Thứ Hai, ngày 9 tháng 12 năm 2024

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Quận 8 (khoá V) tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận lần thứ VI

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận lần thứ V được thực hiện trong bối cảnh thuận lợi là đất nước tiếp tục công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, nhiều chủ trương chính sách ngày càng cụ thể hơn nhằm đẩy nhanh việc đổi mới cơ chếql kinh tế, quản lý xã hội; nhất là sau tháng 9/1989, khi có kết luận của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Hội nghị Đảng bộ Thành phố về giảI quyết một số tình hình kinh tế – xã hội cấp bách. Song, các khó khăn cũng hết sức gay gắt: tình hình thế giới và trong nước biến động nhanh và phức tạp, tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội, ngay sau Đại hội một số chỉ tiêu bị giao động, phải lãnh đạo chấn chỉnh, uốn nắn lạI, tình hình kinh tế – xã hội nói chung không ổn định, nhất là lãI suất tín dụng, đổ vỡ của các hệ thống hợp tác xã tín dụng.̣

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội, có thể nói các khó khăn ngày càng trở nên gay gắt và phức tạp, đặt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ trước những thử thách lớn. Bên cạnh những thành tựu đạt được cũng có những việc làm chưa thành công, những sai lầm, khuyết đIểm, đòi hỏi phảI có cách nhìn, đánh giá khách quan và sát đúng.

Nhiệm vụ của Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận lần thứ VI là phảI đánh giá đúng thực chất của quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội V, chỉ ra những mặt làm được, những việc chưa làm được, các nguyên nhân tác động, rút ra bàI học kinh nghiệm cho sự lãnh đạo chung của Đảng bộ. Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố và tình hình thực tế của Quận mà đề ra những phương hướng, mục tiêu chủ yếu cho 5 năm 1991 – 1995.

Phần thứ nhất

Tổng kết công tác nhiệm kỳ

(1989 – 1991)

I. Về lãnh đạo phát triển kinh tế:

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ V xác định: phảI khôI phục và phát triển hệ thống, phương tiện giao thông thuỷ gắn với việc làm sống dậy kho tàng công nghiệp chế biến, đồng thời cũng xác định cơ cấu các ngành kinh tế Quận là: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xuất khẩu – Thương nghiệp – Dịch vụ – Kho bãI; Nông - Lâm - Ngư là một ngành chính; Giao thông vận tảI và xây dựng là những ngành có vị trí, có thế mạnh trong khai thác kinh doanh gắn liền với cơ cấu trên. Thực hiện phương hướng mục tiêu đó, hơn 2 năm qua những việc chúng ta đã làm được và chưa làm được như sau:

1. Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

Hoàn thành được chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng hàng năm, tốc độ phát triển tăng tuy thấp hơn so với chỉ tiêu Đại hội (năm 1989: tăng 2,6%; năm 1990 tăng 8,8%; chỉ tiêu Đại hội là 25-30%).

Khu vực quốc doanh có tạo được năng lực sản xuất mới: đã xây dựng đưa vào hoạt động 2 Xí nghiệp May và Xí nghiệp Lông vũ; mở rộng và nâng công suất Xí nghiệp Chế biến hàng xuất khẩu; tiếp nhận Xí nghiệp Nhựa do Thành phố giao và đã tổ chức lạI sản xuất tuy có một số khó khăn do khi tiếp thu máy móc thiết bị không đồng bộ; đã đầu tư thêm công nghệ mới ở xưởng Dược và Xí nghiệp Thực phẩm để tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Đến nay, có thể xác định được một số xí nghiệp mạnh, có hiệu quả là Xí nghiệp Thực phẩm, Xí nghiệp Chế biến hàng xuất khẩu, Xưởng Dược. Riêng Xí nghiệp May, tuy thời gian hoạt động ngắn nhưng cũng đem lạI một số hiệu quả kinh tế – xã hội.

Bên cạnh một số đơn vị làm ăn hiệu quả, có tích luỹ được cho ngân sách Quận, còn có một số đơn vị khó khăn trong hoạt động chưa có chiều hướng phát triển, một số đơn vị lâm vào tình trạng thua lỗ nặng phảI ngưng hoạt động hoặc giảI thể.

Khu vực ngoàI quốc doanh tuy cũng gặp không ít khó khăn, song với đặc đIểm là năng động, dễ thích ứng hơn quốc doanh, mặt khác Quận có vận dụng thực hiện một số chính sách hỗ trợ về thuế, vốn mặt bằngẶ do đó khu vực này có mức phát triển, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị tổng sản lượng toàn ngành (năm 1990 là 88%)hình thành tương đối rõ một số ngành thế mạnh như: chế biến lương thực thực phẩm, bao bì giấy, nhôm gia dụngẶ Nhiều cơ sở chú ý đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Trong khu vực này, xu hướng chung là chuyển dần từ hình thức tập thể sang tư nhân cá thể, trong đó có một số cơ sở không đúng tính chất tập thể đã đã cho giảI thể. LoạI hình xí nghiệp hợp doanh và xí nghiệp tư nhân không phát triển, ngay cả Xí nghiệp hợp doanh ĐIện cơ Bình Đông và Xí nghiệp tư nhân Yến Phụng, ý định tập trung của đầu tư, rút kinh nghiệm nhân rộng ra cũng không thành công. Các xí nghiệp đời sống do hoạt động không đúng thực chất, các đơn vị chủ quản không đủ khả năng quản lý nên đa số đã ngừng hoạt động. Kinh tế gia đình còn phát triển theo nhu cầu của thị trường từng lúc.

2. Về sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn:

Qua thực hiên Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân, người nông dân có chủ động sản xuất trên diện tích giao khoán. Tuy có xảy ra một số vụ tranh chấp ruộng đất, song vẫn giữ được thành quả đIều chỉnh ruộng đất, không thể xảy ra tình trạng nông dân không có đất để sản xuất. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp có phát triển. Giữ được 2 cây trồng chính là lúa và rau với năng suất ngày càng tăng (rau: năng suất 50 tấn/ha; lúa: 4,4 tấn/ha năm 1989 so với 3,5 tấn/ha năm 1988), con cá cũng được duy trì và phát triển, nhất là cá giống ở phường 16. Từng bước khôI phục lạI được điển hình hợp tác xã Phú Lợi. Quận có mức tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn như lắp đặt 2 đường dây đIện ở hợp tác xã Phú Sơn - phường 7 và hợp tác xã Quyết Thắng - phường 4; xây dựng cầu, đường nông thôn; tranh thủ UNICEF khoan một số giếng nước, trợ giá phân bón, hỗ trợ thuốc trừ sâu; miễn thuế theo Di chúc Bác Hồ cho nông dân. Tuy nhiên, một số cây, con không phát triển được như: Cây cói, đàn heo giảm sút mạnh do kém hiệu quả, một số con nuôI nghiên cứu thử nghiệm không thành công như con tôm, con bò sữa, trăn, gàẶ Một số công trình xây dựng có góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhưng về mặt hiệu quả kinh tế còn rất hạn chế. Đời sống của nông dân về vật chất và tinh thần nói chung còn nhiều khó khăn.

Các đơn vị quốc doanh trong khối nông nghiệp, ngoàI xí nghiệp Rạch Lào là còn hoạt động tuy kém hiệu quả, các đơn vị còn lạI đều phảI ngưng hoạt động do thua lỗ.

3. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu:

Hoạt động nhập khẩu có mức phát triển và thực hiện được một số yêu cầu của Nghị quyết Đại hội.

Thông qua hoạt động của Liên hiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, tranh thủ được các nguồn vốn vay cà hợp tác liên doanh với công ty nước ngoàI, đã xây dựng và đưa vào hoạt động Xí nghiệp Lông Vũ, Xí nghiệp May, nâng công suất hoạt động của Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, góp phần quan trọng trong việc tác động hình thành khá rõ nét ngành gia công, chế biến mặt hàng thuỷ hảI súc sản và may mặc. Hiện nay Liên hiềp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Quận đang triển khai mở Xí nghiệp May hiện hữu và xây dựng mới thêm một cụm Xí nghiệp May khác bằng thu hút nguồn vốn nước ngoàI, có khả năng giảI quyết nhiều lao động.

Hoạt động xuất nhập khẩu đang đứng trước tình hình có nhiều khó khăn về cơ chế xuất nhập khẩu, về thị trường xuất khẩu, về vốn và đòi hỏi Liên hiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu phảI hoạt động có hiệu quả để trả nợ vay.

4. Về thương nghiệp - Dịch vụ.

Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra là phảI tạo ra ở Quận 8 một thị trường bán buôn và bán lẻ nông - hảI - súc sản, lương thực thực phẩm, thời gian đầu nhiệm kỳ thông qua một số biện pháp như vận dụng chính sách thúê hợp lý, mở cơ chế cho phường làm, khuyến khích các đơn vị kinh tế Quận, phân công một số đơn vị làm đầu mối xuất khẩu gạo, có tạo được thị trường gạo buôn bán khá nhộn nhịp, phát triển nhiều cơ sở xay xát chế biến. Song, do chưa chuẩn bị được vê cơ sở cấu trúc hạ tầng để thu hút và hệ thống kho, bến kém hấp dẫn, thiếu vốn, một số đơn vị được phân công làm đầu mối thực hiện không tốt, việc đIều hành thiếu tập trung, và nhất là do cơ chế xuất khẩu nên không duy trì thực hiện đúng chủ trương này.

Thời gian qua, hoạt động thương nghiệp – dịch vụ có cố gắng hoà nhập vào nền kinh tế thị trường và đạt được kết quả nhất định, từng bước đầu tư phát triển một số cơ sở vật chất, làm thay đổi bộ mặt từng phần của Quận. Thành phần tư nhân tham gia vào hoạt động thương nghiệp dịch vụ ngày càng nhiều, vừa góp phần tạo ra thị trường thêm đa dạng và phong phú vừa gây sức ép và tạo sự cạnh tranh đối với thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã.

Mặc dù cố gắng trong tinh gọn tổ chức, cảI tiến phương thức kinh doanh, hoạt động của thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã vẫn bộc lộ nhiều lúng túng, yếu kém. Tuy có một số công ty kinh doanh có lãI, song do vốn tự có ít, chủ yếu hoạt động bằng vốn vay, lạI bị chiếm dụng vốn, đưa vào xây dựng cơ bản, để tư nhân lợi dụng trong hợp tác kinh doanh, nên nhiều đơn vị lâm vào tình trạng lỗ lã. Hầu hết các hợp tác xã tiêu thụ phường kinh doanh thua lỗ; Liên hiệp hợp tác xã Mua bán Quận đã ngưng hoạt động và giảI thể.

Qua thực hiện chủ trương phân cấp cho cơ sở nhằm khơI dậy tiềm năng cho cơ sở, đã xây dựng được trung tâm thương nghiệp cầu Chà Và, chợ Xóm Cuỉ, chợ Nhị Thiên Đường, chợ Ba Đình. Song trong quá trình tổ chức thực hịên do vừa thiếu kinh nghiệm, vừa không tuân thủ các nguyên tắc, phương châm chỉ đạo, nên có gây hậu quả nghiêm trọng và việc giảI quyết cũng khó khăn phức tạp. Việc đầu tư xây dựng khu trung tâm kinh tế văn hoá - dịch vụ – du lịch của Quận như Nghị quyết Đại hội xác định cũng vấp phảI các khuyết đIểm tương tự.

5. Về giao thông và kinh doanh kho bãI:

Ngành giao thông vận tảI có nhiều cố gắng khắc phục việc xuống cấp của hệ thống cầu đường trên địa bàn. Thông qua việc tích cực đeo bám tranh thủ nguồn vốn Thành phố, sử dụng nguồn thu lệ phí giao thông Thành phố để lạI cho Quận, đã sửa chữa được một số cầu, đường như Tùng Thiện Vương, Hưng Phú, Phong Phú, cầu Hiệp Ân, cầu số 1, 2, 3, xây dựng được một số cầu đường nông thônẶ Đồng thời cũng duy trì thường xuyên công tác duy tu bảo dưỡng cầu đường. Song việc sửa chữa còn mang tính chắp vá, chưa thật sự đổi mới được cấu trúc hạ tầng của Quận. Việc xác định sửa chữa cây cầu số 2 để làm sống dậy hệ thống nhà xưởng, mặt băng ở khu vợc phường 15, ngay sau Đại hội có được quan tâm chỉ đạo, đầu tư kinh phí để khảo sát thiết kế, song không thực hiện được. ở đây có do chủ quan, chưa đánh giá đúng khả năng thực tế. Việc thực hiện chủ trương để ngành giao thông tự lấy thu bù chi, ngân sách không trợ cấp không thể thực hiện được trong điiêù kiện cấu trúc hạ tầng của Quận ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.

Về kinh doanh kho bãI, giao thông thuỷ, ngay từ trước và sau Đại hội có tập trung chỉ đạo và tích cực tranh thủ đeo bám Thành phố giao được một số kho và hàng trăm tấn phương tiện thuỷ, đồng thời cũng đã hình thành công ty chuyên doanh về kho bãI và vận tảI thuỷ bộ để khai thác có hiệu quả thế mạnh nay. Đến nay, đã đưa được số kho và phương tiện thuỷ Thành phố giao vào hoạt động kinh doanh cùng với hệ thống kho do Quận quản lý, hình thành và đưa vào khai thác một số bến lên hàng đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra của Nghị quyết Đại hội là khôI phục và phát triển hệ thống kho tàng bến bãI và giao thông thuỷ chúng ta thực hiện chưa được bao nhiêu và trong quá trình hoạt động, Công ty dịch vụ kho bãI vận tảI thuỷ bộ lạI đI chệch hướng và vấp váp nghiêm trọng phảI tiến hành thanh kiểm tra và xử lý.

6. Xây dựng cơ bản và kinh doanh mằt bằng:

Nhằm từng bước nâng cao năng lực kinh doanh xây dựng và khai thác có hiệu quả thế mạnh về mặt bằng của Quận, cùng với việc củng cố kiện toàn Phòng xây dựng, đã hình thành được Công ty xây dựng và dịch vụ nhà trên cơ sở sáp nhập Xí nghiệp xây dựng sửa chữa nhà với Xí nghiệp quản lý phát triển nhà. Thời gian qua có tạp trung triển khai thực hiện phương hướng mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đạt được một số kết quả, tăng cường được một số cơ sở vật chất về kinh tế và xã hội của Quận. Đã xây dựng và hoàn thành được một số công trình phúc lợi xã hội, nhất là các công trình thuộc khối văn xã (như trường học). Riêng về nhà ở, đã xây dựng 315 căn (chỉ tiêu Nghị quyết là 220 căn). Có góp phần giảI quyết nhu cầu về nhà ở của nhân dânthông qua việc tổ chức xây dựng nhà bán trả góp (xây dựng được 120 căn) và quy hoạch hướng dẫn nhân dân tự xây. Đã quy hoạch được khu dân cư phường 5, quy hoạch cảI tạo khu nhà lụp xụp trên kinh rạch tạI phường 10 và phường 12, định hình được một số khu sản xuất công nghiệp: Chánh Hưng, Bình Đăng, An Dương Vương, khu phố 4 phường 1 (riêng khu Chánh Hưng và khu phô 4 phường 1 đã triển khai được một số cơ sở sản xuất).

7. Hoạt động của các ngành kinh tế tổng hợp:

Các ngành kinh tế tổng hợp có cố gắng vươn lên thực hiện vai trò tham mưu cho lãnh đạo trong đIều hành thực hiên Nghị quyết. Từng bước đI sâu có nắm tình hình và cung cơ sở tháo gỡ khó khăn. thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát và định kỳ có phân tích hiệu quả hoạt động của cơ sở, tích cực đề xuất và đeo bám tranh thủ các nguồn vốn vay, đảo nợ, tiếp vốn cho các đơn vị hiệu quả; phát hiện và ngăn chặn tình trạng lấy vốn sản xuất kinh doanh để làm nghĩa vụ tàI chính ở một số đơn vị; vận dụng chính sách thuế để hỗ trợ sản xuất, mạnh dạn cho chi thay ngân sách để đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng một phần kết cấu hạ tầng. Hoạt động của Ngân hàng có vươn lên đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế chung của Quận. Nguồn thu ngân sách từ kinh tế quốc doanh ngày càng tăng, ngân sách tuy chưa tự cân đối được song đảm bảo được lương, phụ cấp, trợ cấp chính sách và thực hiện các quy định, chế độ hiện hành, dù đôI lúc có chậm.

Hoạt động các ngành kinh tế tổng hợp cũng còn một số tồn tạI: chưa làm tốt việc cung cấp các thông tin kinh tế, dự đoán dự báo; huy động tàI chánh giữa các thành phần kinh tế chưa công bằng, còn thất thu lớn, nhất là thuế khu vực ngoàI quốc doanh; nguồn thu ngân sách thiếu tập trung, đIều hành vốn còn lúng túng, công tác giám sát và thẩm định tàI chính, kỹ thuật chưa đạt kết quả chính xác, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa đươc duy trì thường xuyên, việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê ở nhiều cơ sở không nghiêm.

8. Hoạt động khoa học – kỹ thuật:

Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ mới vào sản xuất ngày càng được các đơn vị sản xuất kinh doanh coi trọng. Một số đơn vị làm ăn có hiệu quả đã và đang mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm (như Xí nghiệp Thực phẩm, Xưởng DượcẶ) hoặc nghiên cứu thực hiện quy trình sản xuất một số mặt hàng mới (như Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu). Đã thực hiện đề tàI nghiên cứu khoa học về lịch sử và con người Quận 8, về tổ chức khai thác hệ thống kho tàng trên địa bàn. Đồng thời, đã tổ chức nghiên cứu thực hiện một số đề tàI như: máy chiết rót đằng áp, máy xay xát Ba Tô, chế biến sữa, song chỉ mới mang lạI ý nghĩa nghiên cứu khoa học chứ chưa ứng dụng vào sản xuất do thiếu tính khả thi, kém hiệu quả.

Hiện nay nhiều cơ sở sản xuất thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật, và việc khai thác, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có trên địa bàn cũng chưa tốt.

Nhìn chung, phương hướng mục tiêu, các biện pháp chủ yếu mà Nghị quyết Đại hội đề ra trên lĩnh vực kinh tế cơ bản là đúng đắn. Bước đầu khai thác các tiềm năng thế mạnh của Quận đạt được một số kết quả như đưa một số kho bến vào kinh doanh, quy hoach và từng bước triển khai xây dựng các khu nhà ở, cụm công nghiệp; tranh thủ Thành phốgiảI quyết được một bước cấu trúc hạ tầng; thông qua hoạt động xuất nhập khẩu và hợp tác liên doanh đã xây dựng và đưa vào sản xuất một số xí nghiệp mới giảI quyết được nhiều lao động. Các trọng đIểm mũi nhọn kinh tế được xác định từ đầu nhiệm kỳ và có mức tập trung đầu tư, chỉ đạo, đến nay một số mũi giữ được và có phát huy hiệu quả như: Liên hiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, Xí nghiệp Thực phẩm, Công ty xây dựng - Dịch vụ nhà.

Tuy nhiên, thế mạnh về kho bãI, mặt bằng, tay nghề lao động dồi dào của Quận chưa được tập trung khai thác và phát huy đúng mức, nhiều đơn vị kinh tế hoạt động kém hiệu quả, lỗ lã, kinh doanh chệch hướng, tiêu cực phảI đI đến ngưng hoạt động, giảI thể hoặc thanh kiểm tra xử lý; một số công trình kinh tế xây dựng dở dang, để lạI nợ nần, gây nhiều thiệt hạI kinh tế. Ngân sách luôn thiếu hụt, Thành phố phảI trợ cấp thường xuyên, do vậy, mục tiêu làm đủ ăn và có tích luỹ để phát triển kinh tế không thực hiện được. Nguyên nhân có phần do khách quan như xuất phát đIểm về kinh tế lẫn xã hội còn thấp, giao thông không thuận lợi và ngày càng xuống cấp nghiêm trọng cản ngạI cho phát triển và không thu hút được các nơI khác đến đầu tư. Nguồn vốn các đơn vị hạn hẹp phảI vay tín dụng đẻ sản xuất kinh doanh, máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu lạI bị sức ép cạnh tranh của thị trường, các thay đổi chính sách của cấp quản lý vĩ mô (lãI xuất tín dụng, thuế, cơ chế xuất nhập khẩuẶ).

Nhưng về chủ quan chúng ta đánh giá chưa đúng tình hình, có chủ quan, nóng vội, chưa đảm bảo được yếu tố khả thi trong thực hiện một số chủ trương (như việc giảI quyết cây số 2, quy hoạch các khu công nghiệpẶ); đầu tư chưa đúng mức cho một số mũi nhọn kinh tế, nhất là về vốn, cán bộ và cơ sở vật chất cho Công ty Kho bãI vận tảI thuỷ bộ; đội ngũ cán bộ chưa thích ứng kịp với sợ chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nhiều đồng chí có thể hiện trách nhiệm và nhiệt tình nhưng do thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên dẫn đến hậu quả (các chợ, khu phường 4). Bên cạnh đó, cán bộ lãnh đạo một số đơn vị kinh tế cơ sở báo cáo thiếu trung thực, có tiêu cực, không thực hiện đúng các nguyên tắc tàI chính kế toán (nông trường Duyên HảI, Công ty Dịch vụ kho bãI – vận tảI thuỷ bộ, cửa hàng kinh doanh vàng bạc, Xí nghiệp Lâm sản, Xí nghiệp Nông sản thực phẩm); quản lý Nhà nước về kinh tế không theo kịp tình hình; việc xử lý các vấn đề phát sinh trong các đơn vị kinh tế quốc doanh còn chậm và thiếu triệt để.

II. về thực hiện nhiệm vụ văn hoá - xã hội: chăm lo đời sống nhân dân:

- Sự nghiệp giáo dục có chuyển biến, từng bước nâng được chất lượng so nhiệm kỳ trước, nhất là sau khi củng cố lạI tổ chức Phòng Giáo dục. Qua thực hiện phong trào thi đua ỎDạy tốt, học tốtÕ, số lượng giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua, đơn vị tiên tiến ngày càng tăng; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông cấp I, II có nâng lên (cấp I từ 68,4% lên 82%; cấp II từ 82,9% lên 93%); khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên cấp I. Bước đầu có chú ý đào tạo nhân tàI như xây dựng một số lớp chuyên (trường Âu Dương Lân, Xóm Củi), lập quỹ bảo trợ tàI năng trẻ, thực hiên một số chế độ đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy giỏi. Đã xây dựng mới được 2 trường là Trần Nguyên Hãn và Âu Dương Lân, sửa chữa lớn nhiều trường khác, giảI toả được lớp ca ba. Thành lập được Trung tâm bổ túc văn hoá Quận. Công tác nuôI dạy trẻ và mẫu giáo bán trú có cảI thiện, giảm được tỷ lệ suy dinh dưỡng; mô hình nhóm giữ trẻ gia đình có chú ý chỉ đạo xây dựng. Với sự quan tâm của Quận cùng sự giúp đỡ của nhiều nhà hảo tâm, tổ chức nhân đạo nước ngoàI, xây dựng được trường Hy vọng để nuôI dạy trẻ em khuyết tật (đIếc, câm) và tổ chức một số mô hình dạy văn hoá, dạy nghề cho trẻ em nghèo ở phường 7, 8, 12. Uỷ ban bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em có nhiều hoạt động tích cực được Thành phố tặng bằng khen trong công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.

- Ngành y tế tập trung thợc hiện 10 nội dung của chương trình săn sóc sức khỏe ban đầu đạt kết quả khá và từng bước đI vào nề nếp, nhất là 3 chương trình trọng đIểm (tiêm chủng mở rộng, kế hoạch hoá gia đình, dinh dưỡng), giảm được tỷ lệ phát triển dân số hàng năm từ 0,03 – 0,05%, đến cuối năm 1990 còn 1,13%. Chất lượng khám và điiêù trị bệnh có được nâng lên qua việc: đưa bác sĩ về phường (hiện nay 15/16 trạm y tế phường có bác sĩ; 16 trạm y tế phường có nữ hộ sinh); đầu tư trang thiết bị y tế cho phòng khám đa khoa, phòng khám khu vực, nhà hộ sinh, các trạm y tế phường; thành lập mới hai Trung tâm kế hoạch hoá gia đình. Phòng chống dịch có được chú ý, hạn chế được các bệnh dịch, Việc chăm sóc sức khoẻ các gia  đình chính sách, cán bộ hưu và bảo vệ sức khoe cán bộ có được quan tâm. Hoạt động của Hiệu thuốc quốc doanh ngày càng phát huy hiệu quả; qua tăng cường trang thiết bị mới của Xưởng Dược, đã tăng được nguồn thuốc phục vụ nhân dân và tăng chất lượng dược phẩm.

- Công tác giáo dục truyền thống, giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần, văn hoá và truyền thống cách mạng của nhân dân địa phương được chú ý như đưa công tác giáo dục truyên thống vào nhà trường; giữ gìn và chăm sóc các bia truyền thống, đàI tưởng niệm; ôn lạI truyền thống bằng nhiều hình thức như tìm về các di tích cách mạng Đình Bình Đông, Hố Bần; phát triển các loạI hình văn hoá truyền thống địa phương như thi đố em, sinh hoạt câu lạc bộ cảI lương, thơ caẶ Hoàn thành bộ tư liệu Lịch sử và con người Quận 8 và bộ phim vidéo về truyền thống Quận 8. Các cơ sở văn hoá như: nhà văn hoá, Câu lạc bộ Lao Động, nhà truyền thống, thư viện được củng cố và khôI phục hoạt động, cùng việc phát triển các dịch vụ văn hoá đã đáp ứng phần nào nhu cầu văn hoá của nhân dân. Công tác thông tin tuyên truyền có bám yêu cầu phục vụ công tác của địa phương, Việc quản lý kinh doanh dịch vụ văn hoá được tăng cường, góp phần từng bước hạn chế những mặt tiêu cực của loạI hình văn hoá phẩm xấu.

- Phong trào thể dục thể thao được duy trì và có mức phát triển, tập trung là phong trào rèn luyện thân thể trong thanh niên học sinh. Một số bộ môn chủ lực của Quận tham gia thi đấu Thành phố đạt được một số thanh tích. Công tác đào tạo lực lượng năng khiếu duy trì tốt, đã góp phần cung cấp vận động viên cho đội tuyển Thành phố. Quận đã tranh thủ Thành phố kinh phí xây dựng sân đa môn nhằm tăng thêm cơ sở vật chất, cho hoạt động thể dục thể thao vốn đã thiếu thốn nhiều năm qua.

- Về thực hiện mục tiêu đời sống; mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Quận đã có nhiều cố gắng chăm lo diện gia đình chính sách, cán bộ về hưu, thương binh, cán bộ nhân viên hành chánh sự nghiệp, lực lượng vũ trang và nhân dân lao động nghèo bằng các biện pháp như: đảm bảo tiền lương, trợ cấp kịp thời trong tháng; trích 10% tổng quỹ lương cho bảo hiểm xã hội để chăm lo diện chính sách; phát động xây dựng quỹ bảo trợ chính sách, phong trào nhận đỡ đầu thương binh nặng, phong trào xây dựng nhà tình nghĩa (đã xây dựng 84 căn, sửa chữa 102 căn và cấp 11 căn nhà cho gia đình chính sách); thực hiện đIều tiết từ các đơn vị sản xuất kinh doanh để trợ cấp thêm cho cán bộ nhân viên khu vực hành chánh sự nghiệp, công tác cứu trợ được duy trì thương xuyên kịp thời, ngăn chặn được tình trạng đói xảy ra. Thông qua công tác xã hội từ thiện của Mặt trận các đoàn thể, đã góp phần thiết thực chăm lo đời sống trên địa bàn dân cư. Đã đầu tư làm nhà vệ sinh và một số cống thoát nước cho phường 10, 14, sửa chữa nhiều con hẻm lầy lội, giảI quyết các bô rác, nâng cấp đường Ba Đình, Phong Phú, Bình Đông, đào giếng cho nông dân ở các phường 1, 6, 7, 16. Đã giảI quyết được hơn 9 ngàn lao động có việc làm.

Công tác dạy nghề có chiều hướng phát triển tốt. Bên cạnh phong trào tổ chức dạy nghề rộng rãI trong một số tổ chức quần chúng, Trung tâm dạy nghề do có được đầu tư của Quận, tranh thủ được hỗ trợ của tổ chức EC, hợp tác với một số tổ chức ngòai Quận đã mở rộng được diện đào tạo (từ năm 1989 đến nay đào tạo được 921 học viên tốt nghiệp).

Những kết quả trên thể hiện rõ quan đIểm chăm lo đời sống nhân dân của Đảng bộ. Đặc biệt là phương thức hoạt động Nhà nước và nhân dân cùng làm đã huy động hàng trăm triệu đồng xây dựng các công trình phúc lợi tạI địa phương như sửa chữa đường sá, giảI quyết các vấn đề cụ thể về vệ sinh, đIện, nước, giữ gìn an ninh trật tự, đóng góp vào sự nghiệp giáo dụcẶ Qua đó càng thể hiện sinh động chính sách xã hội của Đảng có tác dụng sâu rộng trong nhân dân. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách xã hội vẫn còn nhiều tồn tạI: về giáo dục, chất lượng vẫn còn thấp so với các Quận nội thành, tỉ lệ cán bộ chủ chốt chưa học hết cấp 3 và cán bộ công nhân viên chưa học hết cấp 2 còn nhiều (38% và 43%), công tác xoá mù chữ đạt thấp và chưa triển khai đều ở các phường, tình trạng bỏ học (nhất là cuối lớp 7, đầu lớp 8) có chiều hướng tăng và đạo đức học sinh đang có biểu hiện sa sút đáng lo ngại. Vấn đề vệ sinh công cộng (cấp thoát nướcẶ) chưa thực hiện tốt. Công tác xây dựng văn hoá mới, con người mới chưa được tập trung, tệ nạn xã hội còn nhiều phức tạp. Thu nhập của những người ăn lương, người lao động nghèo, diện hưu trí còn ở mức thấp lạI thường xuyên chịu tác động của gía cả tăng lên càng làm cho cuộc sống luôn luôn căng thẳng.

III. về thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng:

Trước những biến động nhanh và phức tạp của tình hình trong nươc và thế giới, bọn phản động, bọn xấu cấu kết với các thế lực phản động trong và ngoàI nước lợi dụng tăng cường chống phả trên nhiều mặt với nhiều hình thức và nhiều thủ đoạn ngày nàng tinh vi; hoạt động các tôn giáo ngày càng có biểu hiện tăng cường nhằm phát huy thanh thế, tập trung lực lượng và kêu gọi đòi tự do tôn giáo, sự đổ vỡ của hệ thống hợp tác xã tín dụngẶ cũng làm phát sinh thêm sự phức tạp của tình hình, tạo đIều kịên cho bọn phản động, bọn xấu lợi dụng. Trước tình hình đó, về mặt lãnh đạo có chủ động đề ra các biện pháp như xây dựng và thực hiện Nghị quyết về công tác bảo vệ an ninh quốc gia; xây dựng và thực tập phương án phòng chống biểu tình và bạo loạn, xác định các Ỏđiểm nóngÕ để tập trung giảI quyết; tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng; củng cố lực lượng an ninh cơ sở; giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong việc tham gia bảo vệ an ninh trật tự. Do dó, về cơ bản có giữ vững được an ninh chính trị, bảo vệ an toàn các cơ quan và cán bộ lãnh đạo, các trọng đIểm kinh tế, văn hoá, đảm bảo yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Lĩnh vực trật tự xã hội có chuyển biến, huy động được sức mạnh tổng hợp trong giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát động liên tục với nhiều nội dung và hình thức, nhất là qua thực hiện các đợt cao đIểm tấn công các loạI tội phạm, ký kết liên tịch giữa các ngành và đoàn thể, kết nghĩa giữa các địa bàn giáp ranhẶ Qua đó, từng bước có trấn áp được bọn tội phạm hình sự, vận động được hàng trăm đối tượng phạm tội ra đầu thú; phá rã hàng chục băng, ổ, nhóm; hạn chế được tình hình phức tạp ở một số địa bàn trọng đIểm. Hoạt động của cơ quan tham mưu (ban chỉ huy thống nhất, ban cán sự quân sự, khối nội chínhẶ) có được duy trì nề nếp và thường xuyên.

Việc xây dựng lực lượng công an đạt dược một số kết quả, hai năm liền (1989 – 1990) được nhận cờ luân lưu của Uỷ ban nhân dân Thành phố dành cho khối Quận, huyện; có 23,91% số đơn vị quyết thắng và 32,6% số đơn vị tiên tiến, xoá dược đơn vị yếu kém; tỷ lệ cán bộ chiến sĩ sai phạm kỷ luật chiếm 1,14%.

Công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân có tiến bộ, nhất là thực hiện Nghị quyết về công tác quân sự địa phương. Cơ bản hoàn thành được chỉ tiêu tuyển chọn và gọi thanh niên nhập ngũ hàng năm. Công tác huấn luyện và xây dựng lực lượng dân quân tự vệ có được chú ý nâng lên về mặt chất lượng, đến nay đã xây dựng được 15 đạI đội và một trung đội dân quân tự vệ tạI phường, củng cố được 30/53 đầu mối tự vệ khối cơ quan xí nghiệp, cùng 1 trung đội cơ động tập trung tạI Quận, 1 đạI đội dân quân tự vệ cơ động chiến đấu và 5 phân đội binh chủng, đội ngũ cán bộ phường đội được củng cố, kiện toàn và có bước trưởng thành hơn. Bước đầu xây dựng được ý thức sẵn sàng chiến đấu, nhất là qua thực hiện các đợt diễ tập phòng thủ cơ bản. Công tác chính sách hậu phương quân đội có được chú ý chăm lo, có khơI dậy được phong trào giúp dân, đền ơn đáp nghĩa trong lực lượng vũ trang. Phong trào thi đua quyết thắng có được quan tâm, hàng năm có nâng lên được từ 1 – 2 đơn vị quyết thắng tiên tiến.

Các ngành kiểm sát, thanh tra, toà án, tư pháp đã có nhiều cố gắng góp phần chống vi phạm pháp luật, giữ gìn kỷ cương trong nội bộ và ngoàI xã hội. Ngành thanh tra, kiểm sát đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm sát chung theo yêu cầu, giúp lãnh đạo phát hiện và uốn nắn những lệch lạc, sai tráI trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế. Công tác xét xử và thi hành án có đảm bảo đúng luật định. Việc tuyên truyền phổ biến các bộ luật trong nội bộ và nhân dân có được quan tâm hơn. Đã thành lập phòng tiếp dân Quận, các khiếu nạI, tố cáo của công dân có được khẩn trương giảI quyết.

Tuy nhiên, lĩnh vực an ninh quốc phòng còn một số tồn tạI cần được khắc phục. Tình hình an ninh chính trị tuy giữ vững song chưa vững chắc, vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; trật tự xã hội chuyển biến chưa cơ bản, tình hình vi phạm, tội phạm không giảm, một số địa bàn trọng đIểm chưa được chuyển hoá triệt để, một số nơI bọn lưu manh, tệ nạn xã hội đang có chiều hướng phát triển. Lực lượng an ninh cơ sở, dân quân tự vệ tuy có được củng cố, xây dựng song khả năng huy động thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc quản lý xã hội bằng pháp luật chưa nghiêm, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa thật sâu rộng. Công tác xét xử thi hành án còn nhiều tồn đọng, việc bắt giam giữ một số trường hợp quá hạnẶ Các tồn tạI trên có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là: đầu tư chỉ đạo chưa tương xứng, chưa kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược, chưa dành thời gian đúng mức để chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết chuyên đề về công tác bảo vệ an ninh quốc gia và công tác quân sự địa phương, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu tình hình, tinh thần cách mạng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng có biểu hiện lơI lỏng. Công tác nắm tình hình, nắm địa bàn chưa chắc, chưa sâu, một số nơI chưa giành được thế chủ động trong trấn áp các loạI tội phạm; một bộ phận công an, lực lượng trinh sát trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, tính chiến đấu chưa cao. Pháp chế xã hội chủ nghĩa chưa được đề cao, công tác xử lý các vi phạm pháp luật còn chậm. Tình hình kinh tế – xã hội còn khó khăn, đời sống còn nhiều bức bách, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, thất học trong thanh thiếu niên ngày càng tăng và việc ngăn ngừa tình trạng các loạI văn hoá phẩm xấu, phản động chưa đạt hiệu quả cao cũng là nguyên nhân tác động làm cho tình hình an ninh trật tự thêm phức tạp.

IV. Công tác quần chúng:

Quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội tạo đIều kiện thuận lợi để cảI thiện cuộc sống của nhân dân, từng bước có làm cho quần chúng yên tâm sản xuất, buôn bán, làm ăn. Song, trước những biến động của các nước Đông Âu và Liên Xô, tâm trạng quần chúng có biểu hiện băn khoăn, lo lắng.

Sau Đại hội VI của Đảng bộ và nhất là saukhi có Nghị quyết 8B của Trung ương, công tác quần chúng của Đảng bộ có chuyển biền. Nhận thức và sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền về công tác quần chúng có được nâng lên, mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và đoàn thể có được duy trì và cảI tiền, từng bước tạo đIều kiện thuận lợi chi hoạt động của các đoàn thể (kinh phí, lương, cơ sở làm việcẶ). Đồng thời Mặt trận và các đoàn thể cũng có nhiều chuyển biến cố gắng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động phù hợp với tình hình mới, sát cơ sở, sát quần chúng, chăm lo giảI quyếtcác lợi ích chính đáng và nhu cầu bức xúc của quần chúng, Một số phong trào quần chúng được duy trì và đạt kết quả khá như: thi đua hoàn thành nhiệm vụ kinh tế – xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc, tổ chức dạy nghề và giới thiệu việc làm. Một số tổ chức xã hội mới được thành lập như: Hội cựu chiến binh, hội luật gia, hội làm vườnẶ nhằm tập hợp quần chúng theo ngành nghề để phát huy vai trò và khả năng đóng góp của họ.

- Tổ chức Công đoàn từng bước có vươn lên thực hiện vai trò tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ở các đơn vị kinh tế cơ sở, sắp xếp lạI bộ máy, lao động phát huy tinh thần làm chủ của công nhân viên chức qua Đại hội công nhân viên chức, bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo. Công tác giáo dục tư tưởng có được quan tâm thực hiện qua nhiều hình thức như học tập ỎLịch sử công nhân và công đoàn Quận 8Õ, hội thảo đợt sinh hoạt chính trị ỎTheo con đường Bác đã chọnÕẶ nhằm củng cố niềm tin, nâng cao ý thức giai cấp. Có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các chế độ, chính sách, phúc lợi tập thể, tham quan nghỉ mát, bồi dưỡng sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. Hệ thống công đoàn cơ sở được củng cố, kiện toàn một bước sau Đại hội Liên đoàn Lao động Quận. Có hơn 50% cơ sở vững mạnh. Một số phong trào được tập trung chỉ đạo và đạt kết quả khá, nhất là phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ kinh tế – xã hội, phong trào phát huy sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Hội nông dân có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, giảI thích các chủ trương, chính sách về ruộng đất, sản xuất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước; góp phần cùng chính quyền giảI quyết các vụ tranh chấp ruộng đất. Đồng thời đã động viên được bà con nông dấngiỏi, làm kinh tế phụ gia đình, vận động xây dựng nếp sống mới, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đI sâu nắm tâm tư nguyện vọng và kịp thời đề xuất cứu trợ hộ nông dân nghèo, tích cực tranh thủ hội VAC Thành phố đầu tư vốn, nông cụ cho nông dân.

- Hội Phụ nữ tập trung giáo dục động viên giới phụ nữ tham gia tốt công tác xã hội bằng nhiều hình thức tuyên truyền, hội thảo chuyên đề phù hợp và thiết thực đã nâng được khả năng thu hút phụ nữ tham gia tổ chức và thực hiện các cuộc vận động và Phong trào của Hội. Đã xây dựng được một số mô hình hoạt động khá tốt như xây dựng khu phố đIểm, tổ chức dạy nghề, giáo dục chuyển hoá phụ nữ chậm tiến. Công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em có được quan tâm thực hiện, nhất là việc tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm và thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Đã xây dựng 12/16 phường đạt phong trào khá.

- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc có phát huy vai trò của mình trong việc tăng cường khối đoàn kết toàn dân. Thông qua các đợt sinh hoạt dân chủ công khai lấy ý kiến quần chúng các giới góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân, phản ánh kịp thười tâm tư nguyện vọng của quần chúng, cùng với chính quyền giảI quyết các vấn đề bức xúc, những kiến nghị khiếu tố của nhân dân. Đã huy động được các tầng lớp nhân dân tham gia vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội của địa phương, phát huy phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm xây dựng một số công trình phúc lợi xã hội, nổi bật là công tác chăm lo đời sống trên địa bàn dân cư, công tác hoà giảI được quan tâm và thực hiện khá tốt đã góp phần ôn định xã hội, củng cố mối đoàn kết, tương trợ của nhân dân nơI cư trú.

Trong lĩnh vực tôn giáo, dân tộc, Mặt trận đã góp phần đưa các chính sách tôn giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước đến với bà con có đạo và người dân tộc. Bằng nhiều biện pháp mềm dẻo, khéo léo, kết hợp với việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đã động viên được bà con ngày càng hoà nhập vào cuộc sống chung. Tình hình quần chúng các giới có một số chuyển biến như sau: giới trí thức có đIều kiện phát huy năng lực, phấn khởi trước một số thành tựu đổi mới của đất nước, thiết tha cống hiến cho sự nghiệp phát triển kinh tế của Quận, số ít có tâm trạng lo âu trước tình hình khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dàI, những biến động chính trị ở Đông Âu. Liên Xô. Giới công thương gia, thân nhân Việt kiều có mạnh dạn hơn trong đầu tư vốn để phát triển sản xuất – kinh doanh nhưng cũng chưa thật an tâm vì chính sách thuế, một số chủ trương Nhà nước chậm cụ thể hoá. Đa số chức sắc các tôn giáo chấp hành tốt việc thực hiện các quy định của Nhà nước về tôn giáo, uqan tâm đến tình hình chính trị; một số khác cho rằng chính sách tôn giáo của Nhà nước chưa thoả đáng, có biểu hiện tăng cương hoạt động xã hội, phát triển tôn giáo. Bà con người Hoa, người Chăm có phấn khởi trước sự quan yâm về đời sống văn hoá, tinh thần nên trong sinh hoạt có nhiều tiến bộ.

- Hội cựu chiến binh sau khi thành lập có nhiều cố gắng trong xây dựng tổ chức và phát triển hội viên (đến nay xây dựng được 15/16 phường có chi hội, kết nạp được 337 hội viên). Bước đầu hội đã tham gia một số mặt công tác của địa phương như xây dựng Đảng, chống tiêu cựcẶ

Tuy nhiên công tác vận động quần chúng còn một số mặt yếu như sau: khả năng tập hợp quần chúng của các đoàn thể chưa cao: nhiều phong trào còn ở bề nổi chưa có chiều sâu: công tác giáo dục chính trị tư tưởng còn nhiều mặt yếu, chưa kịp thời; thực hiện 4 cuộc vận động chưa thành phong trào quần chúng sâu rộng. Một số đoàn thể còn lúng túng trong phương thức hoạt động; hệ thống tổ chức tuy được thường xuyên quan tâm củng cố nhưng hoạt động chưa đều, đội ngũ cán bộ thiếu ổn định; việc xây dựng lực lượng nòng cốt nhất là trong khu vực tôn giáo, người Hoa còn yếu. Nhiều cấp uỷ Đảng ở cơ sở chưa thật quan tâm chỉ đạo, kiểm tra giúp đỡ hoạt động của các đoàn thể. Mặt khác, các đoàn thể nhất là ở cơ sở gặp khó khăn về kinh phí hoạt động.

V. Về tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước và hoạt động của cơ quan dân cử:

Trong lãnh đạo, chỉ đạo, đIều hành công việc chung của Quận, đã phân đinh ngày càng rõ hơn chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước. Khắc phục được tình trạng bao biện làm thay; nâng được tính chủ động hoạt động của chính quyền. Từ sau khi được kiện toàn qua bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, việc quản lý điiêù hành của Uỷ ban nhân dân có nhiều tiến bộ; đã cụ thể hoá và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ V có kết quả trên nhiều lĩnh vực. Đã có những quyết định quản lý kịp thời, có hiệu quả trong việc giảI quyết một số tình hình kinh tế – xã hội trước những diễn biến phức tạp. Từng bước tách dần chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của cơ sở. Qua thực hiện chủ trương phân cấp chp phường có khơI dậy được tính chủ động sáng tạo của cơ sở, tinh thần dám nghĩ, dám làm, đã giảI quyết được nhiều vấn đề kinh tế – xã hội - đời sống của phường.

Tuy nhiên, việc quản lý của Nhà nước cũng còn nhiều mặt yếu kém. Nổi lên là việc quản lý đô thị, tình trạng xây cất bất hợp pháp, lấn chiếm ngày càng phát triển; còn buông lỏng kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh tế; việc đIều hành phối hợp giữa các cấp các ngành chưa thật đồng bộ; nhiều quyết định của chính quyền không được thực hiện một cách nghiêm túc.

Hoạt động của Hội đồng nhân dân Quận, phường có chú ý đI vào thực chất, chất lượng làm việc tốt hơn so với nhiệm kỳ trước. Quan hệ của Hội đồng nhân dân với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và cử tri chặt chẽ và thường xuyên hơn.

Tuy vậy, cho đến nay Hội đồng nhân dân Quận và phường một số hoạt động còn mang tính hình thức. Nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm của mình là người đạI diện cho cử tri.

VI. về công tác xây dựng Đảng:

- Công tác tư tưởng: được coi trọng và tiến hành liên tục, gắn với giảI quyết các nhiệm vụ đặt ra về kinh tế – xã hội và an ninh quóc phòng. Từng bước có đổi mới phương pháp tiến hành công tác tư tưởng với nhiều hình thức đa dạng, hướng mạnh vào việc quán triệt Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận, giáo dục những nhận thức mới, uốn nắn những lệch lạc về mặt tư tưởng, tăng cường thông tin thời sự. Nhiều cơ sở Đảng và một số ngành, đoàn thể có quan tâm hơn về lãnh đạo công tác tư tưởng, khơI dậy được không khí dân chủ, công khai trong thảo luận, bàn bạc giảI quyết các vấn đềẶ

Nhìn chung, công tác giáo dục tư tưởng thời gian qua có đạt được một số kết quả. ĐIều nổi bật nhất là tuy còn biểu hiện tâm trạng lo lắng trước những diễn biến phức tạp cuat tình hình trong nước và thế giới, song hầu hết đảng viên và quần chúng đều khẳng định được vai trò lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, dứt khoát không chấp nhận đa nguyên, đa Đảng, nhất là qua các đợt sinh hoạt chính trị góp ý kiến các văn kiện Đại hội VII của Đảng và Đại hội Đảng các cấp (vòng I). Đã tạo được tác động định hướng, củng cố nhận thức tư tưởng, sự nhất trí về quan đIểm, đường lối, Nghị quyết của Đảng, động viên được sự đóng góp công sức, trí tuệ của toàn Đảng bộ vào thực hiện nhiệm vụ chính trị chung.

- Về công tác tổ chức cán bộ: có mức tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được kết quả nhất định. Qua sơ kết bổ sung và thực hiện quy chế làm việc của Ban Chấp hành, mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, cơ quan dân cử và đoàn thể có bước cảI tiến; vai trò Hội đồng nhân dân thể hiện tính chủ động hơn, hoạt động của các đoàn thể có được quan tâm chỉ đạo và tăng cường cán bộ. Có phát triển mới được một số đơn vị phục vụ cho yêu cầu khai thác tiêm năng thế mạnh của Quận, đồng thời cũng kiên quyết giảI thể một số đơn vị không phù hợp với tình hình hoặc lam ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Tăng cường cán bộ cho văn phòng Quận uỷ và các Ban Đảng, hình thành được Trung tâm giáo dục chính trị của Quận và tạo được sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các ban Đảng trong tham mưu giúp Quận uỷ tiến hành công tác xây dựng Đảng. Bước đầu xây dựng được quy hoạch cán bộ dự bị các chức danh chủ chốt và thực hịên việc phân công phân cáp quản lý cán bộ. Công tác cán bộ có tập trung chỉ đạo, việc đIều động bố trí cán bộ được bàn bạc tập thể, phần lớn các chủ trương về bố trí cán bộ là đúng, nhiều đồng chí phát huy được, đảm bảo tính kế thừa và kết hợp được cán bộ nhiều độ tuổi ở mỗi đơn vị. Công tác chăm lo chính sách đối với đội ngũ cán bộ có được chú ý quan tâm, nhất là đối với cán bộ lão thành có nhiều cống hiến đã nghỉ hưu.

- Về nâng cao chất lượng đảng viên và sức chiến đấu của cơ sở Đảng, nhiệm kỳ qua đã mở được một số lớp nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực về công tác Đảng cho các cấp uỷ, bí thư cơ sở và trình độ nhận thức lý luận của đội ngũ cán bộ đảng viên. Trong hoạt động từng cấp uỷ cơ sở có chú ý nâng cao chất lượng đảng viên gắn với nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, coi trọng việc phân công, quản lý đảng viên. Việc củng cố cơ sở Đảng cũng được quan tâm hơn, nhất là qua thực hiện Nghị quyết 11 của Thành uỷ về củng cố tổ chức cơ sở Đảng. Hiện nay bộ máy cấp uỷ cơ sở đã được củng cố, kiện toàn một bước, hầu hết đảm bảo được về cơ cấu số lượng và phát huy được tác dụng; bên cạnh một số cơ sở vững mạnh, đã có một số cơ sở khá có nhiều khả năng vươn lên. Công tác phát triển Đảng có được quan tâm nâng lên về mặt chất lượng thông qua một số quy trình xét duyệt kiểm tra chặt chẽ. Số đảng viên phát triển trong nhiệm kỳ là 95.

- Công tác kiểm tra Đảng có được duy trì thường xuyên, liên tục gắn với giảI quyết các vụ việc tiêu cực của cán bộ đảng viên. Việc thực hiện phân cấp kiểm tra cho cơ sở có tạo được tác động tích cực, tăng cường được hoạt động kiểm tra của cơ sở, nhất là vấn đề kiểm tra đảng viên chấp hành đIều lệ Đảng, quản lý giáo dục đảng viên và duy trì nề nếp sinh hoạt của tổ chức Đảng. Sự phối hợp giữa Uỷ ban kiểm tra và Thanh tra Nhà nước ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn trong giảI quyết các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật, vi phạm phẩm chất của cán bộ đảng viên.

Tuy nhiên , công tác xây dựng Đảng cũng còn một số tồn tạI cần khắc phục. Vai trò lãnh đạo và chất lượng sinh hoạt của nhiều cơ sở Đảng, nhất là khu vực sản xuất kinh doanh, còn yếu kém; ở đây có do cơ chế, có lúng túng trong việc thực hiện vai trò kiểm tra giám sát của Bí thư cấp uỷ Đảng đối với hoạt động của giám đốc, thực hiện không tốt quy chế làm việc của cấp uỷ và nhất là do trình độ và năng lực của bí thư chưa ngang tầm. Chất lượng lãnh đạo tập thể ở nhiều cấp ủy, nhất là ở một số phường, còn yếu, chưa chuyển kịp với yêu cầu mới. Vai trò tham mưu giúp cấp ủy đIều hành chỉ đạo công tác xây dựng Đảng của các ban Đảng chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu trước tình hình mới. Chưa tạo được một đội ngũ đủ mạnh; việc đào tạo cán bộ chưa gắn với yêu cầu phát triển của Quận, chưa có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ lâu dàI; việc bố trí cán bộ đôI lúc chưa thật vì công việc; một số cán bộ qua cọ sát thực tiễn có bộc lộ sự yếu kém về bản lĩnh, phẩm chất đạo đức và thiếu tính trung thực. Việc tạo nguồn phát triển Đảng chưa được tập trung đúng mức. Trước diễn biến nhanh và phức tạp của tình hình, một bộ phận cán bộ đảng viên và quần chúng có biểu hiện giao động, lo lắng thiếu tinh thần học tập, rèn luyện và sa sút ý chí chiến đấu. Việc thực hiện dân chủ và kỷ luật trong Đảng còn nhiều mặt yếu, việc xem xét xử lý cán bộ đảng viên đôI lúc không kịp thời kéo dàI ảnh hưởng nhất định đến sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền, tạo tâm lý thiếu tin tưởng trong một bộ phận cán bộ đảng viên và quần chúng.

- Về hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

Trước tình hình và yêu cầu mới, hoạt động của Đoàn Thanh niên có gặp khó khăn, phong trào thanh niên có những mặt sa sút. Trong khi đó nhiều nơI cấp uỷ Đảng chưa quán triệt công tác thanh vậnlà vấn đề chiến lược của Cách mạng, chưa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn Thanh niên và phong trào thanh niên. Về phía chính quyền cũng chưa có cơ chế chính sách cụ thể đối với công tác thanh niên.

Mặc dù Đoàn có cố gắng tìm tòi đổi mới phương thức, tập hợp thanh thiếu niên bằng nhiều loạI hình; tổ chức được một số mặt hoạt động và tham gia một số phong trào có kết quả như phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác từ thiện xã hội, giới thiệu việc làm, bảo trợ tàI năng trẻ, xây dựng đIển hình thanh niên tiên tiếnẶ nhưngnhìn chung phương thức hoạt động của Đoan chậm đổi mới, còn lúng túng, chưa thật sự thích hợp với sự phát triển tâm lý xã hội của tuổi trẻ, thiếu sức hấp dẫn lôI cuốn thanh niên; công tác giáo dục niềm tin lý tưởng cho đoàn viên thanh niên con yếu; hệ thống tổ chức đoàn cơ sở ở nhiều nơI hoạt động yếu kém, thậm chí có nơI không sinh hoạt; một bộ phận cán bộ đoàn ngán ngạI công tác đoàn.

Trước tình hình trên, phảI nhanh chóng củng cố tổ chức Đoàn để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thời gian tới.

VII. nguyên nhân những mặt chưa làm đượcvà những bàI học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ:

Từ thực tiễn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ V có thể rút ra những nguyên nhân của mặt làm được, chưa được và những kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo như sau:

Nguyên nhân làm được:

1. Ban chấp hành Đảng bộ thể hiện là một tập thể lãnh đạo có phẩm chất chính trị vững vàng, đoàn kết nhất trí cao, có tháI độ tích cực đối với công cuộc đổi mới, quyết tâm và kiên trỉtong việc cụ thể hoá về mặt lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiệnph mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần V, làm chuyển biến tình hình các mặt. Có đảm bảo được sự lãnh đạo toàn diện, có Nghị quyết chuyên đề hoặc chủ trương để chỉ đạo thực hiện trên từng lĩnh vực, kịp thời nắm bắt và đIều chỉnh về mặt lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với thực tế diễn biến tình hình trong thời gian qua. Trong lãnh đạo có coi trọng thực hiện chính sách xã hội và chăm lo đời sống của nhân dân, diện chính sách, cán bộ hưu trí, l hưu trí, l vũ trang bằng nhiều biện pháp thực tế làm giảm được phần nào khó khăn, căng thẳng trong đời sống.

2. Đội ngũ cán bộ có trưởng thành hơn, qua cọ xát với thực tiễn đã xuất hiện những cán bộ năng động, sáng tạo trong công tác và sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

3. Thông qua hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể đã góp phần ổn định tư tưởng quần chúng, động viên các tầng lớp nhân dân khắc phục vượt qua nhiều thử thách khó khăn, hoàn thànhtốt nhiều chỉ tiêu vận động của chính quyền, đóng góp sức người, sức của, góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của địa phương.

4. Phương pháp lãnh đạo, lề lối làm việc được cảI tiến sửa đổi một bước thông qua quy chế, mối quan hệ làm việc giữa Quận uỷ với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận, các khối các ngành nói chung là tốt, giữ được chế độ nề nếp, sinh hoạt đều đặn và theo quy chế. Trong chỉ đạo của Quận uỷ có tập trung dồn sức vào giảI quyết các vấn đề trọng tâm, nóng bỏng, phức tạp, nhờ vậy mà giảI quyết được nhanh, hạn chế được thiệt hại.

5. Tranh thủ dược sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo và các ngành Thành phố, giảI quyết có hiệu quả một số khó khăn của Quận.

Nguyên nhân chưa làm được:

Những mặt chưa làm được, những thiếu sót, khuyết điiểm trên từng lĩnh vực mà báo cáo đã nêu, nguyên nhân có phần do tác động khách quan, nhưng về chủ quan chúng ta nhận thấy như sau:

1. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế chưa đánh giá đúng thực chất tình hình, nhất là chưa gắn chặt phương hướng phát triển của Quận với quy hoạch tổng thể phát triển chung của Thành phố. Có chủ quan nôn nóng không dự kiến hết khó khăn, không tính toán kỹ bước đI, áp đặt một ssố chỉ tiêu phát triển không đủ yếu ttó khả thi do đó đã không thực hiện được một số công trình cụ thể.

2. Công tác cán bộ chưa được chuẩn bị đầy đủ để đáp ứng ngay tình hình mới, một số trường hợp bố trí cán bộ không phù hợp, làm hạn chế năng lực cán bộ dẫn đến sai phạm, khuyết đIểm.

3. Chưa tăng cường đầy đủ hiệu lực quản lý, kiểm tra kiểm soát của Nhà nước, nên đã không phát hiện được hoặc ngăn chặn không kịp thời các phát sinh và tiêu cực ở một số đơn vị, địa phương dẫn đến làm hư hỏng cán bộ, thất thoát tàI sản của Nhà nước.

4. Công tác xây dựng Đảng còn nhiều mặt yếu, nhiều tổ chức cơ sở Đảng không phát huy được vai trò lãnh đạo kiểm tra mà tập trung là ở những đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động kém hiẹu quả. Tinh thần trách nhiệm, ý chí tiến công, năng lực phẩm chất của nhiều cán bộ đảng viên còn thấp và có mặt sa sút không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Những bàI học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo:

1. Đảm bảo sự đoàn kết nhất trí về tư tưởng và hành động trên các quan điểm, đường lối, Nghị quyết của Đảng trong Đảng bộ. Đây là bàI học rất quan trọng quyết định dến sự lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị. Trước tình hình khó khăn gay gắt và phức tạp càng đòi hỏi chúng ta phảI giữ vững và phát huy sự đoàn kết này.

2. Trong lãnh đạo phát triển kinh tế, yêu cầu đặt ra là phảI đánh giá đúng thực chất, khả năng, dự kiến được các khó khăn, xác định đúng bước đI và cách làm phù hợp mới đảm bảo được thành côngtrong tổ chứ thực hịên phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

3. Vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế – xã hội trong đIều kiện phát triển nên kinh tế thị trường nhiều thành phần, mở cửa ra bên ngoàI cần có cơ chế quản lý thích ứng, vừa tạo được môI trường hoạt động yhuận lợi để có đIều kiện phát triển, nhưng đồng thời phảI tăng cương kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, buộc các đơn vị. địa phương phảI tuân thủ các nguyên tắc, quy đinh của Nhà nước. Không vì mở cơ chế,  giao quyền chủ động, phân cấp cơ sở mà dẫn đến sai phạm, vi phạm luật pháp.

4. Trong chỉ đạo thực hiện, yếu tố quyết định thành công hay thất bạI là do đội ngũ cán bộ, do đó khi tình hình đã Ỏchín muồiÕ cần có sự thay đổi về mặt tổ chức, cán bộ thì phảI kiên quyết thực hiện để tránh phát sinh những vấn đề phức tạp, đồng thời phảI làm tốt công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ.

5. Trong thực hiện chính sách xã hội nếu chúng ta có biện pháp phát động tốt toàn xã hội chăm lo vận động sự đóng góp của các nhà hảo tâm, tranh thủ được sự giúp đỡ của các tổ chức nhân đạonước ngoàI, thì sẽ giảI quyết được nhiều vấn đề xã hội (như kết quả xây dựng nhà tình nghĩa, công tác giáo dục chăm sóc bảo vệ trẻ em, dạy nghề đIều tiết thu nhậpẶ).

6. Trong phong cách lãnh đạo, lề lối làm việc, chú ý khắc phục biểu hiện lấn sân, bao biện, làm thay công việc thuộc chức năng chính quyền của một số Bí thư và cấp Đảng cơ sở, nhất là phường. Nhưng đồng thời cũng phảI khắc phục sự buông lỏng vai trò lãnh đạo kiểm tra của cấp uỷ Đảng đối với cơ quan, chính quyền, thủ trưởng, giám đốc mà tập trung là ở đơn vị sản xuất kinh doanh. Tiếp tụcsơ kết bổ sung quy chế làm việc của Quận uỷ để làm rõ dần chức năng lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò quản lý, điiêù hành của Nhà nước chủ động, có hiệu quả.

Trên đây là những nội dung cơ bản mà Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Quận xác định đã được tổng kết đánh giá. Với quan đIểm và quyết tâm đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VII, mong Đại hội chúng ta thảo luận thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, khẳng định thành quả, phân tích sai sót, đấu tranh phê phán sai lần khuyết đIểm để xác định phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới.

Phần thứ hai

Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong 5 năm

1991 – 1995

Việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới có những khó khăn lớn là: khủng hoảng kinh tế – xã hội chưa chấm dứt, các thế lực thù địch vẫn đang tìm cách chống phá, tình hình quốc tế có những thay đổi lớn, nhất là tình hình Liên Xô gần đây. Nhận thức và năng lực quản lý đIều hành của các ngành, các cấp chưa đồng đều, chưa theo kịp với đòi hoie cuộc sống và sự nghiệp đổi mới; những mâu thuẫn xã hội gay gắt phát sinh trong quá trình phát triển các thành phần kinh tế, đầu tư của tư bản nước ngoàiẶ

Song, những thuận lợi mới mở ra cũng hết sức quan trọng và quyết định. Sự nghiệp đổi mới tiếp tục được khẳng định và đẩy mạnh, nhiều chủ trương chính sách cụ thể sẽ được ban hành nhằm đẩy nhanh tiến trình đổi mới quản lý kinh tế, quản lý xã hội; quan hệ kinh tế đối ngoạI được mở rộng tạo nhiều khả năng mở rộng thị trường, thu hút nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoàI để phát triển kinh tế. Nhữngkết quả đạt được, những baì học kinh nghiệm qua thực tiễn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ V sẽ tạo đIều kiện cho bước phát triển những năm tới.

Đồng thời, thực tế tình hình cũng chỉ ra một số khả năng, triển vọng phát triển kinh tế Quận là: Quận 8 vẫn là cửa ngõ, đầu mối giao lưu kinh tế với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về phía Tây Nam của Thành phố và trong tương lai cùng với việc xây dựng tuyến đường Bắc Nhà Bè, Quận sẽ có đIều kiện thuận lợi hơn trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Tiềm năng về tay nghề và lao động trong nhân dân về các ngành chế biến lương thực thực phẩm ( nhất là đồng bào người Hoa), may mặc, xây dựng, cơ khí sửa chữaẶ rất dồi dào, cần có sự tác động để phát triển mạnh mẽ. Mặt bằng còn nhiều, là cơ sở để xây dựng các khu vực sản xuất và dân cư, các khu công nghiệp đã được định hình sẽ phát huy hiệu quả phục vụ cho việc phát triển kinh tế. Kho tàng, bến bãI còn là tiềm năng, cần được đầu tư khai thác có hiệu quả. Một số cơ sở vật chất kỹ thuật đã xây dựng được trong nhiệm kỳ sẽ phát huy tác dụng.

Bên cạnh đó, những nhu cầu chính đáng và bức xúc của đời sống dân cư trên địa bàn đặt ra vấn đề cần được giảI quyết. Gần 2 vạn lao động chưa có việc làm, trong đó có gần 1 vạn cần có việc làn ngay. Thu nhập của một bộ phận nhân dân, nhất là cán bộ nhân viên khu vực hành chánh sự nghiệp, lực lượng vũ trang, diện chính sách, hưu trí còn thấp, hàng tháng phảI giảI quyết trợ cấp cho khoảng 600 – 700 người khó khăn về đời sống. Nhu cầu về nhà ở cũng là nỗi bức xúc đáng quan tâm, toàn Quận có khoảng 500 hộ cán bộ công nhân viên, diện chính sách chưa có nhà ở và hơn 3.800 nhà lụp xụp trên kênh rạch cần được giảI tỏa. Nước sinh hoạt còn khó khăn ở nhiều phường. Hệ thống cấu trúc hạ tầng cua Quận kém và ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, trở ngạI cho phát triển kinh tế của Quận. Đời sống văn hoá, trình độ dân trí còn thấp, các công trình phúc lợi xã hội còn ít. Nói chung, các nhu cầu cơ bản về đời sống của nhân dân là ăn ở, đI lạI, học hành, vui chơI, giảI trí còn rất thiếu thốn.

Từ những tiềm năng, khả năng và triển vọng của Quận, trước những nhu cầu bức xúc về đời sống của nhân dân, đòi hỏi Đảng bộ Quận phảI đề ra được những nhiệm vụ hết sức cụ thể để giảI quyết có kết quả tình hình trong 5 năm tới.

A. phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và những biện pháp chủ yếu:

I. phát triển kinh tế.

Về phương hướng chung, cơ cấu ngành kinh tế cần tập trung trong 5 năm tới là: sản xuất – dịch vụ – thương mạI, xuất nhập khẩu. Trong đó, ưu tiên phát triển các ngành: công nghiệp gia công may mặc xuất khẩu, công nghiệp chế biến thực phẩm, kinh doanh địa ốc, dịch vụ kho bãI – vận tảI thuỷ bộ, công nghiệp dược, công nghiệp bao bì - giấy. Như vậy các đơn vị cần tập trung đầu tư là: Liên hiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, Xí nghiệp thực phẩm, Công ty xây dựng dịch vụ nhà, Công ty dịch vụ kho bãI và vận tảI thuỷ bộ, Công ty dược phẩm, Xí nghiệp bao bì.

Theo phương hướng đó, nhiệm vụ cụ thể trên từng lĩnh vực như sau:

1. Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

Tập trung phát triển được các ngành thế mạnh, các ngành có thị trường xuất khẩu, có khả năng giảI quyết được nhiều lao động và phát huy được tay nghề lao động dồi dào của Quận như: chế biến lương thực thực phẩm, thuỷ hảI súc sản, may mặc, lắp ráp cơ khí đIện tử (gia công cho nước ngoàI), sửa chữa phương tiện vận chuyển thuỷ bộ. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 6 – 8%.

Đối với khu vực quốc doanh: trước yêu cầu cạnh tranh gay gắt của nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cần tập trung sắp xếp, xây dựng các xí nghiệp quốc doanh có đủ thực lực, hoạt động có hiệu quả, từng bước hiện đạI hoá thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến, vươn lên đảm đương được vai trò chủ đạo, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác trong một số ngành chủ lực như chế biến lương thực thực phẩm, thuỷ hảI súc sản, may mặc, sửa chữa phương tiện vận chuyển thuỷ bộẶ Đồng thời phảI kiên quyết giảI quyết dứt đIểm các xí nghiệp làm ăn thua lỗ, tìm nguyên nhân để tiếp tục củng cố lạI hoạt động hoặc cho giảI thể. Trước mắt trong các năm 1991 – 1993, thực hiện có kết quả việc sắp xếp lạI các xí nghiệp quốc doanh và định hướng hoạt động như sau:

- Xí nghiệp thực phẩm tập trung đẩy nhanh việc đổi mới công nghệ hiện đạI để nâng cao năng lực sản xuất, năng suất chất lượng sản phẩm và hoạch định được chiến lược sản phẩm với 4 mặt hàng chủ lực là nước ngọt, rượu nhẹ, nước suối, bia 50. Từng bước bố trí lạI mặt bằng sản xuất theo hướng giảm bớt đầu mối; nâng cấp nhà xưởng.

- Xây dựng Hiệu thuốc quốc doanh thành Công ty Dược phẩm Quận, từng bước đổi mới công nghệ và xây dựng chiến lược sản phẩm để phát huy vai trò chủ đạo trong lưu thông phân phối thuốc, và mở rộng thị trường tiêu thụ dược phẩm tự sản xuất.

- Xây dựng phương án thành lập và từng bước đưa vào hoạt động xí nghiệp Khai thác chế biến Nông thổ sản trực thuộc Liên hiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Nghiên cứu lập luận chứng thành lập mới xí nghiệp quốc doanh bao bì của Quận trên cơ sở tổ chức lạI sản xuất xí nghiệp In nhằm tập trung phát triển công nghiệp bao bì giấy trên địa bàn.

Đối với khu vực ngoàI quốc doanh: bằng các chính sách, chủ trương và các đòn bẩy kinh tế, tạo đIều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế ngoàI quốc doanh. NgoàI những hình thức hiện nay như Công ty cổ phần, Xí nghiệp tư nhân, Công ty tư nhânẶ Trước mắt, xúc tiến thành lập Công ty cổ phàn cơ đIện Quyết Tiến giữa Xí nghiệp Cơ khí và Hợp tác xã Quyết Tiến để rút kinh nghiệm. Về kinh tế tập thể, chủ yếu tập trung nâng cao chất lượng, củng cố các tổ hợp, hợp tác xã hoạt động theo đúng tính chất, kiên quyết đưa ra cá thể, tư nhân các cơ sở tập thể hình thức. Có biện pháp tích cực động viên các hộ sản xuất cá thể, gia đình phát triển mạnh và hướng vào các mặt hàng có khả năng xuất khẩu, thông qua thân nhân nước ngoàI để từng bước hiện đạI hoá trang thiết bị và nâng quy mô sản xuất.

2. Sản xuất nông nghiệp:

Cùng với quá trình đô thị hoá, sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, lao động nông nghiệp dần dần chuyển sang lao động công nghiệp. Do đó trong 5 năm tới chủ yếu phát triển trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ.

Về cây trồng và phát triển cây lúa. Phấn đấu đưa diện tích lúa hè thu lên 300 ha và năng suất bình quân từ 4,5 – 5 tấn/ha/vụ, áp dụng kịp thời các giống lúa mới vào đồng ruộng, tổ chức chương trình khuyến nông theo hướng dẫn của Thành phố, tạo đIều kiện cho nông dân chủ đọng về vật tư nông nghiệp. Có biện pháp thâm canh tăng năng suất, sản lượng cói và rau trên diện tích hiện có.

Về con nuôI, đầu tư và khuyến khích nông dân phát triển mạnh nghề nuôI cá giống, nhất là trong khu vực Hợp tác xã Phú Định. Cố gắng khôI phục lạI đàn heo trong nhân dân. Đến năm 1992 hoàn thành dứt đIểm công tác đIều chỉnh ruộng đất và cấp giấy chứng nhận tạm thời quyền sử dụng đất. Song song đó, nghiên cứu thực hiên phương án chuyển hình thức cơ sở từ dạng tập đoàn sang kinh tế hộ ở phường 5 và phường 15. Có biện pháp nâng cao chất lượng các hợp tã xã nông nghiệp, ban quản lý hợp tác xã phảI chủ động chuyển mạnh sang dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Xí nghiệp Rạch Lào cần đổi mới phương thức kinh doanh, hướng mạnh sang dịch vụ cung cấp giống, thức ăn gia súc và sản xuất gà thịt, cá thịt và cá giống là chủ yếu.

3. Về kinh doanh dịch vụ kho bãI, vận tảI thuỷ bộ:

Trong thời gian tới, kho bãI vẫn là thế mạnh của Quận song còn ở dạng tiềm năng. Do đó, cần có sự tập trung đầu tư đúng mức để biến khả năng thành hiện thực, theo hướng sau:

- Quy hoạch lạI hệ thống kho bãI theo tuyến đương bộ và đường thuỷ, nhất là hệ thống kho dọc bến Bình Đông (tập trung phường 11, phường 13) và xem đây là hệ thống kho chủ lực của Quận để tiến đến chuyên môn hoá kho tàng theo mặt hàng cụ thể, gắn với tổ chức các hoạt động phục vụ cho dịch vụ kho bãi. Kiến nghị Thành phố giao thêm một số nhà kho. Nghiên cứu và có phương án hợp tác với các đơn vị Trung ương, Thành phố có kho đóng trên địa bàn Quận để cùng khai thác kinh doanh.

- Cùng với việc tổ chức khai thác có hiệu quả các bến phường 10, phường 8 trong năm 1992, tập trung đầu tư cảI tạo và xây dựng lạI bến lên hàng phường 1. Trước mắt có thể thực hiện phương án từng phần qua nhiều giai đoạn theo quan điểm lấy ngắn nuôI dài. Về vốn đầu tư, tranh thủ nguồn vốn vay dàI hạn để xây dựng cơ bản, có thể thực hiện bằng cách huy động vốn cổ phần, hoặc bằng cách liên doanh với tư nhân dưới hình thức ăn chia. Đồng thời về lâu dàI, tranh thủ Thành phố để khai thác Cảng sông Phú Định theo quy hoạch chung của Thành phố.

Tiếp tục kiến nghị Thành phố để tăng cường thêm phương tiện vận tảI thuỷ và tổ chức quản lý hoạt động số phương tiện vận tảI thuỷ hiện có. Song song đó, tổ chức quản lý và hoạt động lực lượng vận tảI bộ. Về lâu dàI, việc tổ chức quản lý kinh doanh vạn tảI thuỷ bộ của Công ty liên doanh phảI thực hiện việc tạo vốn bằng cách lấy vốn từ kinh doanh kho, bến đầu tư trở lạI, phát triển kho bến, đồng thời xác định rõ lạI chức năng, nhiệm vụ của mình là tổ chức khai thác và kinh doanh dịch vụ kho bãI, dịch vụ vận chuyển hàng hoá theo đường thuỷ bộ gắn với dịch vụ kho bãI, tổ chức các cửa hàng kinh doanh nhiên liệu, phụ tùng thay thế cho các phương tiện vận tảI thuỷ bộ ở các bến lên hàng.

4. Về xây dựng cơ bản, kinh doanh nhà đất.

Trong 5 năm tới, nhiệm vụ trên lĩnh vực xây dựng cơ bản, kinh doanh nhà đất tạp trung theo các hướng sau:

- Các công trình phúc lợi xã hội: Tiếp tục nâng cấp hoàn chỉnhphòng khám đa khoa, trong năm 1991 – 1993 xây dựng mới lạI trường Xóm Củi, năm 1994 – 1995 xây dựng lạI trường Khánh Bình và Lê Lai. Tích cực kiến nghị Thành phố ghi vào kế hoạch hàng năm nguồn vốn xây dựng các công trình này. Xây dựng khu vực Quận uỷ, Uỷ ban để tập trung các cơ quan của Đảng và chính quyền.

Các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh: Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh chợ Xóm Củi, cảI tạo xây dựng lạI khu phố thương nghiệp cầu Chà Và và cửa hàng bách hoá theo hướng quy hoạch xây dựng ở đây thành một khu trung tâm của Quận.

Lập lạI luận chứng kinh tế kỹ thuật về khai thác xây dựng khu dịch vụ du lich phường 4 trên cơ sở đảm bảo được tính khả thi và phù hợp với đIều kiện, khả năng của Quận.

- Có kế hoạch khai thác hiệu qủa các khu sản xuất công nghiệp đã quy hoạch, nhất là các khu Bình Đăng, Chánh Hưng, khu phố 4 phường 1. Trước mắt, trong năm 1991 – 1993, tạo đIều kiện thuận lợi về xây dựng cơ bản để đưa vào hoạt động cụm công nghiệp may mặc mới và xí nghiệp May mở rộng, nghiên cứu, xây dựng lạI lụan chứng khu Bình Đăng theo hướng là khu dân cư và sản xuất công nghiệp.

- Về công trình nhà ở: đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về nhà ở của nhân dân, phấn đấu đến năm 1995 xây dựng được 2.000 căn nhà dưới nhiều dạng (gồm 600 căn nhà trả góp, 400 căn kinh doanh và đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo mặt bằng cho nhân dân tự xây dựng khoảng 1.000 căn) gắn với việc giảI toả nhà lụp xụp ở xóm Đầm, kênh Nhật Đào phường 10 và từng bước giảI toả nhà lụp xụp khu Xóm Ruộng phường 12, tạo tiền đề cho việc giảI tỏa cơ bản nhà lụp xụp vào năm 2.000. Về vốn bao gồm các nguồn vốn của Thành phố: vốn hỗ trợ, đầu tư của các tổ chức từ thiện quốc tế; vốn vay, vốn tự có qua hoá giá nhà và kinh doanh mặt bằng; vốn trong dân.

- Kiến nghị Thành phố giao cho Quận hoặc có phương án cùng hợp tác với Viện ĐIều dưỡng Thành phố sửa chữa nâng cấp 12 biệt thự ở khu 2 Viện đIều dưỡng đưa vào phục vụ kinh doanh du lịch, nghỉ mát.

- Công ty xây dựng dịch vụ nhà phảI mở rộng phương thức hoạt động theo hướng xây dựng và kinh doanh nhà đất, bất động sản khác; quản lý và dịch vụ nhà cửa (trùng tu, bảo trì sửa chữa); sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng.

- Tăng cường hơn nữa công tác quản lý xây dựng. Các công trình xây dựng phảI đảm bảo được yêu cầu là có luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt và theo quy hoạch tổng thể mặt bằng phát triển của Quận.

- GiảI quyết tốt việc lấn chiếm lòng lề đường, vệ sinh môI trường, thường xuyên phát động phong trào vệ sinh làm đẹp đường phố trên cơ sở tổ chức ttốt hoạt động của xí nghiệp Công trình Đô thị và Đội quản lý trật tự đô thị.

5. Thương nghiệp dịch vụ:

Trong thời gian tới, thương nghiệp dịch vụ phảI đổi mới phương thức kinh doanh, tạo được thị trường bán buôn hàng nông sản thực phẩm, thuỷ hảI súc sản, tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ về đời sống, văn hoá, du lịch. Chuẩn bị một số cơ sở vật chất kỹ thuật, phương pháp tiếp cận, nghiên cứu thị trường để thực hiện chức năng giao dịch thương mạI, làm tổng đạI lý, đạI lý cho các tổ chức kinh tế trong và ngoàI Quận, có thể cả các tổ chức kinh tế nước ngoàI, khai thác có hiệu quả vị trí đầu mối giao lưu kinh tế của Thành phố

Để thực hiện được phương hướng trên, trong các năm 1991 – 1993, cần tập trung một số yêu cầu sau:

- GiảI quyết các tồn tạI chung quanh việc xây dựng các chợ vừa qua, đồng thời có biện pháp khai thác có hiệu quả, tạo được hoạt động nhộn nhịp của các chợ gắn với việc xây dựng các khu dân cư mới.

- Từng bước xây dựng khu trung tâm kinh tế của Quận theo quy hoạch.

- Tổ chức sắp xếp lạI các Công ty, cửa hàng theo hướng thu gọn đầu mối, chấm dứt một cách triệt để tình trạng tư tưởng núp bóng, tạo ra một lực mới nhằm thực hiện được phương hướng của Nghị quyết Đại hội. Việc tổ chức sắp xếp lạI phảI xuất phát từ yêu cầu khách quan, đảm bảo được yêu cầu là: giảI quyết được các tồn tạI, nhất là về công nợ, cán bộ, phương thức hoạt động, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị và trả về đúng chỗ những hoạt động trùng lắp, co luận chứng kinh tế kỹ thuật, có cơ sở khoa học, có tính thuyết phục.

- Có biện pháp cụ thể khuyến khích phát triển các Công ty thương nghiệp tư nhân kinh doanh trong các lĩnh vực, ăn uống, du lịchẶ

- Tăng cường công tác quản lý thị trường, góp phần tích cực hạn chế và ngăn chặn nạn buôn lậu, hàng gian, hàng giả.

6. Xuất nhập khẩu:

Nhiệm vụ chủ yếu của nganh xuất nhập khẩu là:

- Đẩy mạnh hoạt động các xí nghiệp trực thuộc: Tăng cường liên kết liên doanh với các tỉnh để tạo nguồn nguyên liệu ổn định, sử dụng hết công suất của xí nghiệp chế biến thuỷ hảI súc sản; tích cực tìm thị trường ổn định hoạt động Xí nghiệp Lông vũ. Mở rộng xí nghiệp May hiện hữu và xây dựng sớm đưa vào hoạt động cụm may mặc ở khu vực Chánh Hưng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất nhiều mặt hàng và khép kín sản xuất hàng may mặc, khai thác tốt tiềm năng về tay nghề và lao động ngành may mặc cuả Quận, qua đó tạo khả năng giảI quyết cho khoảng 5.000 – 6.000 lao động trong năm 1992 – 1993, với biện pháp giảI quyết chủ yếu về vốn là: kiến nghị Thành phố cho vay từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, ngân sách Quận có mức ưu tiên đầu tư và huy động vốn qua hợp tác liên doanh với bên ngoài.

- Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, ngiên cứu tổ chức xây dựng một số cơ sở công nghiệp mới về lắp ráp cơ khí, đIện tử (chủ yếu là gia công cho nước ngoàI).

- Phấn đấu vươn lên làm đầu mối trong việc mời gọi đầu tư nước ngoàI, chuyển giao công nghệ. Mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước ngoàI (trong đó chú ý thêm về thị trường các sản phẩm may, thêu và các sản phẩm từ cây cói để có biện pháp tác động phát triển kinh tế gia đình góp phần giảI quyết việc làm và ổn định cuộc sống của nhân dân).

- Tạo đIều kiện cho xí nghiệp trực thuộc vươn lên làm ăn ngày càng có hiệu quả, đủ sức hoạt động độc lập để tiến tới tách khỏi Liên hiệp và Liên hiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện chức năng chủ yếu là trung tâm giao dịch thương mạI xuất nhập khẩu. Trong thời gian trước mắt xây dựng quy chế phân cấp  quản lý và mối quan hệ làm việc giữa Liên hiệp và các xí nghiệp trực thuộc Liên hiệp.

7. Các biện pháp chủ yếu để phát triển kinh tế.

- GiảI quyết cấu trúc hạ tầng: Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế Quận. NHưng bản thân Quận không tự giảI quyết được. Do đó phảI kiến nghị Thành phố cùng hỗ trợ giảI quyết nhằm khắc phục tình trạng hệ thống cầu đường nhỏ hẹp, xuống cấp nghiêm trọng, đảm bảo giao thông bình thường trên địa bàn và thông thoáng giao thông với các Quận nội thành, tạo đIều kiện thu hút đầu tư bên ngoài. Cụ thể, cùng với việc sửa chữa cầu Chữ Y phảI giảI quyết cho được việc nâng cấp và mở rộng cầu Chà Và trong năm 1992 và xây dựng mới cầu Nguyễn Tri Phương nối Quận 5 với Quận 8, nối dàI một số đường của Quận với tuyến đường Bắc Nhà Bè; mở rộng một số đường mới đến các khu dân cư và sản xuất công nghiệp được quy hoạch, sửa chữa nâng cấp một số cầu đường chính của Quận, gắn với giảI quyết cơ bản hệ thống cấp thoát nước, đIện cho sản xuất và tiêu dùng; có kế hoạch nạo vét một số đoạn của Kinh ĐôI và Kinh Bến Nghé phục vụ cho nhu cầu lưu thông đường thuỷ và khai thác dịch vụ ở các bến lên hàng của Quận.

- GiảI quyết các vấn đề vốn: chủ yếu huy động từ các nguồn:

+ Kiến nghị Thành phố tăng vốn lưu động định mứa hàng năm; hỗ trợ nguồn vốn vay xây dựng cơ bản dàI hạn để triển khai các chương trình phát triển sản xuất kinh doanh.

+ Đẩy mạnh hoạt động liên kết liên doanh để thu hút nguồn vốn bên ngoài.

+ Khai thác có hiệu quả thế mạnh về kho tàng, bến bãI mặt bằng và xem đây là nguồn vốn tự có của Quận.

+ Huy động nguồn vốn trong dân thông qua việc sử dụng các hình thức sở hữu thích hợp như công ty, xí nghiệp cổ phần, cổ phần hạn chế, tư nhân.

- Có kế hoạch đào tạo cán bộ đủ mạnh đáp ứng được yêu cầu mới, bao gồm cả ba loạI cán bộ: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kinh tế trong chỉ đạo, kiểm tra và giúp đỡ cơ sở tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất kinh doanh. Tiến hành tổ chsc sắp xếp lạI các đơn vị sản xuất kinh doanh, chỉ đạo việc thành lập hội đồng quản trị trong các xí nghiệp quốc doanh khi có chủ trương.

- Tăng cường hoạt động của các ngành kinh tế tổng hợp:

+ TàI chánh phảI tham mưu tốt cho Uỷ ban trong việc xử lý tàI chánh đối với đơn vị giảI thể, sáp nhập hoặc củng cố lạI hoạt động. Kiến nghị và tích cực đeo bám tranh thủ các nguồn vốn của Thành phố, nhất là vốn lưu động định mức, vốn xây dựng các công trình phúc lợi xã hội hàng nămẶ Thực hiện tốt công tác huy động tàI chánh hợp lý  nhằm khuyến khích phát triển, đổi mới công nghệ đối với các đơn vị quốc doanh. Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê, thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất kế toán tàI chánh, hạch toán và phân phối lợi nhuận ở các đơn vị. Hướng dẫn và kiểm tra chế độ bảo tồn vốn.

+ Ngân hàng phảI đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện xoá bỏ bao cấp về tín dụng và áp dụng một lãI suất cho vay theo chủ trương chung.

+ Thuế phảI làm tốt việc đIều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và tích luỹ ngân sách. Trước mắt, cần khắc phục có hiệu quả tình trạng thất thu thuế khá lớn trong khu vực ngoàI quốc doanh. Triệt để khai thác các nguồn thu để tăng cho ngân sách và thực hiện chính sách miễn giảm thuế đúng luật nhằm khuyến khích sản xuất phát triển, nhất là đối với các đơn vị quốc doanh mới thành lập, đơn vị làm ăn có hiệu quả đã và đang đổi mới công nghệ, những cơ sở sản xuất mới ở các khu công nghiệp của Quận.

+ Kế hoạch – Thống kê phảI làm tốt chức năng tham mưu cho uỷ ban chỉ đạo đIều hành kế hoạch. Hiện nay, công tác xây dựng kế hoạch của cơ sở cũng là khâu còn yếu, do đó cần có biện pháp hướng dẫn, giúp đỡ cho cơ sở về công tác này nhằm giúp cơ sở xâm nhập vào nên kinh tế thị trường, xử lý tốt các mâu thuẫn giữa yêu cầu và khả năng, hoạch định được chiến lược sản phẩm và chiến lược phân phối, làm tốt công tác thông tin kinh tế, thông tin tiếp thị và khoa học kỹ thuật để có những dự đoán, dự báo chính xác.

II. chính sách xã hội.

1. GiảI quyết việc làm và đời sống:

Phấn đấu mỗi năm giảI quyết bình quân từ 4.000 – 4.500 lao động có việc làm. Các biện pháp chủ yếu để giảI quyết là: tăng cường năng lực sản xuất của Quận (như mở rộng xí nghiệp may, xây dựng cụm công nghiệp may mặc mới, thành lập một số đơn vị sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư để phát huy hiệu quả hoạt động các khu sản xuất công nghiệp đã được định hình, khuyến khích các thành phần kinh tế đã được định hình, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh dịch vụ); mở rộng và nâng cao chất lương đào tạo của Trung tâm dạy nghề, nghiên cứu hình thành Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp và dạy nghề, xây dựng quỹ bảo trợ dạy nghề và giảI quyết việc làm huy động từ nhiều nguồn để thực hịên miễn giảm đối với các đối tượng chính sách và dân nghèo, hình thành Trung tâm dịch vụ cung ứng lao động và giảI quyết việc làm do Đoàn thanh niên làm chủ đề án, khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề của các đoàn thể; thành lập Ban chỉ đạo giảI quyết việc làm do Thường trực Uỷ ban chủ trì nhằm tạo sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các ngành, đơn vị, đoàn thể trong việc xây dựng và thực hiện chuyên đề về giảI quyết việc làm gắn với dạy nghề; nghiên cứu phương án và có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ để phát triển kinh tế gia đình, tạo đIều kiện cho người lao động tự tạo việc làm và tìm nơI làm việc.

Thu nhập còn ở mức thấp của một bộ phận nhân dân, nhất là cán bộ nhân viên hành chánh sự nghiệp, lực lượng vũ trang, diện chính sách và cán bộ hưu trí, đang đặt ra hết sức bức bách cần phảI giảI quyết. Trong khi chờ đợi có sự cảI cách chế độ tiền lương thống nhất từ Trung ương, gắn với việc giảI quyết chung của Thành phố, Quận phảI tích cực tìm biện pháp, phương cách xây dựng quỹ đời sống, trước mắt là giảI quyết cho một số đối tượng khó khăn nhất trong các đối tượng đã nêu trên (khoảng 600 – 700 người). Cụ thể từ năm 1992, trợ cấp tối thiểu 10 kg gạo/tháng/người, ngoàI chính sách chung của Nhà nước. Những năm sau đó, nếu có đIều kiện kinh tế phát triển sẽ mở rộng thêm đối tượng và nâng mức trợ cấp lên. Để đạt mục tiêu trên cần tập trung một số biện pháp; tiếp tục vận động đIều tiết thu nhập đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả; tổ chức mới một số xí nghiệp đời sống của QuậnẶ

Tiếp tục xây dựng quỹ bảo trợ chính sách xã hội, bảo trợ hưu trí, đẩy mạnh các hoạt động từ thiện xã hội để cứu trợ, giúp đỡ kịp thời các đối tượng xã hội gặp khó khăn bức bách về đời sống. Phát động phong trào đỡ đầu thương binh nặng, gia đình liệt sĩ nghèo, neo đơn. Cùng với vịêc giảI quyết nhà ở chung của Quận, phát đông phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, phấn đấu mỗi năm xây dựng và sửa chữa được 40 căn nhà.

Các ngành chức năng, Mặt trận và các đoàn thể cùng phối hợp chặt chẽ trong thực hịên các chuyên đề như ngăn ngừa và hạn chế tệ nạn ma tuý, mãI dâm, tệ say rượu và mê tín dị đoan, chăm sóc người bất hạnh tàn tật và trẻ em nghèo. Tạo đIều kiện giúp đỡ hoạt động chi hội người mù trong việc dạy chữ, dạy nghề để giảI quyết việc làm. Đảm bảo việc huy độngvà sử dụng mục đích tiền lao động công ích vào các công trình phúc lợi ở các phường.

2. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em:

Hiện nay Quận có gần 10.000 trẻ suy dinh dưỡng từ sơ sinh đến 5 tuổi, hơn 220 em khuyết tật và 30 trẻ mồ côI, hơn 1.000 trẻ học giỏi, hiếu học nhưng gia đình gặp khó khăn, trên 14.000 trẻ trong độ tuổi đến trường bị thất học, bỏ học lang thanhg tự kiếm sống. Để giảI quyết những vấn đề nêu trên cần có những chuyên đề cụ thể để thực hiện có hiệu quả như chuyên đề chống suy dinh dưỡng; giáo dục trẻ em chưa ngoan, trẻ bỏ học lang thang, trẻ phạm pháp; duy trì và phát triển các lớp học đêm tình thương, lớp dạy nghề, mở rộng diện chăm lo của trường Hy Vọng đối với trẻ bất hạnh, trước mắt gắn với y tế giảI quyết số trẻ chậm phát triển. Tăng cường cơ sở, vật chất phục vụ nhu cầu vui chơI lành mạnh cho trẻ em. Đẩy mạnh phong trào Ỏngười lớn gương mẫu – trẻ em chăm ngoanÕ. Tuyên truyền vận động việc thực hiện quy ước giáo dục con em trong gia đình, phổ biến và kiểm tra thực hiện Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Xã hội hoá công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. Sử dụng hiệu quả các chương trình hợp tác nhân đạo nhằm tạo uy tín để tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần của các tổ chức và cá nhân trong và ngoàI nước.

3. Công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân:

- Hoạt động của ngành y tế phảI hướng vào mục tiêu chiến lược là chăm sóc cức khoẻ ban đầu cho mọi người đến năm 2.000. Tăng cường công tác vệ sinh phòng dịch, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh cho nhân dân. Phối hợp với chữ thập đỏ, các ngành triển khai đạt kết quả các chương trình trọng đIểm của ngành. Đến 1995 phấn đấu nâng tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt từ 90% và căn bản thanh toán bệnh bạI liệt, giảm tỷ lệ phát triển dân số còn 1%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong trẻ em. Tích cực chăm sóc sức khoẻ diện chính sách, cán bộ hưu trí và công nhân viên, quản lý tốt các bệnh xã hội, bệnh mãn tính.

Để nâng cao chất lượng đIều trị, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cần đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các chuyên khoa, quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức phục vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, hoàn chỉnh mô hình trung tâm y tế Quận. Mở rộng phòng khám đa khoa, sớm đưa trung tâm kế hoạch hoá gia đình liên phường vào hoạt động. Tăn cương công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phân phối thuốc, và mạng lưới y bác sĩ ngoàI giờ.

Đẩy mạnh phong trào rèn luyên thân thể, dưỡng sinh rộng khắp trong nhân dân, nhất là học sinh, cán bộ công nhân viên, cán bộ hưu trí. Đầu tư có trọng đIểm một số bộ môn chủ lực truyền thống để ngày càng nâng cao chất lượng. Tổ chức rộng rãI các hội quần chúng theo từng bộ môn góp phần xã hội hoá công tác thể dục thể thao và giúp hoạt động đúng pháp luật. Hoàn chỉnh sân đa môn và từng bước xây dựng sân bóng đá.

4. Công tác văn hoá thông tin:

Công tác văn hoá hướng vào mục tiêu đáp ứng nhu cầu văn hoá phong phú đa dạng trong nhân dân, góp phần nâng cao trình độ dân trí, thẩm mỹ văn hoá lành mạnh trong nhân dân. Trong đó, chú trọng phát huy văn hoá truyền thống của địa phương bằng nhiều hình thức để phổ biến sâu rộng, dặc biệt đối với thanh thiếu niên, về ỎLịch sử và con người Quận 8Õ. Thương xuyên chăm sóc, tu sửa các bia, đàI liệt sĩ, gắn với các hoạt động giáo dục truyền thống. Quận có mức đầu tư để tổ chức một số trung tâm sinh hoạt văn hoá Quận và phường hoạt động tốt (nhà văn hoá Quận, nhà văn hoá thanh thiếu niên, nhà văn hoá phường 6, phường 12, cụm văn hoá phường 14 – 15 – 16 Câu lạc bộ Hưu trí phường 2, Câu lạc bộ Hưu trí QuậnẶ )

Công tác thông tin hướng vào phục vụ yêu cầu Ỏdân biếtÕ những diễn biến tình hình của Quận, Thành phố trong và ngoàI nước, phổ biến sâu rộng mọi chủ trương chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước ban hành, cỏ vũ thành tích của mọi người dân trên các lĩnh vực kinh tế – văn hoá - an ninh quốc phòng, kể cả nêu gương những người lam kinh tế giỏi, những người tích cực tham gia các mặt công tác của địa phương.

III. giáo dục đào tạo; khoa học và công nghệ:

1. Giáo dục và đào tạo:

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phấn đấu đến năm 1995, về cơ bản chất lượng giáo dục của Quận phảI được nâng lên rõ rệt, rút ngắn được khoảng cách so với các Quận nội thành. Đến năm 1995 căn bản xoá mù chữ và phổ cập cấp I trong nhân dân, nhất là trong thanh thiếu niên, đến năm 1993 phổ cập xong cấp III trong cán bộ công nhân viên, cấp II trong cán bộ chủ chốt. Thực hiện đa dạng hoá, xã hội hoá các loạI hình trường lớp theo đúng hướng dẫn cuat trên; xây dựng được một số trường hợp, lớp chuyên bán trú, thực nghiệm, đưa dần vi tính vào một số trường có đIều kiện. Nâng cao chất lượng nuôI dạy và tỷ lệ thu nhận các cháu vào nhà trẻ, mẫu giáo; phấn đấu thu từ 95% trẻ 6 tuổi vào lớp 1.

Cùng với việc tăng thêm kinh phí ngân sách để xây dựng, sửa chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học, cần có chính sách đãI ngộ đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh giỏi. Có chế độ miễn giảm và đầu tư cho công tác dạy nghề đối với học sinh, thanh niên, cán bộ công nhân viên, diện chính sách và người nghèo. Mở rộng quỹ bảo trợ tàI năng trẻ nhằm động viên phong trào học tốt. Không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên cấp I. Kiến nghị Sở giáo dục sớm có biện pháp củng cố để nâng cao chất lượng giáo dục ở hai trường cấp III trên địa bàn Quận.

Củng cố, kiện toàn bộ máy và tạo đIều kiện hoạt động (bao gồm cả chế độ ưu đãI đối với cán bộ nhân viên trường) cho trường giáo dục công nông nghiệp để nâng cao chất lượng công tác quản lý và giáo dục. Tạo được sự đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành có liên quan và trương trong công tác giáo dục học viên trở thanh những công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội.

Có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế Quận với nhiều loạI hình thích hợp (đào tạo tạI chỗ, cử đI họcẶ ).Dành một tỷ lệ ngân sách thích đáng đầu tư thực hiện kế hoạch này.

2. Khoa học công nghệ:

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ tập trung theo các hướng sau:

- Coi trọng việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, nhất là các ngành mũi nhọn, thế mạnh trong định hướng phát triển kinh tế Quận. Tổ chức thực hiện các đề tàI nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuậtvao sản xuất và đời sống, kể cả các đề tàI phục vụ trực tiếp cho cơ sở và đề tàI có tác dụng đI trước, hướng dẫn sản xuất.

- Hướng dẫn đầu tư xây dựng phương án, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm mở rộng và phát triển sản xuất, nhất là các nghành nghề và sản phẩm chủ lực, sản phẩm xuất khẩu. Tiếp nhận và chuyển giao thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đạI phục vụ cho quá trình đổi mới và nâng cao trình độ công nhệ sản xuất, huy động và tuyển chọn chất xám cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Nghiên cứu các biện pháp nhanh chóng nâng cao trình độ quản lý và kỹ thuật của lực lượng cán bộ chủ chốt và cán bộ công nhân viên các ngành kinh tế trong Quận; ứng dụng máy vi tính vào quản lý các ngành kinh tế, thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin tiếp thị phục vụ cho việc lãnh đạo, quản lý và đièu hành thực hiện các kế hoạch kinh tế – xã hội.

- Nghiên cứu xây dựng các biện pháp có hiệu quả về giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy bản chất và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và nhân dân Quận 8, biện pháp xây dựng gia đình văn hoá mới và con người mới trong đIều kiện cụ thể của Quận, biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi để đào tạo nhân tài.

Dành một tỷ lệ thoả đáng trong ngân sách Quận cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ. Tổ khoa học kỹ thuật và trung tâm dịch vụ và khai thác kỹ thuật tiến bộ thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp Quận uỷ, Uỷ ban và các cơ sở trong việc định hướng khoa học và công nghệ, xác định các đề tàI nghiên cứu khoa học và công nghệ cụ thể.

IV. nhiệm vụ an ninh quốc phòng

- Nâng cao cảnh giác cách mạng, giữ vững được an ninh quốc gia, ổn định tình hình chính trị, có biện pháp ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả làm thất bạI mọi âm mưu và hành động phá hoạI của các thế lực thù địch và các loạI tội phạm, các mầm mống dễ gây bùng nổ chính trị, biểu tình, bạo lọan, giữ gìn và tạo được chuyển biến tích cực tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của Quận. Phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng được các cụm phường liên hoàn thế trận an ninh nhân dân vững chắc, làm chuyển hoá các tuyến và địa bàn trọng đIểm phức tạp về an ninh – trật tự.

Xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh, có bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần chiến đấu cao, có quan đIểm quần chúng tốt. Coi trọng công tác củng cố lực lượng trinh sát, không để phát sinh đơn vị yếu kém, giảm thấp nhất tỷ lệ sai phạm kỷ luật trong cán bộ, chiến sĩ. Quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, đời sống và đIều kiện hoạt động của lực lượng công an.

Củng cố nên quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân, hoàn chỉnh các kế hoạch phòng thủ cơ bản. Triển khai thực hiện có kết quả chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về công tác xây dựng quân sự địa phương, tăng cường lực lượng sĩ quan cho các phường đội. Thường xuyên củng cố và xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt chất lượng cao, hiệu quả hoạt động tốt. Thực hiện cơ chế ỎĐảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức đIều hành, cơ quan quân sự làm chức năng tham mưu, chỉ huy trưởng quân sự thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang, đồng thời bổ sung lạI thành viên Ban cán sự Quân sự đáp ứng việc thực hiện cơ chế trên. Tăng cương ý thức giáo dục quốc phòng toàn dan, ý thức sẳn sàng chiến đấu và chiến đấu cao khi có tình huống. Làm tốt công tác quản lý và huấn luyện lực lượng dự bị động viên. Chăm lo thực hiện chính sách hậu phương quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang với chất lượng ngày càng cao, cơ cấu tổ chức quân số hợp lý của Đảng đối với lực lượng vũ trang và sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Làm tốt công tác tuyển chọn và gọi thanh niên nhập ngũ. Cơ quan quân sự nghiên cứu đề xuất chủ trương thống nhất thành lập quỹ quốc phòng ở địa phương nhằm đảm bảo cho lực lượng vũ trang địa phương hoạt động.

- Tăng cường giáo dục pháp luật trong cán bộ đảng viên và nhân dân. Xây dựng tôt ý thức sống và làm việc theo pháp luật, đưa công tác tư vấn pháp luật vào các đơn vị kinh tế cơ sở. Làm tôt công tác thanh tra, kiểm sát, để giữ nghiêm pháp luật, giữ gìn kỷ cương trong nội bộ và ngoàI xã hội, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Xử lý nghiêm minh bọn phá hoạI kinh tế, văn hoá, tệ tham nhũng hối lộ, ức hiếp quần chúng, xâm phạm tính mạng, gây thiệt hạI nghiêm trọng tàI sản Nhà nước. Làm đúng luật trong việc bắt giam giữ, khởi tố, truy tố, xét xử: giảI quyết các tổ cáo, khiếu nạI của nhân dân theo đúng pháp lệnh.

Biện pháp thực hiện:

- Giáo dục xác định rõ bảo vệ an ninh trật tự là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ địa phương. Kết hợp chặt chẽ các nhịêm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và công tác quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

Không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trong cán bộ và nhân dân. Ban Tuyên Giáo, văn hoá thông tin cùng các ngành phối hợp tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, vạch trần các âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, củng cố định hướng xã hội.

- Liên tục tổ chức các đợt cao đIểm tấn công các loạI tội phạm, trấn áp có hiệu quả đối với bọn đầu sỏ, bọn lưu manh chuyên nghiệp, bọn tội phạm kinh tế, làm giảm đáng kể các vụ trọng án và phạm pháp hình sự. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn.

- Duy trì thường xuyên các định kỳ sinh hoạt, chế độ làm việc của Thường trực Quận uỷ với Ban Chỉ huy Công an, Ban Chỉ huy Quân sự, các ngành nội chính, hoạt động của các cơ quan tham mưu như Ban chỉ huy Thống Nhất, Ban Cán sự Quân sựẶ nhằm kiểm tra và chỉ đạo giảI quyết tình hình an ninh trật tự trong từng thời gian . Tạo được sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể trong việc thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

V. tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hoạt động của cơ quan dân cử:

- Thực hiện tốt các phương án về tinh giảm biên chế bộ máy quản lý hành chánh Nhà nước, sắp xếp lạI các đơn vị sản xuất kinh doanh, xây dựng hoàn chỉnh cấp phường là cấp quản lý hành chánh. Sắp xếp tinh gọn các phòng ban chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân khi có mô hình thống nhất. Cụ thể hoá viẹc thực hiện Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng về công chức Nhà nước; có kế hoạch đào tạo chuyên môn hoá cán bộ quản lý Nhà nước và xây dựng chức danh công chức Nhà nước.

- Từng bước đưa công tác quản lý đô thị vào nề nếp, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xây cất bbất hợp pháp trên địa bàn. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các đơn vị kinh tế nhằm giúp đỡ tháo gỡ khó khăn trong hoạt động và kịp thời uốn nắn chấn chỉnh những lệch lạc. Nghiên cứu giảm bớt các tổ chức trung gian không cần thiết (như các ban chỉ đạo, hội đồngẶ) trên cơ sở tăng cường trách nhiệm cá nhân của các thành viên ủy ban Nhân dân và các cơ quan tham mưu. Nói chung, phảI xây dựng chính quyền vững mạnh, thực hiện việc quản lý kinh tế, quản lý xã hội trên cơ sở pháp luật, giữ gìn trật tự kỷ cương pháp luật.

- CảI tiến và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Nhân dân các cấp thật sự đạI biểu cho quyền lợi của cử tri, thể hiện rõ quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức cơ quan dân cử trong việc quyết đinh và kiểm tra việc tổ chứcthực hiện của chính quyền đối với các Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân. Khắc phục tính hình thức trong hoạt động của Hội đồng Nhân dân, nhất là ở cấp phường. Từng đạI biểu của Hội đồng Nhân dân phảI nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình, xứng đáng sự tín nhiệm của cử tri.

VI. công tác vận động quần chúng và hoạt động của các đoàn thể:

1. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác vận động quần chúng:

- Phương thức lãnh đạo của Đảng là dân chủ, tôn trọng tính độc lập sáng tạo của Mặt trận và các đoàn thể; bằng chất lượng hoạt động của hệ thống Đảng đoàn và vai trò của từng đảng viên tham gia hoạt động trong các đoàn thể, các tổ chức xã hội. Các cấp uỷ Đảng phảI lấy việc chăm lo đời lợi ích thiết thực của quần chúng làm nội dung chủ yếu trong hoạt động của mình. Tôn trọng và tiếp thu các ý kiến đóng góp phê bình của quần chúng đối với đảng viên và các tổ chức Đảng.

- Các cấp uỷ có kế hoạch cụ thể về công tác vận động quần chúng ở địa phương, đơn vị mình và thường xuyên kiểm tra đôn đốc hệ thống chính trị cùng thực hiện. Quan tâm bố trí đảng viên có năng lực, uy tín và nhiệt tình tham gia hoạt động của các đoàn thể, có phân công và kiểm tra từng cáp uỷ viên, đảng viên về công tác vận động quần chúng. Có chế độ định kỹ làm việc với các đoàn thể.

- Quận uỷ duy trì chế độ định kỳ làm việc với khối dân vận và với từng đoàn thể; quan tâm đào tạo và có chế độ đãI ngộ thoả đáng đối với cán bộ làm công tác vận động quần chúng. Thông qua tham mưu của Ban dân vận Quận uỷ tăng cường kiểm tra đôn đốc hệ thống chính trị làm công tác vận động quần chúng.

2. Phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác vận động quần chúng:

- Hệ thống chính quyền các cấp cần phối hợp chặt chẽ với Mặt trận và các đoàn thể cụ thể hoá thành văn bản pháp quy các chủ trương Nghị quyết của Đảng về công tác quần chúng, tôn giáo, thanh niên, khoa học và công nghệẶ nhằm động viên các đối tượng quần chúng tích cực tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Phát động phong trào quần chúng thực hiện tốt 4 cuôc vận động. Duy trì thường xuyên chế độ định kỳ tiếp dân, giảI quyết khiếu nạI, tố cáo của dân.

- Chính quyền cần có quy chể phối hợp, định kỳ làm việc với Mặt trận, các đoàn thể để nắm bắt và kịp thời giảI quyết các nhu cầu  bức xúc chính đáng của quần chúng, có chủ trương chính sách phù hợp của Mặt trận và các đoàn thể trong viẹc tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Tạo đIều kiện hoạt động thuận lợi và có chính sách giúp đỡ thoả đáng để các đoàn thể làm kinh tế có hiệu qủa nhằm từng bước vươn lên tự lực về kinh phí hoạt động và cảI thiện đời sống của đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng.

3. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể:

Mặt trận và các đoàn thể quần chúng phảI đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, chăm lo thiết thực đời sống và bảo vệ các lợi ích chính đáng, nhu cầu bức xúc của nhân dân, thật sự là người đạI diện cho quyền làm chủ của nhân dân, là gạch nối giữa Đảng và chính quyền, chính quyền với quần chúng, động viên và phát huy tính tích cực của các tầng lớp nhân dân vào giảI quyết các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh trật tự của địa phương. Bộ máy tổ chức Mặt trận và các đoàn thể phảI được kiện toàn tinh gọn, hoạt động có hiệu quả; chăm lo củng cố hệ thống tổ chức dồan thể ở cơ sở và lực lượng nòng cốt. Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể phảI đặt trọng tâm vào khẩu hiệu hành động là: ỎSản xuất, việc làm, đời sống, dân chủ, kỷ cương và công bằng xã hộiÕ, lấy chính sách kinh tế – xã hội làm động lực thúc đẩy phong trào hành động cách mạng của quần chúng, với những công trình kinh tế – xã hội cụ thể, thiết thực với cấp độ, quy mô khác nhau. Phấn đấu nâng được khả năng tập hợp quần chúng vào tổ chức ngảy càng cao. Cụ thể nội dung hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể như sau:

Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc:

Thông qua việc lấy chính sách đoàn kết, hoà hợp, hoà giảI dân tộc làm cơ sở, lấy lợi ích làm nội dung mà tập hợp, đoàn kết rộng rãI các tầng lớp quần chúng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của Quận. Tiếp tục phát triển mô hình tổ chức đời sống xã hội trên địa bàn dân cư. Hình thành và phát huy các hội đoàn quần chúng theo từng giới và nghề nghiệp, nhất là giới trí thức, tư sản, thân nhân Việt kiều, các tôn giáo và đồng bào dân tộc; củng cố đội ngũ nhân sĩ trí thức, chức sắc tôn giáo tiến bộ làm nòng cốt tập hợp đa số các tầng lớp trung gian, thu hẹp dần phần tử có xu hướng đối lập. Thực hiện tốt vai trò đầu mối phối hợp các đoàn thể, gắn bó nhân dân với Đảng và chính quyền, vai trò kiểm tra, giám sát các công việc ủa Nhà nước.

Tiếp tục thực hiện chỉ thị 23 và thông tri 85 cuat Thành uỷ về công tác vận động người Hoa, bảo đảm được sự bình đẳng của người Hoa về quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân; khuyến khích, động viên được tính tích cực và tiềm năng của người Hoa đóng góp vào các mặt của đời sống xã hội; tôn trọng và phát huy bản sắc truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Hoa. Quan tâm tập hợp và phát huy năng lực của người Chăm, KhmerẶ trên cơ sở có chính sách giúp đỡ về đời sống, tôn trọng văn hoá và tín ngưỡng của họ. Tập hợp và giáo dục số người đI học tập cảI tạo về, tạo đIều kiện cho họ ổn định cuộc sốngvà tham gia đóng góp tàI năng vào sự nghiệp phát triển kinh tế Quận.

Nắm vững và thực hiện tốt Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 69 của Hội đồng Bộ trưởng và kế hoạch của Quận uỷ về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, bảo đảm sinh hoạt tín ngưỡng bình thường của đồng bào có đạo và hoạt động của các chức sắc, các tổ chức tôn giáo tuân theo pháp luật. Khuyến khích, hướng dẫn các hoạt động xã hội của các tôn giáo có lợi cho công việc từ thiện, đoàn kết đạo đời. Khắc phục thành kiến hẹp hòi đối với tôn giáo, đồng thời cũng phảI phòng chống khuynh hướng lợi dụng tôn giảo gây chia rẽ dân tộc, chống phá chế độ. Tập trung làm tốt công tác vận động và xây dựng lực lượng nòng cốt trong tín đồ và chức sắc tôn giáo. Củng cố bộ máy và đào tạo cán bộ công tác tôn giáo.

Liên đoàn lao động:

Giáo dục và nâng cao nhận thức tư tưởng của công nhân lao động, luôn khẳng định quyết tâm đI theo con đường Bác Hồ đã chọn. Mở rộng các hình thức công khai dân chủ, nâng cao chất lượng đạI hội công nhân viên chức, vận động công nhân lao động tích cực tham gia tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Phát động phong trào thi đua sản xuất và tiết kiệm, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội. Có kế hoạch chăm lo đời sống công nhân lao động; tham gia sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế, giảI quyết việc làm và bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động.

Tập trung xây dựng 60% công đoàn cơ sở vững mạnh; chú trọng củng cố hoạt động tổ chức công đoàn, đa dạng hoá các hình thức tập hợp công nhân lao động theo ngành nghề và thành phần kinh tế. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhần thức và nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở, trang bị kiến thức quản lý kinh tế và pháp luật để công đoàn đủ sức tham gia quản lý Nhà nước và chủ động trong hoạt động. Kiểm tra thực hiện Luật công đoàn và các chính sách đối với người lao động , bảo vệ quyền lợi của công nhân lao động.

Hội Nông dân Việt Nam:

Tuyên truyền phổ biến kịp thời các chủ trương chính sách của Đảngvà Nhà nước về nông nghiệp để nông dân thông suốt và chấp hành tốt. Phối hợp với chính quyền và các ngành có liên quan tích cưc xây dựng nông thôn mới.

Ra sức vận động nông dân đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật  vào sản xuất để giảI quyết vấn đề giống, năng suất; tiếp tục phát động phong trào thi đua sản xuất giỏi, xây dựng gia đình văn hoá mới và xoá nạn mù chữ, đặc biệt quan tâm đến thanh thiếu niên nông thôn. Vận động nông dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.

Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động và tổ chức hội ở cơ sở coi trọng chất lượng cán bộ và hội viên. Xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

Hội Liên hiệp Phụ nữ:

Giáo dục truyền thống của giới, gắn với giáo dục kiến thức nhằm động viên phụ nữ rèn luyện, nâng cao trìng độ nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi của phụ nữ. Chăm lo thiết thực đến đời sống của phụ nữ và trẻ em, thực hiện tốt 2 cuyộc vận động và 4 chương trình công tác của hội. Làm nòng cốt trong việc xây dựng gia đình văn hoá mới, sinh đẻ có kế hoạch, nuôI dạy con ngoan, thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, công tác từ thiện; góp phần đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ sức khoẻ và nhân phẩm của phụ nữ, nhân phẩm của trẻ em. Nâng cao vai trò phụ nữ, giám sát và có kiến nghị cụ thể đối với Nhà nước trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với phụ nữ và trẻ em. Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho phụ nữ gắn với hướng phát triển kinh tế của Quận; tổ chức hướng dẫn làm kinh tế gia đình; làm tốt công tác hậu phương quân đội.

Củng cố tổ chức hội vững mạnh, đa dạng hoá các hình thức tập hợp, quam tâm công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ hội, xây dựng lực lượng hội viên nòng cốt. Đến năm 1995, xây dựng 70% cơ sở phường khá; giáo dục từ 60% số phụ nữ trở lên về kiến thức nuôI dạy con.

Hội Cựu chiến binh:

Tiếp tục xây dựng tổ chức, phát triển hội viên, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của địa phương, góp phần vào việc thực hiện 4 cuộc vận động và tham gia xây dựng Đảng. Đồng thời tích cực góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho lớp trẻ và mỗi hội viên phảI thể hiện tốt bán chất của người quân đội nhân dân trong công tác, lao động, sinh hoạt và lối sống.

4. Một số biện pháp chủ yếu:

- Tổ chức đIều tra xã hội học về tình hình quần chúng các giới, đồng bào các dân tộc để có chủ trương, chính sách và biện pháp vận động thích hợp.

- Thường xuyên chỉ đạo xây dựng đIển hình, tổng kết và nhân rộng các mô hình tiên tiến trong vận động, tập hợp quần chúng. Nắm chắc các tổ chức xã hội đã có; xây dựng được lực lượng nòng cốt trong các tổ chức mới thành lập.

- Các đồng chí Quận uỷ viên được phân công phụ trách công tác quần chúng chịu trách nhiệm trực tiếp trong tổ chức thực hiện. Các cấp uy Đảng và chính quyền cụ thể hoá phương hướng vận động quần chúng. Khối dân vận tham mưu cho Quận uỷ trong đôn đóc, kiểm tra và sơ tổng kết việc thực hiện.

VII. Công tác xây dựng Đảng:

Mục tiêu đề ra là phảI xây dựng Đảng bộ vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có phẩm chất, trí tuệ và năng lực lãnh đạo đáp ứng được yêu cầu. Do đó công tác xây dựng Đảng cần tập trung giảI quyết các yêu cầu sau:

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư tưởng: Tổ chức quán triệt và cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội lần VII và các Nghị quyết của Đảng cấp trên. Trên cơ sở làm tốt việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, dự báo và giảI quyết đúng đắn các vấn đề mới phát sinh để động viên được mọi tầng lớp, mọi tiềm năng, thực hiện có kết quả các kế hoạch kinh tế – xã hội. Tổ chức bồi dưỡng những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng cho cán bộ đảng viên và quần chúng làm chuyển biến được nhận thức, khẳng định tính tất yếu về vai trò lãnh đạo của Đảng và định hướng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa. PhảI thật sự đổi mới công tác giáo dục chính trị, lý luận theo hướng chuyển được nhận thức vào hành động cụ thể; gắn chặt công tác chính trị tư tưởng với nhiệm vụ lãnh đạo giảI quyết các vấn đề về kinh tế – xã hội - đời sống - an ninh quốc phòng.

Ban tuyên giáo, Trung tâm giáo dục chính trị phảI vươn lên làm thật tốt chức năng quy định; nâng cao được chất lượng và hiệu quả công việc thông tin, giáo dục của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Mỗi cấp uỷ và cán bộ đảng viên phảI không ngừng học tập, rèn luyện nhằm nâng cao trình độ chính trị, lý luận, quan đIểm lập trường, vừa thường xuyên làm tốt công tác tư tưởng của Đảng. Tổ chức các lớp chuyên đề và cử cán bộ đI đào tạo các lớp do Trung ương, Thành phố mở.

- Về công tác tổ chức cán bộ:

Trước hết cần tiếp tục cụ thể hoá yêu cầu đổi mới nội dung và  phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng tách rõ chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý đIều hành của Nhà nước, giảI quyết tốt mối quan hệ và lề lối làm việc giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Các cấp uỷ Đảng phảI thực hiện tốt việc lãnh đạo bằng đinh hướng,  củu trương và kiểm tra việc thực hiện các quyết định của Đảng; có trách nhiệm lựa chọn, giới thiệu cán bộ ứng cử vào cơ quan dân cử. giảI quyết vấn đề cán bộ theo phân cấp trên cơ sở tôn trọng cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ của Nhà nước; xây dựng và thực hiệ tốt các quy chế làm việc theo yêu cầu đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng. Trong khi phát huy vai trò của Nhà nước cần chống khuynh hướng xem nhẹ hoặc buông lỏng sự lãnh đạo, kiểm tra của các tổ chức Đảng trên bất cứ lĩnh vực nào, từng khâu công tác nào. Mọi đảng viên hoạt động trong bộ máy Nhà nước phảI thực sự nêu gương, phục tùng sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện sáng tạo Nghị quyết của Đảng, đồng thời phảI chấp hành nghiêm luật pháp của Nhà nước. Các Ban Đảng cần cụ thể hoá và hướng dẫn xây dựng quy chế làm việc của từng loạI hình cơ sở Đảng.

Yêu cầu bức bách hiện nay và sắp tới là phảI đổi mới công tác cán bộ. Mục tiêu từ đây đến giữa nhiệm kỳ là đI đôI với việc bố trí, sắp xếp và đIều chỉnh cán bộ phục vụ cho yêu cầu trước mắt, phảI tiến hành rà soát, đánh giá bổ sung về quy hoạch cán bộ dự bị, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lạI theo hướng chuyên môn hoá cán bộ gắn chặt với định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hộinhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ đủ mạnh phục vụ cho yêu cầu đổi mới. Tưng bước xác lập tiêu chuẩn cụ thể của từng loạI cán bộ trên cơ sở đảm bảo phẩm chất chính trị, có kiến thức và năng lực thực tiễn, trung thực và thẳng thắn. Việc quản lý, đánh giá, bố trí cán bộ phảI tuân thủ quy trình phân công, phân cấp quản lý cán bộ, đồng thời thực hiện định kỳ lấy ý kiến rộng rãI của đảng viên và quần chúng để phát hiện cán bộ giỏi,đề bạt hoặc bãI miễn cán bộ. Trong công tác bố trí cán bộ chưa thực hiện tốt quy trình ấy,là chưa vội bố trí. Từng cấp quyết định cán bộ, phảI chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi chính sách đãI ngộ với từng loạI cán bộ phù hợp với thình hình phát triển kinh tế, chú ý cán bộ lão thành đã nghỉ hưu.

- Về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng: chỉ đạo xây dựng các cấp uỷ Đảng thực sự có đủ trí tuệ và năng lực lãnh đạo phù hợp với yêu cầu mới. Muốn vậy phảI tập trung kiện toàn Cấp uỷ các cơ sở Đảng, nhất là Bí thư Đảng uỷ, chi uỷ về phẩm chất, năng lực công tác Đảng; củng cố vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở phường và các đơn vị kinh tế theo hướng Đảng phảI thực hiện được chức năng lãnh đạo của mình; kiểm tra hướng dẫn các cơ sở duy trì và cảI tiến chất lượng sinh hoạt Đảng; triển khai thực hiện một số kế hoạch chuyên đề về công tác xây dựng Đảng (công tác phát triển Đảng; đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng của từng loạI hình cơ sở; tăng cường quản lý và kiểm tra đảng viên chấp hành đIều lệ ĐảngẶ).

- Trong nhiệm kỳ, phấn đấu xây dựng được ít nhất từ 1/3 số cơ sở Đảng của Quận đạt vững mạnh, chủ yếu xây dựng từ các cơ quan tham mưu của Đảng và chính quyền, các đơn vị kinh tế mũi nhọn và khu vực phường; hạn chế mức thấp nhất các cơ sở yếu kém.

- Làm trong sạch và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên: mỗi đảng viên thường xuyên rèn luyện, học tập để không ngừng nâng cao phẩm chất, kiến thức và năng lực phù hợp với yêu cầu của tình hình mới; gương mẫu trong lao động, công tác và lối sống; chăm lo và tích cực tham gia công tác quần chúng, tuyên truyền về Đảng cho quần chúng và tích cực làm tốt công tác phát triển Đảng. Các cấp uỷ Đảng thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất và trình độ về các mặt của đảng viên; đồng thpì có biện pháp thực hiện tốt việc phân công, kiểm tra và quản lý về các mặt của đảng viên; tạo đIều kiện để đảng viên tham gia sinh hoạt đầy đủ, thực Iện nhiệm vụ đảng viên và các nhiệm vụ được tổ chức phân công. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 của Thành uỷ để làm trong sạch và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.

Kiên quyết xử lý cán bộ đảng viên thoáI hoá, biến chất về chính trị và đạo đức, gây chia rẽ bè pháI, tham ô, hối lộ, ức hiếp quần chúng, cơ hội. Bằng nhiều hình thức thích hợp, đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không còn thiết tha với Đảng, sa sút ý chí chiến đấu, không còn đủ tư cách đảng viên.

Phát triển đảng viên mới phảI đảm bảo chất lượng, theo một quy trình chặt chẽ từ tạo nguồn, công tác giáo dục bồi dưỡng, giúp đỡ, các nguyên tắc thủ tục kết nạp. người được xét kết nạp vào Đảng phảI có kiến thức và năng lực thưc hiện nhiệm vụ đảng viên. Chú ý trẻ hoá đội ngũ, tăng thêm thành phần công nhân trong Đảng và một số khu vực hiện còn mỏng (như giáo dụcẶ). Các cơ sở Đảng phảI làm được nhiệm vụ phát triển đảng viên.

- Tăng cường công tác kiểm tra Đảng:

Kết hợp tốt công tác kiểm tra của các cấp uỷ Đảng với các ban ngành, đoàn thể và công tác thanh tra Nhà nước nhằm tạo thành một lực lượng kiểm tra tổng hợp có tác dụng giáo dục, ngăn ngừa, khắc phục những thiếu sót khuyết đIểm, những mặt tiêu cực trong hoạt động của các tổ chức Đảng, các cơ quan đơn vị và của cán bộ đảng viên. Công tác kiểm tra của của caca cấp uỷ Đảng phảI đảm bảo hai nội dung chủ yếu là tổ chức kiểm tra việc thưc hiện chủ trương Nghị quyết của Đảng, giữ gìn kỷ cương, pháp luật trong các tổ chức, và kiểm tra hoạt dộng của đảng viên trong việc chấp hành đIều kệ Đảng, sự phân công của tổ chức và giữ gìn phẩm chất cách mạng của cán bộ đảng viên.

Các cấp uỷ Đảng phảI thật sự chủ động, kịp thời trong việc kiểm tra, quản lý, giáo dục và xử lý đảng viên theo phân cấp. Cần có chế độ định kỳ nghe Uỷ ban kiểm tra cấp mình báo cáo tình hình chấp hành kỷ luật trong Đảng, tình hinh về phẩm chất của đội ngũ cán bộ đảng viên, kịp thời pháy huy ưu đIểm, có biện pháp uốn nắn, ngăn ngừa những thiếu sót, tiêu cực, hướng hoạt động của các tổ chức và của đảng viên đI đúng và sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị.

Uỷ ban Kiểm tra Quận uỷ có trách nhiệm hướng dẫn, tăng cường kiểm tra hoạt động kiêm tra của các cấp uỷ cơ sở. Kịp thời thông báo tình hình hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên sai phạm để giáo dục, ngăn ngừa, hạn chế những sai phạm về nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng và đảng viên trong Đảng bộ.

- Chăm lo xây dựng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh:

+ Tiếp tục quán triệt nội dung Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị và kế hoạch của Quận uỷ về công tác thanh niên nhằm làm chuyển biến rõ rệt nhận thức và hành động của các cấp uỷ Đảng, các ngành, cán bộ đảng viên và đoàn viên thanh niên về vai trò, nghĩa vụ và quyền lợi của thanh niên trong giai đoạn cách mạng mới, động viên được tính xung kích của đoàn viên thanh niên tham gia giảI quyết những vấn đề bức xúc của xã hội (như thực hiện 4 cuộc vận động, bảo vệ an ninh trật tự, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, làm lành mạnh xã hộiẶ). Các cấp uỷ, uỷ ban nhân dân, các ngành có liên quan nghiên cứu đề ra kế hoạch cụ thể thực hiện Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị, quan tâm giảI quyết các vấn đề có liên quan đến công tác thanh niên như giáo dục, đào tạo, giảI quyết việc làm, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thaoẶ chăm lo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đoàn viên. Dành một tỉ lệ ngân sách Quận để tảI trợ cho hoạt động của Đoàn và công tác giáo dục, tập hợp thanh niên, có chính sách cụ thể đảm bảo sự ổn định và phát triển của đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội, phù hợp với đIều kiện thực tế của Quận. Duy trì thường xuyên định kỳ làm việc giữa tổ chức Đảng và tổ chức Đoàn.

+ Về phía Đoàn, cần tập trung công tác giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng và đạo đức của Bác Hồ; tổ chức nghiên cứu học tập Nghị quyết Đại hội VII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố và Quận. Chăm lo củng cố đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội tinh gọn và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn ở cơ sở theo hướng cơ cấu mới, lãnh đạo tổ chức tốt Đại hội Đoàn cơ sở và Đại hội Đoàn Quận. Chú ý xây dựng lực lượng nòng cốt trong các giới thanh niên sinh viên học sinh, tôn giáo, người Hoa, người Chăm; thực hiện tốt công tác quần chúng của Đảng. Làm tham mưu trực tiếp cho Quận uỷ, Uỷ ban trong việc xây dựng quỹ bảo trợ học nghề cho bộ đội xuất ngũ và thanh niên, phát hiện và bảo trợ tàI năng trẻ, thực hiện chuyên đề giảI quyết việc làmẶ Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn, đa dạng hoá các hình thức tập hợp phù hợp với nhu cầu và sở thích của thanh niên, thu hút ngày càng nhiều thanh niên tham gia. Ra sức xây dựng Hội Liên hiẹp thanh niên vững mạnh; tích cực chăm lo xây dựng Đội Thiếu niên tiền phong, Đội Nhi đồng, bố trí đoàn viên tốt làm công tác Đội. Phấn đấu đến năm 1995, cơ bản xoá được cơ sở Đoàn yếu kém, xây dựng được 50% số cơ sở Đoàn vững mạnh. Với vinh dự và trách nhiệm là đội dự bị tin cậy của Đảng, Đoàn phảI tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.

B. Một số vấn đề về chỉ đạo tổ chức thực hiện:

- Quận là một bộ phận hữu cơ của thành phố, do đó việc quy hoạch phát triển của quận phảI phù hợp và gắn chặt với định hướng phát triển của thành phố. Mục tiêu phát triển kinh tế phảI vì con người, phục vụ và không tách rời mục tiêu chính sách xã hội.

- Nỗ lực chủ quan là chính, song phảI tích cực tác động đối với thành phố về trách nhiệm giảI quyết các vấn đề bức xúc mà tự thân quận không giảI quyết nổi (như về cấu trúc hạ tầng, về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh và giảI toả nhà lụp xụp, các công trình phúc lợi xã hộiẶ). Các ngành chức năng như TàI chánh, Kế hoạch, Giao thông vận tảI, Công ty xây dựng dịch vụ nhàẶ khẩn trương lập đề án, kế hoạch chi tiết cụ thể đẻ tham mưu cho Quận uỷ, Uỷ ban kiếnn nghị và làm việc với lãnh đạo và các ngành của Thành phố về giảI quyết các vấn đề trên.

- PhảI tạo được đIều kiện, môI trường thuận lợi về chính trị, kinh tế, văn hoá trong việc phát triển kinh tế – xã hội của Quận và thu hút đầu tư bên ngoài.

- Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội, tình hình chắc chắn sẽ có nhiều biến động. Do đó, phảI nắm chắc thông tin để kịp thời đIều chỉnh các mục tiêu, biện pháp, bước đI, cách làm cho phù hợp. Để có cơ sở kiểm đIểm việc hực hiện Nghị quyết Đại hội, có thể chia làm 2 giai đoạn sau:

+ Từ năm 1992 – 1993: tập trung khắc phục có hiệu quả các đổ vỡ, hậu quả thiệt hạI những năm trước; phát huy hiệu quả các cơ sở vật chất đã xây dựng, tạo một số cơ sở vật chất mới phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội. Tổ chức sắp xếp lạI các đơn vị sản xuất kinh doanh; thực hiện cảI cách bộ máy quản lý nhà nước theo hướng dẫn của trên; đIều chỉnh và đào tạo lạI cán bộ. GiảI quyết cơ bản các vấn đề quy hoạch, kế hoạch; đIều tra khảo sát lập luận chứng tổng thể mặt bằng phát triển của quận, tạo các đIều kiện thuận lợi cho bước phát triển tiep theo.

+ Từ năm 1994 – 1995: tạo chuyển biến rõ rệt về kinh tế – xã hội, ổn địn và cảI thiện được đời sống của nhân dân, phát huy hiệu quả các năng lực sản xuất và khả năng mới tạo ra. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Nghị quyết Đại hội.

- Xây dựng các chuyên đề cụ thể trên từng lĩnh vực để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (như kế hoạch về phát triển kinh tế – xã hội năm 1992 và các năm tiếp theo; chuyên đề giảI quyết nhà ở, giảI quyết việc làm; chuyên đề về công tác quần chúng; chuyên đề về công tác xây dựng Đảng̣).

*

*   *

Đảng bộ chúng ta tiến hành Đại hội với những đòi hỏi rất bức bách là làm sao đưa Quận 8 tiến klên với tốc độ mạnh, mau hơn. Đó chính là nguyện vọng, tâm tư tình cảm của Đảng bộ và nhân dân. Với trách nhiệm của những người cộng sản, chúng ta sẽ phấn đấu thực hiện thắng lợi phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội đề ra.

Thông báo