính trị cấp bách của địa phương, nên phải thường xuyên dựa trên cơ sở phát động quần chúng thành một phong trào tự giác tham gia bảo vệ, nêu cao tinh thần trách nhiệm của chi bộ, cơ quan, đơn vị và đoàn thể quần chúng, nhất là Công đoàn và Đoàn thanh niên, kết hợp với đội bảo vệ, các ngành Pháp chế, Thanh tra, gắn công tác này với việc thực hiện Nghị quyết 28, 29 để ngăn chặn và đấu tranh chống các mặt tiêu cực trong nội bộ và ngoài xã hội.

Khối Nội chính phải tăng cường mọi biện pháp kết hợp với phong trào phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, làm chuyển biến rõ rệt về bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, chống ăn cắp trong các cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, các cơ sở sản xuất và lưu thông phân phối cả quốc doanh và tập thể, trong đó, Công an chịu trách nhiệm chủ yếu.

Kiểm tra thường xuyên việc thi hành chỉ thị 69/CT–UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố về việc bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, chú ý các địa bàn trọng điểm nhất là các khu vực lương thực.

Mở rộng các cuộc họp chuyên đề kiểm điểm về việc quản lý kho bãi, vận chuyển, phân phối, gia công chế biến, để rút kinh nghiệm chấn chỉnh tổ chức kiện toàn nhân sự, bổ sung quy chế. Phấn đấu đến đầu năm 1980 làm giảm rõ rệt các vụ trộm thường và chấm dứt các vụ gây thất thoát quan trọng.

Ngoài các công việc trên, phảI tích cực phòng cháy chữa cháy và bảo đảm an toàn giao thông.

c) Về bảo vệ nội bộ, kinh tế, văn hoá:

Trong khi bọn bành trướng và đế quốc cấu kết âm mưu xâm lược nước ta cộng với tình hình phức tạp ngoài xã hội của Thành phố, vấn đề bảo vệ nội bộ đã trở thành một công tác cấp bách. Do đó, từng chi bộ Đảng, cơ quan xí nghiệp, các đơn vị kinh tế, võ trang, chính quyền, đoàn kếtẶ phải nghiêm chỉnh thực hiện các chế độ quản lý nội bộ, xem xét lại chất lượng chính trị, phẩm chất đạo đức, quan hệ xã hội và sinh hoạt của từng cán bộ nhân viên chiếnsĩ nhất là 2 lực lượng vũ trang Công an, Quân sự, Đảng, chính quyền, để bố trí lại cho phù hợp. Thường xuyên giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, ngăn chặn những hiện tượng thoái hoá biến chất, những nhận thức lệch lạc. Cương quyết đưa ra khỏi tổ chức những người suy thoái mất phẩm chất.

Chú ý phòng chống nội gián, phòng gian bảo mật, đề cao kỷ luật, bảo vệ bí mật trong tất cả các cơ quan đơn vị, nhất là các cơ quan Đảng, chính quyền, Công an, Quân sự, các đơn vị kinh tế, các công tác thông tin tuyên truyền, văn thư lưu trữẶ Ngành chuyên môn phải có kế hoạch cụ thể kết hợp với Ban lãnh đạo các đơn vị luôn kiểm tra vấn đề này.

d) Nâng cao phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc lên một bước rộng và sâu hơn, làm cơ sở cho công tác bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa chống suy thoái trong nội bộ:

Phát huy kết quả phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc kết hợp với chủ trương quân sự hoá toàn dân đưa phong trào lên một bước nữa sâu rộng và vững chắc hơn, đặc biệt phát huy vai trò của đoàn thể, tổ chức thiếu nhi, bồi dưỡng các lực lượng cảnh sát khu vực, tự vệ, dân phòngẶ phối hợp chặt chẽ giữa thanh niên, công an và quân sự (thanh niên làm nòng cốt). Phát động phong trào thanh niên ở cáccơ sở phường, cơ quan, xí nghiệp, trường học, hợp tác xã, tổ sản xuất, tập đoànẶ tham gia bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội, xây dựng nếp sống mới con người mới.

Có kế hoạch bồi dưỡng phát huy và nhân điển hình cá nhân và tập thể làm tốt phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, thường xuyên phổ biến kinh nghiệm biểu dương khen thưởng kịp thời.

e) Công tác quân sự địa phương:

Phải khẩn trương xây dựng lực lượng quân sự địa phương và dân quân tự vệ, quản lý chặt chẽ thanh niên để làm nguồn bổ sung. Kiện toàn các lực lượng cơ động, các tiểu đoàn tự vệ, dân quân, dân phòng v.vẶ nâng cao chất lượng và số lượng. Cải tiến lề lối làm việc, tác phong công tác cho phù hợp với tình hình mới. Xây dựng được những điển hình tốt, đơn vị tốt để làm nòng cốt cho phong trào.

Chấp hành tốt lệnh tổng động viên, đẩy mạnh công tác nghĩa vụ quân sự, phát động phong trào thanh niên tình nguyện, bảo đảm đủ quân số tuyển quân theo quy định, đảng viên, đoàn viên đều phải gương mẫu sẵn sàng trong nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Xây dựng và phát triển lực lượng tự vệ, an ninh nhân dân ở phường, cơ quan, xí nghiệp, trường học, tập đoàn sản xuất, hợp tác xã v.vẶ Tổ chức thành đơn vị và học tập huấn luyện quân sự, chính trị, chuyên môn để bảo vệ tại chỗ và khi cần đIều động đi phục vụ chiến đấu đáp ứng kịp thời về quân số cho yêu cầu trên, đồng thời tạo nguồn bổ sung khi cần thiết.

Tăng cường thực hiện chính sách hậu phương quân đội, thường xuyên giúp đỡ, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần, tạo công việc làm cho các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình bộ đội, thanh niên xung phong v.vẶ Tiếp tục cuộc vận động chính trị, phát huy truyền thống vẻ vang gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, xây dựng phong trào người công an gương mẫu và gia đình cách mạng gương mẫu, kết hợp với phong trào đánh địch và bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở.

f) Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa:

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay là do nhận thức về luật pháp xã hội chủ nghĩa chưa đúng đắn. Nhân dân chưa thông hiểu luật pháp, bộ máy nội chính của ta chưa triệt để phát huy đầy đủ hiệu lực, nên cần phải tăng cường kiện toàn các cơ quan Kiểm sát, Toà án, Thanh tra, Pháp chế. Nêu cao vai trò của các cơ quan này đi đôi với củng cố mối quan hệ chặt chẽ của khối Nội chính để bảo đảm luật pháp được thi hành thống nhất và nghiêm minh. Hướng dẫn học tập ở nội bộ và ngoài nhân dân thông suốt và thi hành nghiêm chỉnh luật lệ Nhà nước, đồng thời giám sát việc thi hành luật pháp của cán bộ và các cơ quan Nhà nước.

áp dụng luật pháp thời chiến, thi hành triệt đẻ pháp luật trong mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội đối với mọi cơ quan, mọi ngành, mọi cấp, mọi người, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của nhân dân mà hiến pháp và luật pháp quy định.

Nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết 28, 29 của Thành uỷ, đấu tranh chống nạn tham ô, ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, hà hiếp dân, củng cố và mở rộng nhanh chóng mạng lưới thanh tra nhân dân, tổ hoà giải để phát huy mạnh hơn nữa quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.

Ngăn cấm bất cứ biểu hiện nào lợi dụng luật pháp thời chiến để vi phạm quyền làm chủ tập thể, ngược lại cũng phải nghiêm trị bọn lợi dụng dân chủ và quyền làm chủ để phá rối trật tự trị an.

Giáo dục cán bộ chiến sĩ công an thông suốt luật pháp Nhà nước, đồng thời phảI gương mẫu thực hiện. Nghiêm cấm việc ức hiếp quần chúng, tệ đánh người bất cứ vì lý do gì, bất cứ ở đâu và lúc nào. Bắt người và giam giữ người, quản lý tang tàI vật phảI đúng pháp luật và những đIều quy đinh của Nhà nước.

g) Tăng cường xây dựng lực lượng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng:

Lực lượng nội chính là công cụ sắc bén của Đảng để bảo vệ nền chuyên chính vô sản nên ta phải hết sức quan tâm xây dựng. Tích cực xây dựng nội bộ các ngành quyền lực, nhất là công an, quân sự và hết sức lưu ý xây dựng lực lượng nội chính ở cơ sở (bao gồm: công an, phường đội, tự vẹ, cảnh sát khu vực, tổ hoà giải, thanh tra nhân dân và 4 đoàn thể) đẻ nâng cao chất lượng chính trị và năng lực công tác. Xây dựng các lực lượng này thành khối đoàn kết thống nhất trên cơ sở quan điểm đường lối của Đảng. Phát huy vai trò đoàn thể trong công tác nội chính.

Để giải quyết tốt các yêu cầu về an ninh chính trị, phải ra sức không ngừng củng cố 2 lực lượng công an, quân sự, chủ yếu là cảnh sát khu vực và tự vệ. Mạnh dạn đưa ra khỏi 2 lực lượng này những người có vấn đề chính trị và những phần tử hống hách, lợi dụng chức quyền để ức hiếp dân, xâm phạm tài sản tính mạng của nhân dân. Đặc biệt phải gấp rút chấn chỉnh mạng lưới an ninh khu vực vì đây là những người trực tiếp nắm tình hình ở cơ sở và quan hệ hàng ngày với nhân dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lực lượng công an, quân sự; các cấp uỷ Đảng phải nắm chặt 2 lực lượng này để kịp thời đối phó lại mọi hình thức hoạt động phá hoại của địch.

h) Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, chống các tiêu cực trong nội bộ:

Chế độ làm chủ tập thể (sức chiến đấu của Đảng bộ, năng lực làm chủ của quần chúng, hiệu lực quản lý của chính quyền) là sức mạnh to lớn và cơ bản nhất để tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng kinh tế, tổ chức đời sống văn hoá, giữ gìn an ninh trật tự, củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi bọn bành trướng xâm lược. Do đó, cần phải phát động mạnh mẽ và rộng khắp một phong trào thực hiện và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, trước hết là ở đơn vị cơ sở: phường, xí nghiệp, tập đoàn sản xuất, hợp tác xã sản xuất, tổ hợp sản xuất, công trường, các cơ sở y tế, trường học, các cơ quan đầu mối tiếp xúc với dân như Uỷ ban nhân dân, công an, các cửa hàng, hợp tác xã tiêu thụ v.vẶ Mục đích của cuộc phát động này là làm chuyển biến sâu sắc trong nhận thức tư tưởng của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, nhân viên, chiến sĩ và nhân dân về tầm quan trọng của chế độ làm chủ tạp thể, để từ đó biến thành phong trào hành động cách mạng cụ thể trong lao động sản xuất, ổn định đời sống, giữ gìn an ninh quốc phòng và giải quyết những hiện tượng tiêu cực trong nội bộ và ngoài xã hội, tạo được một sự biến đổi mới trong mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân.

Trước tiên, phải củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải vững mạnh để làm điển hình tốt cho quần chúng noi theo. Trong Đảng và các đoàn thể phải bảo đảm những nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao tính chiến đấu và vai trò gương mẫu của đảng viên.

Chính quyền và các ngành kinh tế phải phát huy được hiệu lực tổ chức thực hiện, bảo đảm chế độ thủ trưởng, bảo đảm việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và pháp chế Nhà nước một cách đầy đủ và nghiêm chỉnh. Cán bộ đảng viên phải là người gương mẫu chấp hành. Các cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các lực lượng võ trang, các cơ sở sản xuất tập thể, hợp tác xãẶ phải có biện pháp áp dụng quyền làm chủ tập thể từng nơi từng lúc một cách cụ thể.

Tại các đơn vị sản xuất và kinh doanh của Nhà nước phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Hội đồng Chính phủ về quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của công nhân viên chức.

Phải tạo đIều kiện cho nhân dân làm chủ kinh tế đời sống, chính trị, an ninh trật tự xã hội, văn hoá v.vẶ Từng đơn vị tổ chức học tập và kiểm đIểm thường xuyên việc thực hiện quyền làm chủ tập thể, hàng tháng phaỉ có liên hội kiểm điểm việc làm của từng người, có sự đấu tranh phê phán góp ý của tập thể. Chống lối làm hình thức qua loa chiếu lệ, không tạo điều kiện thuận lợi để quần chúng góp ý, hoặc nhận khuyết điểm nhưng không chịu sửa.Từ đó mới khắc phục được những mặt yếu kém.

Đoàn thể là người thay mặt cho dân thực hiện quyền làm chủ tập thể, kiểm tra giám sát bộ máy Nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương chính sách, tham gia các mặt quản lý kinh tế đời sống, văn hoá, xã hội, củng cố và xây dựng chính quyền v.vẶ nên đoàn thể phải được củng cố vững mạnh, giáo dục nhân dân về nhận thức cách mạng, về nghĩa vụ và quyền lợi, hiểu biết luật pháp và hiểu biết các chủ trương chính sách để có đủ năng lực và điều kiện thưch hiện quyền làm chủ tập thể.

Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương, là tổ chức giám sát mọi hoạt động của chính quyền. Vì vậy, Uỷ ban Nhân dân các cấp là thành viên của Hội đồng nhân dân phải nhận rõ trách nhiệm trước Hội đồng, phải chấp hành nghiêm chỉnh những đIều đã được quy định và tạo điều kiện cho đại biểu Hội đồng có thể thu thập và phản ánh ý kiến của nhân dân cho các cơ quan Nhà nước và kiểm tra việc giải quyết của các cơ quan ấy. Các đại biểu Hội đồng nhân dân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước dân, thay mặt dân để kiểm tra các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện chính sách. Phải bảo đảm sự kiểm tra và quyền bãi miễn cử tri đối với đại biểu do họ bầu ra. Tất cả các cơ quan Nhà nước từ Quận đến phường, dân chính hay vũ trang phải trả lời kịp thời và đầy đủ các vấn đề do quần chúng nêu ra.

Củng cố và tăng cường hoạt động của tổ dân phố, thường xuyên kiểm tra chế độ sinh hoạt của các đơn vị này, bảo đảm theo định kỳ, có chất lượng và quyền làm chủ tập thể của quần chúng.

k) Phát động phong trào cách mạng của quần chúng, kiên quyết khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong xã hội:

Tất cả các ban ngành và phường phải căn cứ vào nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của mình mà phát động phong trào cách mạng của quần chúng sôi nổi, liên tục, nhằm đẩy mạnh sản xuất, tổ chức tốt đời sống, phat huy những nhân tố tích cực, đồng thời cương quyết đấu tranh khắc phục những hiện tượng tiêu cực nhất là tệ ăn cắp, hối lộ, ức hiếp quần chúng.

Trên cơ sở phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ tập thể của nhân dân lao động và đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 228 Trung ương và Nghị quyết 28, 29 của Thành uỷ, nhất là vai trò làm chủ tập thể của công nhân viên chức và nông dân tập thể; làm cho quần chúng tự giác, chủ động thực hiện trách nhiệm và quyền làm chủ của mình cùng với cơ quan Nhà nước đấu tranh mạnh mẽ chống tệ ăn cắp của công, hối lộ và ức hiếp quần chúng, trước hết là những ngành trọng điểm, ở những khâu trọng điểm như Thương nghiệp – Vật tư - Tiểu thủ công nghiệp, Nông nghiệp, Tài chánh, Ngân hàng, Lương thực, Giao thông vận tải, Công an, các cơ sở sản xuất tập thể, các đầu mối trực tiếp quan hệ với dân.

Ngưới đứng đầu mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị dù lớn hay nhỏ đều phảI chịu trách nhiệm bảo vệ chu đáo những tài sản mà Nhà nước giao cho mình quản lý, chấn chỉnh gấp việc tổ chức quản lý tài sản, kho tàng, cửa hàngẶ Tổ chức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất để phát hiện những vụ xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, thưởng phạt nghiêm minh và kịp thời.

Phổ biến rộng khắp Nghị định 217 của Hội đồng Chính phủ về 4 chế độ và các pháp lệnh về bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản công dân, trừng trị các hành động phản cách mạng, các hành động tham ô, hối lộ, ăn cắp, đưa ra một số vụ nghiêm trọng xử lý đích đáng Thành phố cũng nhưcủa địa phương. Từng ngành từng cấp phải bảo đảm quán triệt đường lối và hoàn thành nhiệm vụ, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, phẩm chất cách mạng và những nhiệm vụ do Trung ương và Thành phố đề ra, xây dựng chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động, đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cổ vũ và phát huy những nhân tố tích cực, xoá bỏ những hiện tượng tiêu cực, làm cho tổ chức Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, củng cố mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền và quần chúng.

Đi đôi với việc làm trên cần đào tạo cho được một sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức tư tưởng của cán bộ đảng viên về tình hình mới, đất nước có chiến tranh, nhận thức sâu sắc bản chất và âm mưu của kẻ thù nguy hiểm bọn bành trướng Bắc kinh và đế quốc Mỹ, để từ đó mọi người xác định lại nghĩa vụ thiêng liêng đối với đất nước, đối với dân tộc mà nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng trong chiến đấu và lao động sản xuất.

Phát động tư tưởng tiến công, ý thức tự lực tự cường, ý chí làm việc quên mình, tinh thần triệt để cách mạng và tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, cương quyết vượt mọi khó khăn thử thách, vì lợi ích Tổ quốc, lợi ích nhân dân.

Thường xuyên học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch, ý chí Ỏkhông có gì quý hơn độc lập tự doÕ, nêu cao nếp sống cần cù, giản dị, trong sạch. Liên hệ bản thân thực hiện tự phê bình và phê bình, cương quyết đấu tranh mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chủ quan, mơ hồ mất cảnh giác, cầu an, ngán ngại hy sinh, gian khổ, những biểu hiện sa sút, thoái hoá, biến chất, tự tư tự lợi, tham ô, hủ hoá, móc ngoặc, vi phạm quyền làm chủ tập thể v.vẶ Từ dó, đẩy lùi những mặt tiêu cực trong nội bộ, phát huy các mặt tích cực, những điển hình tốt để đưa Đảng bộ tiến lên ngày càng vững mạnh.

Từ đây đến cuối năm, thông qua việc tổ chức học tập sâu rộng làm thông suốt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân các Nghị quyết của Trung ương và Thành uỷ, nhất là Nghị quyết 6 để làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức tư tưởng, biến các Nghị quyết này thành hành dộng cụ thể trong các phong trào sôi nổi và liên tục của quần chúng mà cán bộ đảng viên là những người nòng cốt đi đầu, quyết thực hiện cho kỳ được những mục tiêu do Đảng đề ra.

Ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, Uỷ ban Kiểm tra, các cấp uỷ, Thủ trưởng hàng tháng phải có cuộc họp để theo dõi nắm tình hình về công tác tư tưởng cũng như nhận thức và suy nghĩ của cán bộ đảng viên quần chúng từng lúc để kịp thời có biện pháp giáo dục uốn nắn những biểu hiện sai lệch.

2/ Về kiện toàn tổ chức:

Kiện toàn tổ chức phải gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trước hết cần xác định rõ tầm quan trọng của cơ sở, đây là cấp trực tiếp lãnh đạo quần chúng tiến hành 3 cuộc cách mạng; đồng thời giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trực tiếp lãnh đạo sản xuất, tổ chức đời sống, giữ gìn an ninh trật tự, là nơi quần chúng trực tiếp phát huy quyền làm chủ tập thể của mình. Khi có chiến tranh, cơ sở là một đơn vị chiến đấu, lãnh đạo quần chúng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Do đó, cần phải gấp rút dồn sức kiện toàn cơ sở nhằm tạo ra một bước phát triển mới, một sức mạnh mới.

Để thực hiện yêu cầu trên, việc xây dựng và củng cố chi bộ là nhiệm vụ hàng đầu. Củng cố chi bộ gắn liền với củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng, đồng thời xây dựng lại mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 cơ cấu này.

Phải nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ. Các cuộc hội nghị chi bộ phải đạt được 3 nội dung : Ỏgiáo dục, đấu tranh và lãnh đạoÕ. Phải thảo luận đúng đường lối và chủ trương, chính sách của Đảng, phát biểu ý kiến phải đúng theo Nghị quyết và đIều lệ Đảng. Nâng cao tính tổ chức kỷ luật ở chi bộ, phân công phân nhiệm rành mạch từng tổ Đảng, từng đảng viên để qua đó mà kiểm tra công tác.

Đảng viên phải học tập quán triệt 5 nhiệm vụ cơ bản để làm cơ sở trong mọi hoạt động hàng ngày và báo cáo kết quả trong các kỳ sinh hoạt. Chi bộ, tổ Đảng có chế độ kiểm tra việc thực hiện 5 nhiệm vụ của đảng viên, có hình thức biểu dương đối với người làm tốt và phê phán kỷ luật đối với người vi phạm.

Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ để vừa nắm chắc chức năng lãnh đạo chính trị và kiểm tra của Đảng, vừa phát huy hiệu lực của chính quyền, tôn trọng chế độ quản lý Nhà nước, vừa phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, thông qua đoàn thể để giám sát việc thực hiện các chủ trương chính sách của bộ máy Nhà nước trong các mặt hoạt động chính trị, kinh tế, đời sống xã hộiẶ

Đặc biệt phải tập trung tăng cường cho cơ sở phường để có sưc mạnh phát huy tác dụng lãnh đạo. Cần phát huy tác dụng cấp uỷ đi đôi với củng cố cả hệ thống chuyên chính vô sản, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối phục vụ đời sống, các lực lượng vũ trang v.vẶ Phải phát huy quyền lực của Uỷ ban nhân dân phường. Đề cao và phát huy đúng mức vai trò của Hội đồng nhân dân, cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương, vai trò của các đoàn thể quần chúng, Thanh tra nhân dân trong việc phát huy quyền làm chủ tập thể, nâng cao hiệu lực giám sát của quần chúng. Phân loại từng phường rút ra một số phường quan trọng để tổ chức bộ máy cho phù hợp.

Cán bộ phường phải chọn lọc những người xuất thân từ phong trào quần chúng tại chỗ, thành phần cơ bản trẻ, có đạo đức phẩm chất và nhiệt tình cách mạng, có năng lực để tăng cường cho các bộ máy ở phường nhất là chính quyền, công an, quân sự. các đoàn thể, phải hết sức chú ý bồi dưỡng kềm cặp cán bộ chủ chốt ở phường, đồng thời mạnh dạn đưa ra khỏi tổ chức những người suy thoái biến chất, không được quần chúng tín nhiệm.

Chấn chỉnh lại tổ dân phố, hình thành từng khu vực (độ 500 hộ) có cơ cấu hoàn chỉnh về an ninh trật tự, lực lượng vũ trang, tổ chức sản xuất đời sống, lưu thông phân phối, do một tổ Đảng lãnh đạo, đoàn thể làm nòng cốt cho các phong trào.

Phát huy hiệu lực của chế độ sinh hoạt đường phố, qua đó quản lý đảng viên, đồng thời tăng cường sức mạnh giúp đỡ cho đỡ cho phường làm tốt các mặt công tác.

Phân công từng cấp uỷ viên trực tiếp giúp đỡ phường một cách thiết thực. Từ đây đến cuối năm xây dựng đưa lên 11 chi bộ phường khá, 11 chi bộ trung bình, không còn chi bộ yếu ở cấp phường. NgoàI ra,cấp uỷ viên phụ trách ngành phải đề cao trách nhiệm quản lý và củng cố xây dựng ngành mình ngày càng phát triển tốt từ Quận cho đến phường.

Nghiên cứu cân đối lại cơ cấu thành phần đảng viên ở các chi bộ phường.

Đối với các xí nghiệp và đơn vị kinh doanh cũng phải kiện toàn lại các cơ cấu tổ chức, củng cố lại mối quan hệ giữa tổ chức Đảng, Ban Giám đốc và Công đoàn cơ sở. Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Hội đồng Chính phủ về việc phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của công nhân viên chức về các chế độ trách nhiệm, chế độ phục vụ nhân dân, chế độ kỷ luật. Nơi nào chưa có chi bộ phải gấp rút hình thành chi bộ, nơi nào chưa có đảng viên phải xây dựng tổ trung kiên để thay mặt Đảng làm công tác chính trị tư tưởng theo dõi sát được phong trào ở nơi đó. Có chế độ thường xuyên đi sát với xí nghiệp để giúp các nơi này giải quyết những khó khăn, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phát huy quyền làm chủ tập thể của công nhân viên chức và hoàn thành được nhiệm vụ chuyên môn.

Đối với cấp Quận, các ban ngành sau khi lắp mô hình mới còn gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy được hiệu quả trong việc kiện toàn tổ chức nên phải đặc biệt quan tâm, nhất là các ngành quản lý kinh tế đời sống, cần giải quyết những khó khăn bước đầu do vấn đề lắp ghép gây nên. Các ngành phải có trách nhiệm xây dựng cho ngành minh lớn mạnh về chính trị, tổ chức và chuyên môn. Củng cố nâng cao năng lực về chuyên môn đi đôi với củng cố chi bộ Đảng đẻ đủ sức đáp ứng lãnh đạo chính trị tư tưởng giúp cho ngành hoàn thành được nhiệm vụ, đồng thời luôn kiểm tra theo dõi việc phát huy tác dụng của các đơn vị này, nhất là các ngành mũi nhọn Nông nghiệp – Thuỷ lợi, Công nghiệp – Giao thông vận tải, Vật tư - Thương nghiệp - Đời sống và Kế hoạch. Cần tinh giản bộ máy gọn nhẹ nhưng có hiệu suất cao. Từ đây đến cuối năm phải kiện toàn và ổn định được các đơn vị kinh tế chủ yếu nói trên.

Tăng cường thêm sức mạnh của các Ban Đảng: Tổ chức, Kiểm tra, Tuyên huấn, đi đôi với giáo dục sâu sắc về công tác xây dựng Đảng ở các chi bộ. Tuyên huấn kết hợp với Tổ chức nghiên cứu và có kế hoạch huấn luyện cho cán bộ đảng viên, đặc biệt chú trọng các đảng viên giữ các nhiệm vụ quan trọng như Bí thư, Tổ chức, Tuyên huấn, Kiểm tra ở các chi bộ. Tất cả đảng viên dự bị phải được bồi dưỡng ngay theo chương trình cơ sở.

Phải nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị của Trung ương về công tác kiện toàn củng cố tổ chức Đảng. Chi bộ phải tổ chức kiểm điểm tự phê bình nghiêm túc trước dân 6 tháng một lần và mỗi khi có đợt vận động chính trị lớn để quần chúng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng cán bộ đảng viên.

Cải tiến sinh hoạt Đảng và tăng cường quản lý đảng viên. Từ nay 3 tháng một lần chi bộ tổ chức kiểm điểm tự phê bình về công tác xây dựng Đảng. Mỗi đảng viên ở chi bộ phảI được phân công cụ thể làm công tác vận động quần chúng lúc bình thường cũng như khi có chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Phải phân công đảng viên vào các tổ chức trực tiếp sản xuất và chiến đấu.

Sáu tháng một lần, chi bộ phải tổ chức nhận xét đảng viên, vừa biểu dương mặt tốt vừa phê phán và thi hành kỷ luật cần thiết đối với trường hợp không làm công tác xây dựng Đảng hoặc làm sai Nghị quyết chỉ thị của Đảng.

Việc kết nạp đảng viên, đưa người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng phải được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc quản lý đảng viên qua các phong trào quần chúng ở cơ sở.

Tiếp tục thực hiện các thông tri, chỉ thị 22, 46, 237, 72, Nghị quyết 228 của Trung ương và Nghị quyết 28, 29 của Thành uỷ, thẩm tra lại đảng viên theo quy định của Thành uỷ. Cuối năm nay phải hoàn thành xong vấn đề phân loại, tổ chức phải có phương án hoàn thành.

Chú trọng khắc phục tình rạng vô trách nhiệm, sợ thù oán, không dám kiên quyết đấu tranh. Nghiêm cấm vấn đề trấn áp phê bình và trù dập những người phát hiện những sai sót của cán bộ lãnh đạo.

Đặc biệt chú ý những tổ chức Đảng yếu kém ở các ngành quan trọng như kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hoá giáo dục.

Xây dựng cho được nề nếp công tác kiểm tra giữ gìn kỷ luật Đảng ở cơ sở, phát huy hiệu lực của Thanh tra nhân dân để giám sát cán bộ đảng viên.

3/ Về công tác cán bộ:

Dựa trên cơ sở sẵn có mà điều chỉnh, bố trí lại những trường hợp chưa hợp lý để phát huy tốt khả năng của cán bộ. Lên quy hoạch cán bộ có kế hoạch đào tạo kịp thời đáp ứng các yêu cầu trước mắt và lâu dài. Lựa chọn những người ưu tú, thành cơ bản, trẻ, có năng lực, trưởng thành trong các phong trào quần chúng để bổ sung vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, quản lý kinh tế, lực lượng vũ trang, đoàn thể để bảo đảm tính kế thừa trong đội ngũ cán bộ. Càn bồi dưỡng bằng phương pháp tập huấn, kềm cặp, giao công tác đi đôi với hình thức học tại chức, ngắn hạn hoặc dài hạn, bảo đảm cả các mặt chính trị, lý luận, chuyên môn, văn hoá.

Phải có dự kiến kế hoạch để đào tạo dự trữ thay thế hoặc dự kiến vào cấp uỷ; đồng thời mỗi ngành phải có quy hoạch cán bộ cho ngành mình. Tổ chức thông qua quy hoạch các ngành để có quy hoạch chung cho toàn Quận, nhưng tập trung cho các ngành quản lý kinh tế và phường.

Cần phân chia cán bộ làm 4 loại:

- Trước cách mạng tháng 8.

- Từ thời kỳ cách mạng tháng 8 về sau.

- Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

- Sau 30-4-1975.

Từ đó có quy hoạch từng loại để quản lý đào tạo chặt chẽ. Xem xét nguồn gốc lịch sử, năng lực phẩm chất, trình độ, tư tưởng để nắm cán bộ và đào tạo, sử dụng, bố trí công tác.

Ban Tuyên huấn, Ban Tổ chức kết hợp có kế hoạch cụ thể kiện toàn trường Đảng để phục vụ cho việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho 2 năm tới.

4/ Tăng cường công tác phát triển Đảng:

Hai năm qua, ta phát triển được 48 đảng viên mới và xây dựng 217 đối tượng. Nhìn chung, từ sau khi triển khai kế hoạch phát triển Đảng, tình hình có chuyển biến; tuy nhiên, vẫn còn quá thấp so với yêu cầu và khả năng, do ý thức xây dựng Đảng chưa cao, kế hoạch và biện pháp không cụ thể, thiếu sâu sát phong trào và đánh giá quần chúng chưa đúng mức.

Từ những kinh nghiệm trên đây, nên 2 năm tới ta cần phải giải quyết những tồn tại mà đẩy mạnh công tác này.

Kế hoạch phát triển Đảng phải gắn liền với công tác phong trào, kinh qua các phong trào cách mạng của quần chúng mà chọn những đối tượng tích cực, ưu tú, thành phần cơ bản, đủ tiêu chuẩn ở cơ sở, nhất là các cơ sở sản xuất, lưu thông phân phối, các tập đoàn, hợp tác xã, phường. Tăng cường thêm thành phần công nhân, số trẻ, nữ, trí thức xã hội chủ nghĩa trong Đảng bộ.

Đến năm 1981, ở các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập đoàn, hợp tác xã, các xí nghiệp quốc doanh phải phát triển được đảng viên.

Có kế hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng đối tượng bằng cách:

- Giúp đỡ Đoàn Thanh niên thực hiện chỉ thị của Thành đoàn xây dựng 500 đoàn viên ưu tú thành đối tượng Đảng.

- Dựa vào đoàn thể, tổ chức nhóm trung kiên ở phường, ở các đơn vị sản xuất, lưu thông phân phối, các lực lượng vũ trang để bồi dưỡng đối tượng, chọn người ưu tú.

- Tập trung chỉ đạo việc chọn đối tượng, bồi dưỡng đối tượng, phân loại và có số lượng danh sách cụ thể từng nơi, phân công đảng viên kềm cặp, kết hợp với việc tổ chức bồi dưỡng tập trung. Đặc biệt chú trọng việc thẩm tra xác minh đối tượng tốt để đảm bảo về tiêu chuẩn chính trị, theo dõi chặt chẽ nắm vững lý lịch, qua các phong trào mà bổ sung đối tượng mới, nâng chất để kết nạp được.

- Tăng cường cán bộ chuyên trách theo dõi công tác phát triển Đảng ở cơ sở. Có kế hoạch từng tháng từng quý. Trong các cuộc họp thường kỳ ở chi bộ phải có kiểm tra công tác phát triển Đảng để bổ sung biện pháp kịp thời.

- Từ đấy trở đi, 3 tháng một lần và sau các đợt công tác lớn, các Ban chấp hành Đoàn Thanh niên, Phụ nữ, Công đoàn, Nông hội ở cơ sở phải báo cáo với chi uỷ những quần chúng ưu tú đề nghị bồi dưỡng xem xét để kết nạp vào Đảng.

- Mỗi đảng viên phải tìm được đối tượng và tự làm công tác phát triển Đảng.

- Ban Tổ chức cần có kế hoạch lâu dài, chỉ đạo sâu sát thực tế, xây dựng điểm để làm cơ sở rút kinh nghiệm mà vận dụng cho các nơi khác.

5/ Cải tiến lề lối làm việc:

Trong chiến tranh, đòi hỏi các tổ chức phải thật chặt chẽ mới phát huy được hiệu lực công tác của từng người, từng đơn vị đến mức cao nhất; do dó, từng cơ quan, đơn vị phải quân sự hoá và có nội quy chế độ làm việc theo thời chiến. Tác phong làm việc phải khẩn trương, nhạy bén, gọn nhẹ, nêu cao tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm. Chống mọi biểu hiện vô tổ chức, vô kỷ luật, tự do tuỳ tiện, sinh hoạt lỏng lẻo, lề lối làm việc lề mề, phân tán, có hình thức không có nội dung và kkông đạt hiệu quả cao.

Cần cải tiến phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, phân định rõ chức trách nhiệm vụ của các cơ quan Đảng, chính quyền, doàn thể, quy định rõ lề lối quan hệ công tác, sự phối hợp của các cơ quan ban ngành trong những nhiệm vụ cụ thể. Phải nêu cao vai trò Đảng lãnh đạo chính quyền quản lý và tổ chức thực hiện quyền làm chủ tập thể của quần chúng theo dõi kiểm tra các công việc của chính quyền, của cán bộ, tránh các hiện tượng dẫm đạp lên nhau, gây mất hiệu lực của ngành chức năng, mất đoàn kết nội bộ.

Trong các mặt hoạt động, quan hệ công tác cần nêu cao tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa vì lợi ích cách mạng. lợi ích nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp đến mức cao nhất để giải quyết những khó khăn cho nhau. Chống lối làm việc cục bộ, địa phương, quan liêu, cửa quyền, thủ tục giấy tờ gây phiền hà rắc rối cho quần chúng, làm thiệt hại đến sản xuất và ổn định đời sống.

Cần phát huy đầy đủ sức mạnh của một tập thể, một tổ chức, không nên sử dụng từng cá nhân riêng lẻ sự vụ, nhưng đồng thời cũng đặt trách nhiệm rõ của cá nhân để đòi hỏi từng cá nhân phải hoàn thành đầy đủ trách nhiệm của mình và cũng trên cơ sở đó mà kiểm tra công tác, đánh giá năng lực và phẩm chất của cán bộ đảng viên.

Cần cải tiến chế độ hội họp giao ban tinh gọn, làm ít nhưng đạt hiệu quả cao. Tổ chức chính quyền cần căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mỗi ngành mà nghiên cứu biện pháp, quy định ra chế độ hợp đồng công tác giữa các ngành có liên quan trong khi thực hiện các công việc để giảm bớt nhiều cuộc hội họp không cần thiết.

Cần tổ chức xây dựng điểm để làm cơ sở tập trung chỉ đạo điển hình, qua đó tổng kết rút ra được những bài học kinh nghiệm cho lãnh đạo chỉ đạo chung sau này.

Phải tăng cường đi sát cơ sở, Tổ chức Đảng cùng tổ chức cán bộ nghiên cứu quy định thành chế độ, có kiểm tra thường xuyên nhằm chủ yếu giúp cho cơ sở giải quyết tốt các chủ trương chính sách được ban hành, giải quyết những khó khăn, nâng cao trình độ quản lý các mặt; đồng thời, qua đó xây dựng cho cán bộ đảng viên một tác phong, phong cách làm việc mới, nắm được tình hình tâm tư nguyện vọng của nhân dân và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước tại cơ sở.

Tăng cường công tác kiểm tra để giúp uỷ ban theo dõi nắm sát tình hình cơ sở để lãnh đạo chỉ đạo. Các cấp uỷ viên ở các ngành và đoàn thể phảI thực hiện chế độ đi cơ sở thường xuyên. Ngành nào cơ sở có vấn đề, cấp uỷ viên ngành phải giải quyết ngay tại chỗ một cách nhanh chóng, sau đó báo cáo về trên.

Về chế độ thông tin báo cáo cũng phải sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Phải giữ đúng chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất nhưng phải tinh gọn, trung thực, chính xác, nhanh lẹ, kịp thời phản ánh được tình hình nhưng phải có đề xuất ý kiến giải quyết. Phải nêu cao ý thức phòng gian bảo mật trong công tác văn thư lưu trữ, thông tin báo cáo, nhất là ở các cơ quan quan trọng.

Trên đây là nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và nhân dân Quận 8 chúng ta trong 2 năm tới. Chúng ta cùng với Thành phố đang bước vào giai đoạn cách mạng mới, vừa tiếp tục công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm và ổn định đời sống nhân dân, vừa đảm bảo an ninh và quốc phòng, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Thông báo