Ba năm qua, kể từ Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận 6 lần thứ ba đến nay, toàn Đảng bộ và nhân dân Quận nhà đã trải qua một chặng đường phấn đấu đầy khó khăn thử thách trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đại hội III đã đề ra.
Đó là thời gian mà tình hình Quận 6 và cả Thành phố có nhiều biến đổi quan trọng. Đảng bộ và nhân dân Quận 6 đã kiên trì thực hiện các Nghị quyết 6, 7, 8 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa 5), Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị cũng như phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn nhất là kỷ niệm 10 năm giải phóng thành phố, từ đó đã tạo ra được những chuyển biến mới trên lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông và chăm lo đời sống. Song những sai lầm trong việc thực hiện Nghị quyết 8 về giá - lương - tiền từ tháng 9/1985 trở đi đã gây ra những khó khăn nghiêm trọng, làm hạn chế và thậm chí đẩy lùi một số thành quả đã đạt được trước đó.
Đứng trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp trong đó có nhiều sự kiện xảy ra ngoài sự tiên liệu cũng như ngoài tầm tay giải quyết của Quận, cấp ủy Quận cũng đã kiên trì, vững vàng lãnh đạo các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân đạt được thành tích quan trọng trên nhiều mặt góp phần làm chuyển biến không ít bộ mặt của Quận trong 3 năm qua. Song bên cạnh đó ta cũng còn không ít thiếu sót tồn tại cần mạnh dạn phân tích mổ xẻ rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để làm tốt hơn trong nhiệm kỳ tới.
PHẦN THỨ NHẤT
I. KIỂM ĐIỂM VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ QUẬN LẦN THỨ VII:
A- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG:
Nhiệm vụ trọng tâm của Quận Đảng bộ trong nhiệm kỳ qua là lãnh đạo phát triển sản xuất, tăng cường nắm tiền, nắm hàng, đẩy mạnh cải tạo XHCN công Thương nghiệp tư doanh để từng bước ổn định đời sống của CNVC và nhân dân lao động trong Quận.
1- Lĩnh vực sản xuất: Sản xuất CN-TTCN được coi là lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Đảng bộ đã đề ra nhiều chủ trương cũng như tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện, như tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, thường xuyên đeo bám kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất của cơ sở, quan tâm tạo điều kiện vật chất cho các cơ sở sản xuất (điện, vật tư), quan tâm xây dựng khu vực sản xuất quốc doanh và tập thể ngày càng lớn mạnh , trong đó có việc sáng tạo ra mô hình xí nghiệp hợp doanh giành ưu tiên về vốn và mặt bằng cho việc sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu, phát huy tính năng động nhạy bén của các cơ sở sản xuất và của nhân dân lao động trong Quận.
Nhờ đó, sản xuất CN-TTCN của Quận trong 2 năm qua không ngừng tăng lên với nhịp độ gia tăng bình quân hàng năm là 13,9% vượt chỉ tiêu 12,5% do Nghị quyết Đại hội III đề ra. Các mặt hàng xuất khẩu của CN-TTCN Quận cũng không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng với tốc độ tăng bình quân hàng năm hơn 35%, giá trị xuất khẩu năm 1985 tăng gần 2 lần năm 1982 và chiếm 11,6% trong giá trị tổng sản lượng của Quận. Giá trị hàng hóa giao nộp tăng gần 70% vào những năm trước đã lên đến 78,8% trong năm 1985. Khu vực các XNQD, hợp doanh cùng với khu vực kinh tế tập thể đang vươn lên chiếm ưu thế trong sản xuất CN-TTCN Quận. Năm 1985 khu vực quốc doanh, hợp doanh và tập thể chiếm tỉ trọng 57,5% giá trị tổng sản lượng, trong đó khu vực quốc doanh và hợp doanh chiến 5,2% giá trị tổng sản lượng, vượt chỉ tiêu 5% do Nghị quyết Đại hội III đề ra. Việc phát triển sản xuất đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.500 lao động.
Bên cạnh các thành quả nêu trên, việc lãnh đạo phát triển sản xuất CN-TTCN của Đảng bộ cũng còn nhiều thiếu sót:
- Mức gia tăng giá trị tổng sản lượng hàng năm 13,9% thực ra chưa phải là cao nếu so với tiềm năng sẵn có của Quận. Thời gian qua ta còn lúng túng trong việc đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng mới, chưa đổi mới được trang thiết bị đã lạc hậu cũ kỹ trong Quận, chưa tháo gỡ được bao nhiêu cơ chế quản lý quan liêu bao cấp đã kiềm hãm sản xuất, hạn chế tính chủ động sáng tạo của cơ sở .
- Chưa quy hoạch lại ngành kinh tế - kỹ thuật và nhóm sản phẩm để bố trí cơ cấu đầu tư cho sát hợp.
- Thời gian qua, Ban Chấp hành Đảng bộ đã chỉ đạo tăng cường đầu tư cho các xí nghiệp quốc doanh nhưng vẫn chưa xây dựng được xí nghiệp nào có thể gọi là xí nghiệp đầu đàn như ý đồ trước đây đã đề ra.
Bước sang năm 1986, do tác động xấu của tình hình bắt nguồn từ những sai lầm trong việc thực hiện Nghị quyết 8, cũng như do nguồn điện thiếu nghiêm trọng, nên mặc dù Quận có nỗ lực tháo gỡ, tình hình sản xuất trong Quận bị đình đốn biểu hiện qua việc giá trị tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu đều bị giảm so với năm 1985, tỉ lệ hàng TSTT trong Quận tăng lên, công cuộc hợp tác hóa, bị khựng lại.
Bên cạnh sản xuất CN-TTCN, Đảng bộ Quận cũng quan tâm thích đáng đến việc phát triển chăn nuôi heo, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, đẩy mạnh khai thác và chế biến gỗ để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong Quận.
Hoạt động GTVT ngày càng đáp ứng được nhu cầu đi lại và phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Quận. Số đầu xe cơ giới 4 bánh trong 3 năm qua đã tăng từ 44 chiếc lên 78 chiếc. Tuy nhiên việc vận chuyển đường sông còn chưa được quan tâm đúng mức như Nghị quyết Đại hội III đã đề ra.
Về xây dựng cơ bản, mức độ đầu tư đã tăng nhanh trong 3 năm qua, bình quân hàng năm tăng 87%. Nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như công viên Phú Lâm, sân luyện tập TDTT, chợ Phú Lâm, xây mới 147 căn nhà, 33 phòng học, sửa chữa 367 nhà cấp cho cán bộ - công nhân viên...
Tuy nhiên, cấp ủy Quận chưa chỉ đạo chặt chẽ và kiên quyết công tác này, để xảy ra một số tồn tại như chưa quản lý tốt vốn đầu tư đã bỏ ra, còn để thất thoát lãng phí, đầu tư cũng chưa được hợp lý, chất lượng các công trình chưa bảo đảm, việc sửa chữa và phân phối nhà còn nhiều bất hợp lý và tiêu cực...
2- Lĩnh vực lưu thông phân phối:
Đây là Mặt trận luôn diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa Thương nghiệp XHCN và thương nghiệp phi XHCN trong vấn đề chiếm lĩnh thị trường, nắm tiền nắm hàng, trong vấn đề giá cả.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị về việc tái lập lại trật tự trên lĩnh vực phân phối lưu thông, Thương nghiệp XHCN phải vươn lên chiếm lĩnh bán buôn và chi phối bán lẻ. Đảng bộ Quận đã tập trung lãnh đạo ngành thương nghiệp nhanh chóng xây dựng và phát triển lực lượng, đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, tăng cường liên hết kinh tế với các Tỉnh, huyện bạn, có tập trung khai thác nguồn hàng phục vụ cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, tiến hành cải tạo các hộ Thương nghiệp tư nhân, sắp xếp lại các chợ đấu tranh quản lý thị trường chống đầu cơ, buôn lậu, kềm giữ giá.
Kết quả là thương nghiệp XHCN Quận đã phát triển mạnh mẽ kể cả thương nghiệp quốc doanh lên thương nghiệp XHCN, mạng lưới Thương nghiệp không ngừng được mở rộng để phục vụ nhân dân và tham gia thị trường, phương thức kinh doanh cũng có nhiều tiến bộ. Một số công ty chuyên ngành được thành lập để đáp ứng yêu cầu phục vụ và công tác cải tạo như Cty dịch vụ, Cty Thương nghiệp Tổng hợp chợ Bình Tây. Bộ mặt các chợ trong Quận, rõ nét nhất là chợ Bình Tây, đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc liên kết kinh tế mang nhiều hiệu quả góp phần giải quyết vật tư nguyên liệu cho sản xuất, nông sản thực phẩm để phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu của Quận. Cho đến trước thời điểm đổi tiền, thương nghiệp XHCN Quận đã đẩy lùi một bước quan trọng thế và lực của Thương nghiệp tư nhân và đóng góp rất lớn vào nguồn thu của ngân sách Quận. Một số công tác đột xuất khác như chính sách bù giá, trả lương bằng tiền thay hiện vật, công tác thu đổi tiền cũng được cấp ủy Quận tập trung chỉ đạo đạt kết quả tốt.
Song việc lãnh đạo của Quận Đảng bộ trên lĩnh vực phân phối lưu thông cũng còn nhiều tồn tại như chưa gắn được giữa sản xuất và phân phối lưu thông, giữa nội thương và cung ứng xuất khẩu. Thương nghiệp Quận còn chưa chú ý thích đáng đến việc cung ứng nguyên liệu và thu mua hàng TTCN trong Quận, chưa có tác động mạnh trong việc thúc đẩy sản xuất CN-TTCN Quận phát triển. Quan điểm kinh doanh ở một số Đảng viên và cán bộ phụ trách có nơi có lúc còn chưa đúng đắn, còn chạy theo lợi nhuận đơn thuần dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán hoặc mua bán lẫn nhau để lấy doanh số khiến cho hàng hóa chạy lòng vòng mà không đến thẳng người tiêu dùng. Ngành dịch vụ lại nặng về mua bán nhẹ về dịch vụ.
Hoạt động của Thương nghiệp Hợp tác xã chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ 2 bữa ăn cho nhân dân. Tình trạng mất đoàn kết ở một số công ty kéo dài chậm được khắc phục.
Một số mặt khác cũng có phát triển như thu ngân sách Quận tăng với nhịp độ nhanh, bình quân 66% mỗi năm. Thu chi tiền mặt của ngân hàng tăng gấp đôi mỗi năm. Song nhìn chung, hoạt động tài chánh ngân hàng còn chưa thoát khỏi cơ chế hành chánh quan liêu bao cấp cũ, vì vậy, chưa tạo điều kiện thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cho cơ sở, công tác giá còn bị động chưa đáp ứng kịp thời với đòi hỏi tình hình.
Từ sau tháng 9/1985, do những sai lầm khuyết điểm trong việc thực hiện Nghị quyết 8 về giá-lương-tiền, tình hình trở nên hết sức rối ren. Cũng như sản xuất, hoạt động phân phối lưu thông đã bị ách tắc nghiêm trọng mà nguyên nhân chính là do yếu tố giá quy định không hợp lý khiến cho Thương nghiệp XHCN không mua bán được, thị trường tự phát mở rộng, giá cả tăng vọt. Toàn Đảng bộ có cố gắng tập trung chỉ đạo các biện pháp tháo gỡ, nhưng do tình hình còn liên quan chung đến Thành phố và cả nước nên đến nay vẫn chưa khắc phục được .
3- Công tác cải tạo XHCN CTN tư doanh:
Nhận thức được tính tất yếu của công tác cải tạo XHCN trong chặn đường đầu của thời kỳ quá độ, toàn Đảng bộ đã có quyết tâm cao trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện, coi đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ.
Ba năm qua, công tác cải tạo đã diễn ra trên một bình diện rộng và huy động được một khối lượng lớn người tham gia. Trong lãnh vực sản xuất CN-TTCN và GTVT tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hoá với việc củng cố lại các hợp tác xã và tổ sản xuất đã có, đồng thời xây dựng thêm các cơ sở tập thể mới, vận dụng mô hình XNHD trong công tác cải tạo, đồng thời tiến hành sắp xếp lại các cơ sở sản xuất theo ngành kinh tế kỹ thuật có phân loại kinh tế gia đình.
Những lãnh vực cải tạo được Đảng bộ tập trung sức nhiều nhất là Thương nghiệp (bao gồm cả hoạt động ăn uống, dịch vụ) và một số hoạt động của tư nhân trong ngành VHTT, y tế. Cấp ủy Quận đã trưng tập một lực lượng cán bộ chủ chốt quan trọng của Quận để đi làm công tác điều tra "5 quản", sau đó đã điều động hàng trăm cán bộ Đảng viên thuộc các Ban ngành và Phường sang trực tiếp làm công tác cải tạo. Trong quá trình chỉ đạo cải tạo đã có u6ón nắn những thiếu sót lệch lạc trong khâu quản lý, sổ sách kế toán, phương thức ăn chia và vận dụng một số hình thức cải tạo linh hoạt như đối với các hộ buôn bán ở chợ Bình Tây, các hộ kinh doanh ngành rau quả củ ở chợ Mai Xuân Thưởng.
Nhờ có sự tập trung lãnh đạo này mà ngành công tác cải tạo ta đã đạt được nhiều kết quả. Trong lĩnh vực CN-TTCN, số hợp tác xã đã tăng từ 13 vào cuối năm 1982 lên 43 vào cuối năm 1985 và 51 vào cuối tháng 6/1986, số tổ sản xuất cũng tăng nhiều từ đó TTCN đã nâng tỷ trọng lao động trong khu vực tập thể từ 1/3 năm 82 lên đến 2/3 vào cuối năm 1985, xây dựng được hàng chục xí nghiệp hợp doanh. Trong Thương nghiệp dịch vụ ăn uống, cũng đã xây dựng được 79 cửa hàng hợp tác kinh doanh quy tụ gần 1.600 hộ Thương nghiệp với gần 3.500 lao động tư nhân và vốn huy động tính theo tiền mới hơn 6 triệu đồng.
Hệ thống các cửa hàng hợp tác kinh doanh này từng bước được củng cố theo Chỉ thị 48 của UBND Thành phố đã dần dần góp phần cùng với Thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã hình thành hệ thống Thương nghiệp có tổ chức ngày càng mở rộng vươn lên làm chủ thị trường.
Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất trong việc chỉ đạo công tác cải tạo Công Thương nghiệp tư doanh là ta chỉ mới đạt được những mục tiêu về số liệu, nhưng chất lượng còn chưa vững chắc. Trong TTCN vẫn còn nhiều cơ sở tập thể trá hình, tiếp tục duy trì quan hệ chủ thợ bóc lột.
Trong Thương nghiệp, việc cải tạo một số ngành còn chậm và chưa đạt yêu cầu như ngành rau quả củ, kinh doanh phế liệu, nông sản thực phẩm chế biến. Một số ngành chỉ cải tạo bằng hình thức khoán doanh số và tỷ lệ lãi gộp còn thì để cho tư nhân tự do hoạt động núp sau cửa hàng hợp tác kinh doanh. Một số ngành và địa phương chưa chấp hành nghiêm túc các quy định và bước đi của công tác cải tạo.
Nguyên nhân của các tồn tại này đứng về mặt lãnh đạo, chỉ đạo là do ta còn có biểu hiện gò ép, chạy theo chỉ tiêu số lượng, nặng về hình thức, xem nhẹ chất lượng, còn chưa nhận thức đầy đủ việc cần phải tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng trong đó Cách mạng KHKT là then chốt ngay trong từng cơ sở, chưa thay hết được là quan hệ sản xuất mới chỉ có thể được củng cố trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất, đưa nhanh tiến độ KHKT vào sản xuất .
4- Công tác chăm lo đời sống:
Việc chăm lo cải thiện đời sống cho CBCNV và nhân dân lao động nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong nhiệm kỳ qua. Quận ủy đã có Nghị quyết chuyên đề về công tác này.
Trong phạm vi chế độ chính sách của Nhà nước ban hành về lương, Quận đã thực hiện tăng lương sớm hoặc điều chỉnh mức lương cho 1.079 CB-CNV. Trong khu vực sản xuất kinh doanh. Quận đã mạnh dạn chỉ đạo từng bước thực hiện các hình thức trả lương như khoán việc, khoán định mức sản phẩm, khoán doanh số, nhờ đó đời sống của một bộ phận CBCNV có được nâng lên.
Quận đã khuyến khích và giúp đỡ cho các cơ quan đơn vị thộc khu vực hành chính sự nghiệp tổ chức sản xuất để tạo quỹ phúc lợi tập thể trong đó, biện pháp quan trọng là phát triển nhanh các xí nghiệp đời sống theo Chỉ thị 54 của UBND Thành phố.
Đến nay toàn Quận đã thành lập được 28 xí nghiệp đời sống, thu hút thêm nhiều lao động, tạo thêm sản phẩm cho xã hội. Tuy có nhiều mặt còn phải tiếp tục củng cố thêm nhưmg các xí nghiệp này bước đầu đã sản xuất tốt, làm ăn có lãi, giải quyết thêm một phần thu nhập cho CBCNV.
Quận đã khuyến khích và hỗ trợ cho CBCNV làm kinh tế phụ gia đình bằng nhiều hình thức khác nhau, chỉ đạo trại heo quốc doanh của Quận phát triển quy mô hoạt động, cung cấp con giống và thức ăn gia súc cho CBCNV. Ngân hàng Quận mở rộng các khoảng cho CBCNV vay để làm kinh tế phụ, giành hàng chục ngàn KW giờ điện cho 107 hộ gia đình CBCNV sản xuất với hình thức gia công, giải quyết cho 139 hộ gia đình chính sách làm đại lý cho các Cty kinh doanh Thương nghiệp, lương thực và HTX-TT. Đối với ngành Ytế và giáo dục, cho phép y bác sĩ mở phòng khám bệnh ngoài giờ, mở đại lý thuốc tây, ngoại nhập, mở trường dạy ban đêm để tăng thêm thu nhập. Riêng khu vực giáo dục Quận đã chuyển giao mặt bằng, máy móc thiết bị và cấp vốn cho 2 xí nghiệp hợp doanh Liên Công và Hiệp Phát để tổ chức và sản xuất gây quỹ chăm lo và đời sống cho đội ngũ giáo viên, ngoài ra còn điều tiết một phần quỹ phúc lợi của các đơn vị sản xuất kinh doanh để chăm lo cho khu vực mẫu giáo nhà trẻ.
Trong nhiệm kỳ qua, Quận đã cố gắng giải quyết việc làm ổn định cho gần 10.000 người và giải quyết việc làm có tính chất thời vụ cho hơn 2.000 người khác. Riêng số quân nhân giải ngũ trở về đã giải quyết việc làm cho 698/1443 người chiếm tỷ lệ gần 50%. Quận đã mở trường dạy nghề, tuyển trên 800 thanh niên đưa đi thanh niên xung phong và đưa nên các nông trường, trạm, trại, của Quận và thành phố.
Vấn đề giải quyết nhà ở cho CBCNV và nhân dân lao động là khâu hết sức khó khăn, song Đảng bộ cũng đã tập trung chỉ đạo xây dựng mới và cấp phát 147 căn nhà với tổng diện tích là 7.350m2, xây dựng được 63 ngôi nhà tình nghĩa. Ngoài ra kết hợp với nguồn nhà điều chỉnh (qua việc thực hiện Chỉ thị 216 của HĐBT và nhà xuất cảnh) thành phố phân phối cho Quận, Quận đã giải quyết cấp 441 căn nhà cho CBCNV, gia đình diện chính sách và hộ dân nhà quá lụp xụp, trong đó có 70 căn nhà bán rẻ trả góp. Ngoài ra, còn bán vật tư xây dựng cho nhiều trường hợp khác để chống dột và tự xây dựng nhà, cấp 69 nền nhà. Trong thực tế yêu cầu về giải quyết nhà ở cho CBCNV và nhân dân lao động nghèo là hết sức lớn. Nhưng do khả năng có hạn nên trong nhiệm kỳ qua Quận chỉ mới giải quyết được một phần nhu cầu này.
Nhìn chung, trên lĩnh vực chăm lo cải thiện đời sống cho CB-CNV và nhân dân lao động 3 năm qua có đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả ấy chưa cao, chưa đồng bộ không đều cho mọi lĩnh vực nhất là không ổn định hai xí nghiệp. Liên Công và Hiệp Phát hoạt động vẫn chư mang lại hiệu quả kinh tế bao nhiêu. Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất kinh doanh chưa phát triển cơ bản, những biến động từng chập trên thị trường làm giá cả tăng vọt, gần đây là đồng tiền mất giá nghiêm trọng, thị trường tự phát mở rộng làm cho thu nhập thực tế của CB-CNV và nhân dân lao động liên tục bị giảm sút, nhất là CB-CNV khu vực hành chính sự nghiệp, giáo dục, Y tế và các lực lượng vũ trang càng khó khăn hơn. Sự bất hợp lý trong thu nhập giữa CB-CNV khu vực sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp chưa được giải quyết công bằng đã làm phát sinh những vướng mắc về tư tưởng trong nội bộ, ngoài xã hội, đời sống của một bộ phận nhân dân không nơi cư trú, không có việc làm sinh hoạt hết sức thấp kém, ta vẫn chưa có khả năng giải quyết tận gốc, nhu cầu việc làm, nhà ở, học hành, khám chữa bệnh vẫn còn là những nhu cầu hết sức bức thiết.
5- Công tác văn hoá - xã hội:
Đảng bộ Quận đã dành một sự quan tâm thích đáng cho các hoạt động văn hoá xã hội nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống văn hoá và tinh thần cho nhân dân, hình thành các mối quan hệ tốt trong nội bộ nhân dân.
Quận đã dành một kinh phí lớn để trang bị thêm cơ sở vật chất cho các ngành thuộc lĩnh vực văn hoá xã hội, trong đó có hàng chục triệu đồng để tu sửa trường học, xây mới các phòng học góp phần giải tỏa bớt các lợp ca ba, xây dựng thêm sân luyện tập TDTT, thành lập CLB Hưu trí và trường dạy nghề của Quận, trang bị thêm phương tiện khám chữa bệnh cho bệnh viện Quận và các trạm y tế Phường.
Công tác văn xã của Quận ngày càng đi vào nề nếp, ngành giáo dục đã thực hiện tốt việc thay sách cải cách giáo dục ở các lớp cấp I, duy trì được các phong trào thi đua trong cả 4 ngành học: phổ thông, mẫu giáo, nhà trẻ và BTVH. Tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi vào các nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông ngày càng tăng tuy còn chưa đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội III đã đề ra. Ngành Y tế nâng cao được chất lượng khám chữa bệnh tại chỗ của trạm y tế 17 Phường, đẩy mạnh phong trào sinh đẻ có kế hoạch và thực hiện 5 dứt điểm góp phần làm giảm tỷ lệ tăng dần số tự nhiên trong Quận từ 1,46% trong năm 1983 xuống còn 1,22% năm 1985, 9/17 Phường đạt 5 dứt điểm , công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thiếu nhi ở Phường 13, công tác giám định y khoa đạt nhiều kết quả tốt. Ngành TBXH thực hiện có nề nếp việc chăm sóc các gia đình chính sách với nhiều hình thức phong phú như xây nhà tình nghĩa, lập quỹ bảo trợ, phong trào đỡ đầu con em liệt sĩ. Ngành văn hóa thông tin có quan tâm cải tiến chất lượng hoạt động của Nhà văn hóa, Đài truyền thanh và tờ tin của Quận, quan tâm xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nhất là trong khối trường học, lực lượng vũ trang và khối Phường, bước đầu quan tâm đến việc tuyển chọn và đào tạo bồi dưỡng năng khiếu, Trường dạy nghề tuy mới thành lập và còn thiếu thốn nhiều phương tiện cũng đã mở được 2 khóa với hơn 400 học viên.
Bên cạnh những ưu điểm trên, việc lãnh đạo công tác văn hóa xã hội của Đảng bộ Quận cũng còn nhiều khuyết điểm như chất lượng nuôi dạy các cháu ở mẫu giáo và nhà trẻ chưa được đảm bảo, nhất là thời gian gần đây do những biến động trong lĩnh vực kinh tế và đời sống, hiện tượng suy dinh dưỡng trong các cháu mẫu giáo, nhà trẻ có chiều hướng phát triển. Chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông cũng chưa cho thấy chuyển biến rõ rệt, tỉ lệ học sinh yếu còn nhiều, tình trạng ca ba vẫn còn tiếp tục tồn tại, thường xuyên mỗi năm có hơn 20 lớp ca ba. Cơ sở giáo dục và văn hóa trong Quận còn thiếu thốn nhiều, tuy Đảng bộ có quan tâm đầu tư. Công tác TDTT chưa thực sự phục vụ cho việc rèn luyện thân thể bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong Quận. Quận cũng chưa điều tra thống kê và có kế hoạch điều trị các đối tượng bệnh xã hội, chất lượng phục vụ của ngành y tế gần đây có chiều hướng giảm sút, vấn đề kế hoạch hóa gia đình, công tác vệ sinh phòng dịch chưa đi sâu vào các khu xóm lao động trong người Hoa. Các vấn đề xã hội của Quận như cùi hủi, ăn xin, lang thang, vô nghề nghiệp trong tình hình hiện nay, cũng không thể nào giải quyết dứt điểm được.
6- Công tác an ninh quốc phòng:
Quán triệt được nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc phải đi đôi với nhiệm vụ xây dựng thành công CNXH, Đảng bộ Quận đã ra nhiều Chỉ thị, Nghị quyết liên quan đến công tác này như Nghị quyết về chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, Nghị quyết về công tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương, các Chỉ thị về công tác bảo vệ nội bộ, nắm hộ nắm người.
Nhờ sự lãnh đạo tập trung mà tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Quận 6 trong 2 năm qua cơ bản được giữ vững. Các vụ việc phá hoại kinh tế chính trị, văn hoá tâm lý chiến xảy ra không nhiều và phần lớn đã bị ta ngăn chặn. Cuộc chiến tranh chống xâm phạm tài sản XHCN cũng có nhũng kết quả nhất định. Trong án hình sự giảm đi rõ rệt, nhất là trong 2 năm 1984 -1985 đã không xảy ra một vụ giết người cướp của nào. Tuy nhiên các hoạt động đầu cơ buôn bán trái phép, làm hàng gian hàng giả lại có xu hướng phát triển, tuy quy mô của từng vụ việc có nhỏ hơn. Các vụ thường án hình sự cũng tăng lên cả về phạm vi gây án lẫn đối tượng gây án. Việc gia tăng các tội phạm kinh tế, tội phạm hình sự loại nhỏ phản ánh một tình hình rối ren và là một dấu hiệu kém lành mạnh về mặt an toàn xã hội mà Đảng bộ ta không hề xem thường.
Về phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc: trong nhiệm kỳ qua Đảng bộ đã đẩy mạnh việc xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong mọi ngành mọi giới và khắp các cơ sở. Giáo dục cho quần chúng nâng cao cảnh giác cách mạng chống kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch. Phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, xây dựng Phường an toàn, cơ quan xí nghiệp an toàn. Đến năm 1985, toàn Quận đã có 10/17 Phường an toàn, 44% cơ quan xí nghiệp an toàn. Bên cạnh đó, Đảng bộ hết sức xem trọng việc tập trung sức chuyển hoá một số địa bàn trọng điểm, xem đó là biện pháp quan trọng để tạo sự chuyển biến toàn diện, đảm bảo cao nhất về an ninh chính trị, an toàn xã hội cho những địa bàn quan trọng. Đến nay về cơ bản Quận đã hoàn thành xong công tác chuyển hoá ở các địa bàn Phường 1, 7, 8, 10, tiếp tục chỉ đạo duy trì và củng cố thành quả. Riêng địa bàn tuyến Trần Văn Kiểu bao gồm các Phường 14, 16, 19, 20 đã hoàn thành chuyển hoá bước một và đang thục hiện bước 2. Qua kết quả chuyển hoá, nhìn chung trên các địa bàn trọng điểm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm tốt hơn trước. Các vụ việc vi phạm tài sản XHCN vi phạm trật tự xã hội, vi phạm quản lý kinh tế có giảm. Công tác quản lý nhân hộ khẩu có nhiều thuận lợi. Quần chúng phát huy quyền làm chủ, tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc tốt hơn.
Song, bên cạnh nhũng thành quả đó, xét trên toàn Quận thì phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong 3 năm còn dừng lại ở hình thức, ở bề nổi, chưa đủ mạnh và chưa đạt yêu cầu mục tiêu đề ra ở Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận 6 lần thứ 3 (70% số Phường và 100% cơ quan xí nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn) các cơ gian xí nghiệp còn xem nhẹ vấn đề này sự phối hợp giữa các cơ quan, xí nghiệp và các Phường, khu phố còn chưa chặt chẽ. Công tác bảo vệ kho tàng còn chưa tốt để xảy ra vụ cháy tổn thất hàng triệu đồng, chưa gắn liền việc phát triển sản xuất. Việc quản lý nhân hộ khẩu chưa thật sự chặt chẽ. Việc khai báo tạm trú tạm vắng và quản lý người cư trú bất hợp pháp còn chưa được thường xuyên và có nề nếp.
Về công tác quân sự: Quận đảm bảo giao quân NVQS đạt và vượt chỉ tiêu trên giao hàng năm với sai sót ít. Tuy nhiên số thanh niên trốn đăng ký, trốn khám, trốn lệnh vẫn còn chiếm tỷ từ 3-10%. Việc đăng ký quản lý quân dự bị bước đầu có nề nếp.
Quận có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng và phát triển dân quân tự vệ vượt chỉ tiêu về số lượng nhưng chất lượng còn chưa cao nhất là khâu huấn luyện quân sự. Chưa thực hiện được chỉ tiêu 100% Phường Đội trưởng là Đảng viên, 50% là cấp ủy viên Phường.
Công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân ở địa phương bước đầu được triển khai nhưng tiến độ còn chậm, một số cấp ủy Đảng và Ban ngành Đoàn thể chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này.
Công tác chính sách hậu phương quân đội được quan tâm, thực hiện tương đối tốt.
Nhìn chung, công tác quân sự địa phương của Quận 3 năm qua đã từng bước đi vào nề nếp, chất lượng hoàn thành công tác ngày càng tốt hơn.
Về việc thực hiện pháp chế XHCN, Quận có quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục Hiến pháp và pháp luật như tuyên truyền về Bộ Luật hình sự, luật NVQS luật giao thông, chấn chỉnh mộât bước công tác tiếp dân, tổ chức nhiều Đoàn thanh tra, nhất là trong khu vực sản xuất kinh doanh, giải quyết nhanh các vụ án... Tuy nhiên, do việc tuyên truyền về hiến pháp và pháp luật chưa được thường xuyên, nên việc nhận thức và tự giác chấp hành luật pháp trong cán bộ và nhân dân nói chung còn hạn chế. Cơ quan chức năng như Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Tư pháp, chưa phát huy hết vai trò và tác dụng thực tế của mình trong việc thực hiện và giáo dục nhân dân thực hiện pháp chế XHCN. Công tác thanh tra chưa kịp thời uốn nắn sửa chữa sai lầm, tiêu cực trong sản xuất kinh doanh công tác xét xử tội phạm chưa kịp thời để có tác dụng giáo dục ngăn chặn đối với phạm nhân cũng như người chưa phạm tội. Cán bộ và chiến sĩ công an, những người đại diện cho pháp luật và trực tiếp hằng ngày với nhân dân đã có tiến bộ và ít sai lầm hơn năm trước, nhưng chưa chiếm được lòng tin yêu, trân trọng của nhân dân, cơ quan toà án hoạt động chưa mang lại kết quả mong muốn do chưa được cấp ủy Quận quan tâm đúng mức nhất là về khâu nhân sự. Tất cả những hạn chế đó làm cho phương châm "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật "đang còn dừng lại trên khẩu hiệu mà chưa biến thành hành động bình thường trong đời sống của nhân dân.
B. CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CHÍNH TRỊ:
1. Công tác xây dựng và củng cố chính quyền:
Trong nhiệm kỳ vừa qua, bộ máy Nhà nước từ Quận đến Phường từng bước được củng cố và đã cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn Quận. Vai trò của HĐND đã được phát huy rõ hơn từ Quận đến Phường, các thành viên của HĐND đã thường xuyên tiếp xúc định kỳ với cử tri để lắng nghe tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Cơ chế quan liêu bao cấp cũ từng bước được tháo gỡ, nhiều chủ trương chính sách của TW và TP đã được thực hiện nghiêm chỉnh và có phần sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế trong Quận, thể hiện tinh thần dám nghĩ dám làm, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên trong thời gian qua, hoạt động của các tổ chức chính quyền trên địa bàn Quận còn có những tồn tại sau:
Hoạt động của HĐND Quận và Phường còn nhiều hạn chế, nhất là chưa đi sâu để kiểm tra hoạt động của các cơ quan chính quyền cùng cấp, nhiều Đại biểu HĐND còn chưa phát huy hết vai trò của mình.
- Năng lực tổ chức thực hiện của UBND cấp Quận và Phường còn yếu: chưa triển khai thực hiện tốt các chủ trương Nghị quyết của Quận ủy, chưa điều hành tốt các Phòng ban chức năng và chưa sâu sát với cơ sở làm giảm hiệu lực quản lý về mặt Nhà nước chính quyền các cấp. Công tác thi đua khen thưởng còn nặng về hình thức, chưa thực sự là đòn xeo cho các phong trào.
- Chưa quan tâm xây dựng củng cố Phường thực sự vững mạnh đủ sức đảm đương nhiệm vụ của một số cấp chính quyền cơ sở. Quyết định 30 và 123 về phân công cấp quản lý cho Phường triển khai thực hiện còn chậm và không đồng bộ.
- Bộ máy quản lý chưa tinh giản, còn cồng kềnh nhiều khâu trung gian không cần thiết, còn tác phong hành chính quan liêu giấy tờ, cửa quyền, gây phiền hà cho nhân dân việc phối hợp hoạt động giữ chính quyền với các Ban ngành Đoàn thể và Mặt trận còn chưa chặt chẽ thường xuyên và đồng bộ nên chưa phát huy được sức mạnh của hệ thống chuyên chính vô sản trong việc triển khai các chủ trương Nghị quyết của Đảng.
- Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác chính quyền còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế ngày càng phức tạp và đa dạng. Nhiều cán bộ còn yếu về chuyên môn và năng lực lãnh đạo, chưa am hiểu luật pháp nên hiệu quả công tác còn bị hạn chế. Một số cán bộ chính quyền chưa thường xuyên tiếp xúc với quần chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng.
Các tồn tại trên đây cũng chính là những nguyên nhân làm hạn chế hiệu lực quản lý về mặt Nhà nước của chính quyền các cấp.
2- Công tác vận động quần chúng:
a- Thời gian qua các cấp ủy Đảng đã có nhiều nỗ lực chỉ đạo công tác quần chúng thông qua các Đoàn thể, Mặt trận. Đến nay hoạt động của các Đoàn thể đã đi vào nề nếp, bộ máy tổ chức đã từng bước được củng cố và phát triển đến tận cơ sở, từ đó đã tạo ra được các phong trào hoạt động cách mạng sôi nổi, rộng khắp và đã mang lại nhiều kết quả tốt. Có thể nói thành quả của Quận trong thời gia qua trên các Mặt trận kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng đã có sự đóng góp không nhỏ của Đoàn thể, Mặt trận. Thông qua đó, mà các Đoàn thể Mặt trận không ngừng phát triển lực lượng của mình ngày càng lớn mạnh, tuy vẫn còn chưa đạt chỉ tiêu do Nghị quyết Đại hội III đề ra.
Đạt được những thành tựu trên là nhờ Đảng bộ Quận đã quán triệt được đường lối quan điểm quần chúng của Đảng, biết bám vào các chủ trương, Nghị quyết của Trung ương và Thành ủy về công tác vận động quần chúng, biết phát huy vai trò của các Đoàn thể và Mặt trận. Bên cạnh đó, các Đoàn thể và Mặt trận từng bước có gắn được với chính quyền để thống nhất mục tiêu và phối hợp hoạt động, bước đầu có cải tiến nội dung và phương thức vận động.
Tuy nhiên công tác Dân vận trong thời gian qua cũng còn nhiều tồn tại. Việc sâu sát tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, hiểu được cuộc sống của quần chúng còn thấp. Quyền làm chủ tập thể của quần chúng chưa được phát huy coa, còn nhiều trường hợp vi phạm, thậm chí vi phạm nghiêm trọng. Tình trạng thủ tục hành chánh rườm rà gây phiền hà cho nhân dân chưa được khắc phục. Công tác xét và giải quyết đơn thư khiếu tố của nhân dân còn chậm, phong trào quần chúng xây dựng Đảng còn yếu. Quan điểm tin và dựa vào quần chúng chưa được quán triệt sâu sắc trong một bộ phận cán bộ Đảng viên. Các Đoàn thể chưa được quan tâm củng cố đều và thường xuyên, còn nặng về sử dụng cán bộ Đoàn thể hơn là quan tâm bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn. Chính quyền nhiều nơi còn chưa nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của các Đoàn thể, có nơi còn xem Đoàn thể là thuộc cấp của mình. Mặt khác, bản thân các Đoàn thể và Mặt trận hoạt động cũng còn mang biểu hiện quan liêu hình thức. Số lượng quần chúng tập hợp vào tổ chức tuy đông, nhưng chất lượng chưa cao. Các Đoàn thể có lúc còn chưa quan tâm làm công tác tư tưởng đối với quần chúng giáo dục quan điểm lập trường giai cấp chưa tới nơi tới chốn.
Nguyên nhân của các tồn tại này là vì cấp ủy Quận còn chưa vận dụng thật nhuần nhuyễn đường lối quần chúng vào trong từng công tác cụ thể, có lúc còn nặng về biện pháp chính quyền mà nhẹ về vận động giáo dục thuyết phục quần chúng. Nhiều cấp ủy Đảng còn chưa coi trọng công tác này, chưa quán triệt quan điểm tin và dựa vào quần chúng, quan điểm lấy dân làm gốc nhất là ở khu vực sản xuất kinh doanh, chưa thấy rõ công tác quần chúng là công tác của toàn Đảng chứ không phải của riêng các Đoàn thể và Mặt trận, chưa xây dựng được quy chế làm việc cụ thể để phát huy vai trò làm chủ tập thể của các Đoàn thể trong từng đơn vị. Đôïi ngũ cán bộ làm công tác quần chúng còn thiếu và yếu, chậm được bổ sung và củng cố.
b- Về công tác vận động theo từng giai cấp, tầng lớp quần chúng:
- Công tác vận động thanh niên:
Đoàn viên và thanh niên là đối tượng Đảng mà Đảng bộ quan tâm đặc biệt trong giáo dục, vận động và tập họp vào tổ chức. Những nôïi dung giáo dục đối với đoàn viên và thanh niên trong 3 năm qua là quá hoang phí, xoay quanh các vâùn đề về lý tửơng về tình hình và nhiệm vụ trước mắt, về truyền thống vẻ vang của Đảng, của đoàn, phong trào hành động cách mạng của đoàn viên và thanh niên diễn ra khá toàn diện trong 3 năm qua, một số phong trào thực sự là mũi nhọn của thanh niên như phong trào TNXP, xây dựng các công trình thanh niên, phong trào vận động thanh niên đi NVQS, đi TNXP, phong trào đoàn viên thanh niên tham gia công tác cải tạo, giải quyết công ăn việc làm, bảo vệ an ninh Tổ quốc...
- Công tác vận động CNVC và thợ TTCN:
Đảng bộ Quận thông qua công đoàn Quận đã thường xuyên giáo dục để nâng cao giác ngộ giai cấp, giác ngộ lý tưởng XHCN trong công nhân, phát uy quyền làm chủ tập thể trong CNVC và nhân dân lao động. Hoạt động tuyên truyền giáo dục được gắn chặt với nỗ lực chăm lo đời sống, nâng cao thu nhập của công nhân viên chức và thợ TTCN. Nhiều phong trào cách mạng của CNVC trong 3 năm qua đã đóng góp nhiều vào thành tích chung của Quận như phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch, phong trào nâng cao năng suất, chất lượngvà hiệu quả công tác, phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phong trào đăng ký thực hiện 10 Điều cam kết với Chủ tịch HĐBT, phong trào xây dựng cơ sở và tổ công đoàn vững mạnh đã được các cơ sở hưởng ứng đều khắp. Tổ chức công đoàn và Hội LĐHT ngày càng được củng cố và phát triển thêm nhiều đoàn viên, hội viên mới.
- Công tác vận động phụ nữ:
Tập trung vào việâc giáo dục chị em về truyền thống cách mạng của phụ nữ Việt Nam, về vai trò phụ nữ mới trong xã hội, song song với việc phát huy quyền làm chủ tập thể của chị em trong việc tham gia vào các phong trào chung của Quận. Nhiều phong trào đã được chị em phụ nữ tích cực hưởng ứng đạt nhiều kết quả tốt như phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, phong trào tiết kiệm tham gia công tác cải tạo, sắp xếp chị em tiểu thương ở các chợ, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, làm kinh tế phụ gia đình, tổ chức đại lý bán lương thực ở các Phường...
- Về công tác thiếu niên nhi đồng :
Với chức năng tham mưu phối hợp với các Ban ngành, Đoàn thể trong việc chăm sóc thế hệ mầm non của đất nước, Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng đã kết hợp tốt với một số Ban ngành như Quận đoàn, Phòng giáo dục, Y tế, BHXH... phát động nhiều phong trào chăm sóc thiếu nhi trong Quận phong trào thực hiện quy ước chăm sóc trẻ em, phong trào chăm sóc con em liệt sĩ phong trào thực hiện tiếng kẻng văn hóa ở các Phường, phong trào vận động các thiếu nhi nghèo thất học đến trường, phong trào chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho thiếu nhi...
- Công tác Mặt trận:
Ngày càng mở rộng được khối đoàn kết toàn dân, tập hợp quần chúng vào tổ chức, có tập trung đi sâu vào vận động trong người Hoa, các chức sắc tôn giáo trên cơ sở thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng. Nhiều phong trào do Mặt trận trực tiếp đứng ra tổ chức vận động đã mang lại nhiều kết quả như phong trào quyên góp ủng hộ xây dựng công trình thủy điện Trị An, phong trào mua công trái, phong trào vì tuyến đầu Tổ quốc, phong trào phụ lão...
3- Công tác xây dựng Đảng:
Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ Quận đã lỗ lực phấn đấu không ngừng để đủ sức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Về công tác chính trị tư tưởng: cấp ủy Quận đã kịp thời tổ chức truyền đạt các đường lối chủ trương. Các Nghị quyết quan trọng của Trung ương và Thành ủy cho tất cả cán bộ Đảng viên trong Quận. Nhất là Nghị quyết ĐH5 và các Nghị quyết 6, 7, 8 của Trung ương Đảng tuyên truyền về chính sách thời sự trong và ngoài nước, kỷ niệm các ngày lễ lớn, tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn mới, từ đó nâng cao được quan điểm lập trường giai cấp của Đảng viên trong Quận.
Công tác giáo dục lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng cũng được coi trọng, đã tổ chức được 4 lớp lý luận chương trình sơ cấp với 280 Đảng viên theo học và 5 lớp lý luận chương trình ở cơ sở với 260 Đảng viên theo học tại trường Đảng Quận, đồng thời cử 41 đồng chí đi học dài hạn tập trung ở các trường lý luận chính trị, trường nghiệp vụ 115 đồng chí đi học tại chức ở các trường lớp QLKT, lý luận chính trị trung cấp. Từ đó trình độ lý luận của đội ngũ Đảng viên được nâng lên. Tính đến nay trong Đảng có 85 Đảng viên có trình độ lý luận chính trị cao cấp, 136 Đảng viên có trình độ lý luận chính trị trung cấp, 711 Đảng viên có trình độ lý luận chính trị sơ cấp và 529 Đảng viên có trình độ cơ sở.
Tuy nhiên công tác chính trị tư tưởng của Đảng còn chưa bám sát với yêu cầu của cơ sở, có lúc còn bị động lúng túng không đối phó kịp thời với diễn biến tư tưởng phức tạp của cán bộ Đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là trong bước ngoặt chuyển sang giai đoạn sau khi có Nghị quyết 8. Trong nhiệm kỳ qua số Đảng viên sa sút phẩm chất và ý chí chiến đấu, mắc sai phạm nhiều hơn các nhiệm kỳ trước tư tưởng bàn quan, hoài nghi với sự lãnh đạo của Đảng cũng có chiều hướng phát triển trong Đảng viên do công tác giáo dục và quản lý và quản lý Đảng viên ta làm còn chưa tới chốn.
Về công tác cán bộ, có tập trung vào việc củng cố tăng cường đội ngũ cán bộ chủ chốt cho các Ban ngành, các Cty, xí nghiệp và các Phường, đã đề bạt và bổ nhiệm 82 đ/c vào cấp Trưởng, Phó trong đó có 16 nữ, điều động hàng trăm cán bộ sang phục vụ cho công tác cải tạo XHCN Công Thương nghiệp tư doanh trong Quận, đồng thời mạnh dạn rút một số cán bộ trẻ, cán bộ chưa được tiêu chuẩn hóa để đưa đi đào tạo dài hạn.
Tuy nhiên, công tác cán bộ là khâu yếu nhất trong xây dựng Đảng. Thời gian qua, do ta chưa có một quan điểm đúng đắn trong vấn đề xem xét đánh giá cán bộ, nhất là chưa có quy hoạch cán bộ dài hạn. Cấp ủy Quận thường lúng túng bị động trong khâu bố trí đề bạt cán bộ có nhiều trường hợp phân công cán bộ trái ngành nghề không phát huy được tác dụng. Đến nay vẫn còn nhiều đơn vị chưa có cấp Trưởng trong khi Quận còn thừa người mà chưa biết giải quyết như thế nào cho hợp lý. Việc xếp lại lương mới thực hiện còn chậm, chưa khoa học, gây tâm lý không hay cho CBCNV.
Về công tác phát triển Đảng, để bổ sung nguồn nhân tố mới cho Đảng, trong nhiệm kỳ qua Đảng bộ có quan tâm đẩy mạnh phát triển Đảng. Cả nhiệm kỳ qua phát triển được 413 đ/v mới, so với chỉ tiêu Đại hội đề ra là 450 thì đạt 91,8% trong đó có 136 Đảng viên nữ. Tuy nhiên,xét về cơ cấu Đảng viên mới phát triển thì chưa đạt yêu cầu. Cao nhất là Đảng viên thuộc khu vực hành chánh sự nghiệp (226 đ/c) và Đảng viên Công an (169 đ/c), trong khi Đảng viên là công nhân trực tiếp sản xuất chiếm tỷ lệ thấp (22 đ/c). Ba năm qua, ta chưa phát triển được Đảng viên trong khu vực sản xuất tập thể, trong các khu phố, tổ dân phố, điều này dẩn đến nguy cơ là Đảng không bám rễ được vào quần chúng để lãnh đạo quần chúng thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng. Chuẩn chất của một số cán bộ Đảng viên trẻ, mới được đề bạt cất nhất đã rơi ngay vào con đường suy thoái, chứng tỏ công tác phát triển Đảng ta làm chưa chắc, có phần gượng ép.
Về công tác củng cố kiện toàn các Đảng, tính đến cuối nhiệm kỳ, toàn Đảng bộ có 78 cơ sở Đảng, Ban Đảng ủy cơ sở và 68 Chi bộ cơ sở với 1.430 Đảng viên, so với đầu nhiệm kỳ là 73 cơ sở, bao gồm 5 Đảng ủy và 68 Chi bộ cơ sở với 1.238 Đảng viên.
Số cơ sở trong sạch vững mạnh có tăng lên hàng năm, từ 8 cơ sở trong năm 1983 - 1984 trên 17 cơ sở năm 1985 (số 17 cơ sở này còn chưa được Thành ủy xét công nhận), trong khi số cơ sở yếu kém giảm từ 6 trong năm 1983 - 1984 xuống còn 2 trong năm 1985 (do cơ sở tự phân loại).
Tuy nhiên, nhìn chung số cơ sở Đảng vững mạnh vẫn còn ít, trong khi vẫn còn cơ sở Đảng yếu kém mà qua đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua đã bộc lộ rõ. Điều này chứng tỏ thời gian qua ta chưa chú trọng đúng mức việc củng cố, kiện toàn các cơ sở Đảng.
Về công tác kiểm tra, có tập trung vào việc kiểm tra thực hiện 4 nề nếp ở các cơ sở Đảng, kiểm tra việc thi hành các quyết định, chấp hành các Nghị quyết Chỉ thị, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cấp ủy Quận có thành lập nhiều tổ kiểm tra 1 số mặt công tác quan trọng ở cơ sở như công tác phân phối lưu thông, cải tạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội, kiểm tra công tác phát triển Đảng. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra từng bước giải quyết nhanh, gọn hơn số đơn khiếu tố có liên quan đến cán bộ Đảng viên và số vụ việc đã tồn đọng từ lâu.
Trong nhiệm kỳ qua có 97 Đảng viên mắc sai phạm bị sử lý kỷ luật, chiếm tỷ lệ 6,8%/ tổng số Đảng viên, gồm các hình thức khiển trách: 22, cảnh cáo: 27, cách chức: 04, lưu Đảng:18, khai trừ: 13, xóa tên: 13, trong đó gần phân nửa (47 trường hợp) là vi phạm chủ trương, chính sách Nhà nước các loại, có 18 đ/c nằm trong cấp ủy cơ sở, 16 đ/c là Trưởng, Phó Ban ngành Đoàn thể cấp Quận hoặc tương đương, số Đảng viên công an bị sử lý kỷ luật Đảng là 33 chiếm tỷ lệ 34%.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra trong thời gian qua còn nặng về giải quyết vụ việc cụ thể, kiểm tra để sử lý chứ chưa góp phần ngăn chặn được sai phạm, tỷ lệ Đảng viên sai phạm còn khá cao. Công tác kiểm tra việc thực hiện các quyết định cũng làm chưa được thường xuyên và đều khắp, chưa sơ kết để rút được những kinh nghiệm cần thiết.
Về việc cải tiến phong cách và lề lối làm việc, thời gian qua, Đảng bộ Quận cũng đã có nhiều cố gắng đầu tư suy nghĩ tìm biện pháp để cải tiến phong cách và lề lối làm việc sao cho khoa học và đạt hiệu quả cao. Trong công tác, cấp ủy Quận đã thể hiện được nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, thể hiện qua việc đảm bảo định kỳ sinh hoạt của Ban Chấp hành và Thường vụ. Các chủ trương, Nghị quyết của trên đưa xuống đều được đưa ra bàn bạc tập thể gắn với tình hình thực tế của Quận để đi đến nhất trí, sau đó mới phân công triển khai thực hiện một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, cấp ủy Quận cũng còn nhiều lúng túng bị động, chưa thật khoa học trong tổ chức thực hiện, chưa cải tiến được chế độ thông tin báo cáo để kịp thời nắm bắt được lượng thông tin chính xác và đầy đủ từ cơ sở, từ đó, việc chỉ đạo triển khai thực hiện có trường hợp chưa thật sát đúng với tình ở cơ sở. Nạn hành chánh quan liêu giấy tờ không sát cơ sở còn khá phổ biến. Cấp ủy cũng chưa thật nhạy bén và kiên quyết trong việc giải quyết một số tình hình biến động bất thường xảy ra trong Quận. Mối quan hệ trong cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ chưa được quán triệt một cách sâu sắc và đầy đủ từ cấp Quận đến cơ sở. Những biểu hiện vô tổ chức, vô kỷ luật trong việc chấp hành các chủ trương, Nghị quyết còn chưa xử lý kịp thời.
Nhìn chung, bên cạnh một số mặt làm được, công tác xây dựng Đảng trong thời gian qua còn nhiều tồn tại, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu. Nguyên nhân chủ yếu là do Đảng bộ còn chưa nhận thức đúng về mối quan hệ chặt chẽ giữa việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội với yêu cầu của công tác xây dựng Đảng biểu hiện qua tình hình nhân sự của các ban Đảng thiếu và yếu, lại chậm được củng cố. Tình trạng này kéo dài khiến cho các ban Đảng không đủ sức làm tham mưu được cho cấp ủy như chưa xây dựng được một quy hoạch đào tạo cán bộ cho Quận mà Nghị quyết Đại hội đã đề ra, thiếu chỉ đạo đeo bám các cơ sở trong việc triển khai các mặt công tác Đảng như quy hoạch công tác phát triển Đảng, kế hoạch xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh, việc kiểm tra thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của từng cơ sở Đảng, cấp ủy mà cụ thể là Thường vụ và Thường trực Quận ủy cũng chưa có chế độ kiểm tra trực tiếp việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn của các Ban Đảng nhằm kịp thời giải quyết những vướng mắc khó khăn cho cơ quan tham mưu trực tiếp của mình.
C. PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1- Ba năm qua trong bối cảnh chung còn nhiều biến động phức tạp của nền kinh tế đang chuyển mình từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang quản lý mới theo chế độ hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN, toàn Đảng bộ và nhân dân Quận nhà đã vượt qua khó khăn đạt được nhiều kết quả: sản xuất CN-TTCN, thương nghiệp dịch vụ và GTVT trong Quận tiếp tục phát triển, công tác cải tạo XHCN đạt được nhiều thắng lợi quan trọng, an ninh quốc phòng, được giữ vững, nhiều công trình văn hoá và phúc lợi công cộng lớn trong Quận được xây dựng để phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Nếu so với các mục tiêu do Nghị quyết Đại hội 3 đề ra thì các thành tựu này là hết sức đáng kể. Đạt được các thành tựu trên đây là nhờ Đảng bộ Quận đã kịp thời nắm vững các chủ trương, Nghị quyết của Trung ương và Thành ủy để vận dụng sát hợp vào tình hình cụ thể của Quận, nhờ sự năng động sáng tạo của nhiều cơ sở, của cán bộ Đảng viên trong công tác cộng với trình độ giác ngộ cách mạng, sự chịu đựng gian khổ và có tính chủ động nhạy bén tháo vát của nhân dân lao động trong Quận.
2- Song bên cạnh đó, Đảng bộ Quận cũng còn đang đứng trước nhiều khó khăn tồn tại, có mặt còn rất gay gắt: sản xuất có tăng nhưng chất lượng hiệu quả còn đạt thấp, chưa xây dựng dựng các xí nghiệp quốc doanh thành xí nghiệp đầu đàn như Nghị quyết Đại hội 3 đã đề ra vẫn còn nhiều người chưa có công ăn việc làm, Mặt trận thương nghiệp vẫn là Mặt trận nóng bỏng và ngày càng trở nên rối ren, nhất là từ tháng 10/1985 trở đi, đã tác động tiêu cực đến các mặt sản xuất, đời sống và xã hội, đại bộ phận nhân dân và CNVC trong Quận đời sống còn hết sức khó khăn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của quần chúng đối với lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp.
Tồn tại này có những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó. Nguyên nhân khách quan là những cơ chế, những quy định đã lạc hậu và lỡ thời chậm được trên tháo gỡ, là những sai lầm trong việc cụ thể hoá Nghị quyết về giá-lương-tiền cùng với các hậu quả nghiêm trọng của nó mà Quận không thể nào giải quyết, là những căng thẳng thường xuyên về điện, vật tư, tiền mặt..
Còn về chủ quan thì có các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do cấp ủy Quận chưa xác định cụ thể được về vị trí vai trò và chức năng nhiệm vụ của cấp Quận, Quận là cấp trung gian hay là cấp lãnh đạo tổ chức thực hiện để từ đó có sự bố trí sắp xếp cán bộ hợp lý đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
- Do trình độ nhận thức chuyển biến không kịp theo tinh thần các Nghị quyết 6, 7, 8 của các cấp ủy Đảng cũng như của từng cán bộ Đảng viên, dẫn đến chỗ thiếu nhạy bén, thiếu chủ động tháo gỡ trong phạm vi mà Quận có thể làm được.
- Do công xây Đảng dựng nhất là công tác tổ chức cán bộ và công tác tư tưởng ta còn làm chưa tốt, chưa sâu, mặt khác Đảng bộ Quận cũng chưa dự kiến hết được những biến động của tình hình thực tế nên một số mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội 3 chưa sát hợp với thực tế.
- Do tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình trong Ban Thường vụ Quận ủy và thường trực ủy ban còn yếu và không thường xuyên làm ảnh hường đến việc lãnh đạo phối hợp triển khai các mặt công tác.
3- Từ việc phân tích các ưu khuyết điểm và nguyên nhân các ưu khuyết điểm trên đây, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Bài học thứ nhất mà Đảng bộ ta hết sức tâm đắc là bài học về công tác quần chúng, về việc phải "lấy dân làm gốc" vừa qua, trong nhiều chủ trương, nhiều công tác cụ thể, ta thường triển khai bằng biện pháp chính quyền, ít phối hợp với các Đoàn thể quần chúng để vận động nhân dân và CNVC tự giác thực hiện. Ta cũng chưa quan tâm xây dựng các Đoàn thể đủ mạnh để phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng. Nếu các Đoàn thể mạnh sẽ là nguồn cung cấp cán bộ dồi dào, sẽ giúp cho chính quyền quản lý mọi mặt tốt hơn, sẽ giúp cho công tác phát triển Đảng đạt kết quả hơn và nhất là giúp cho Đảng gắn bó với dân hơn.
- Bài học thứ hai là bài học mà Lênin đã chỉ ra cho chúng ta, đó là cần phải phân tích cụ thể tình hình cụ thể mà trong thời gian qua chúng ta đã vấp phải từ trong chủ trương cũng như biện pháp tổ chức thực hiện. Chủ trương xây dựng một số xí nghiệp quốc doanh Quận thành xí nghiệp đầu đàn trong điều kiện thành phố chưa phân cấp cho Quận quản lý các xí nghiệp lớn, còn các xí nghiệp quốc doanh của Quận hiện chỉ là tập hợp của một số cơ sở sản xuất vắng chủ có máy móc trang thiết bị cũ kỹ và không đồng bộ là một chủ trương không thể thực hiện được. Vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng cũng hướng dẫn hết sức cụ thể đối với từng loại cơ sở, nội dung lãnh đạo của cơ sở Đảng ở Phường khác ở các đơn vị sản xuất kinh doanh hay hành chính sự nghiệp. Vừa qua, do chưa làm rõ điều này nên trong mối quan hệ giữa Đảng và chính quyền ở một số đơn vị nhất là đơn vị sản xuất kinh doanh trong Quận đã nảy sinh vướng mắc.
- Bài hoc thứ ba là về lề lối làm việc, cần phải xây dựng quy chế làm việc cụ thể cho từng cơ quan đơn vị. Rõ ràng từ sau khi có quy chế làm việc, sinh hoạt của cấp ủy Quận đã đi vào nề nềp hơn từ đó chủ động trong công tác hơn. Ngược lại có nhiều nơi còn lúng túng trong việc thực hiện cơ chế làm chủ, sinh hoạt của "bộ tứ" ở nhiều cơ sơ còn vướng mắc là cũng do thiếu một quy chế làm việc cụ thể.
- Bài học thứ tư là về công tác xây dựng Đảng. Để Đảng bộ có đủ sức lãnh đạo toàn diện cần phải tập trung cho công tác xây dựng Đảng. Kết quả việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, nếu xét về chiều sâu cũng là do kết quả của công tác xây dựng Đảng nơi nào thiếu quan tâm công tác xây dựng Đảng thì nơi đó không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Bài học thứ năm và cũng là bài học về công tác cán bộ trong nhiều nhiệm kỳ qua chúng ta chưa xây dựng được một kế hoạch đào tạo cán bộ tương đối dài để chuẩn bị cho tương lai. Chúng ta chưa làm công tác quy hoạch cán bộ, từ đó trong công tác cán bộ chúng ta nặng về sử dụng mà nhẹ về đào tạo bồi dưỡng. Hiện nay trong Quận ta có tình trạng vừa thừa vừa thiếu cán bộ, thừa cán bộ không biết bố trí nơi nào, trong khi thiếu cán bộ có năng lực, chúng ta hết sức lúng túng bị động trong việc bố trí đề bạt cán bộ đó là hậu quả của việc thiếu một quy hoạch cán bộ.
II. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRONG 3 NĂM 1986 - 1988:
- Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ và một số mục tiêu chỉ tiêu lớn của cả nước và TP.HCM trong 5 năm 1986 - 1990.
- Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Quận Đảng bộ trong 3 năm qua và yêu cầu xây dựng Quận theo quy hoạch tổng thể từ nay đến năm 2000 đã được thành phố thông qua.
Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận 6 lần thứ IV nêu ra phương hướng nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung lãnh đạo thực hiện trong 3 năm 1986-1988 như sau:
1- Xây dựng và bố trí lại cơ cấu kinh tế của Quận theo loại hình CÔNG, THƯƠNG NGHIỆP trong đó đật biệt chú trong phát triển tiểu công nghiệp là thế mạnh của Quận tận dụng phát huy hết mọi tiềm năng của Quận về máy móc, thiết bị, tay nghề, tiền vốn, đất đai, thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm, tạo ra nhiều sản phẩm thiết thực phục vụ cho nông nghiệp, xuất khẩu, hành tiêu dùng ngày càng được cải thiện, trên cơ sở đó mà từng bước nâng dần mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động trong Quận.
2- Củng cố và nâng cao chất lượng cải tạo XHCN đối với CTN tư doanh trên địa bàn Quận. Trong cơ cấu 5 thành phần kinh tế của Quận phấn đấu nâng cao và bảo đảm vai trò chỉ đạo và vị trí ưu thế cả về số lượng lẫn chất lượng của thành phần kinh tế XHCN bao gồm quốc doanh, hợp doanh, liên doanh, tập thể. Đồng thời tăng cường tổ chức quản lý các hoạt động tư nhân, cá thể và kinh tế gia đình phát triển theo quỹ đạo XHCN, phù hợp với tình hình thực tiễn của Quận.
3- Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tăng cường quản lý xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đánh bại chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Quận. tăng cường pháp chế XHCN, kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn có hiệu quả các hành vi phạm pháp, các hiện tượng tiêu cực trong nội bộ và ngoài xã hội.
4- Thấu suốt quan điểm lấy dân làm gốc, củng cố và kiện toàn cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý từ Quận đến Phường, nêu cao vai trò của các Đoàn thể và Mặt trận trong công tác vận động, tổ chức quần chúng phát huy quyền làm chủ tập thể, tham gia quản lý Nhà nước, thực hiên thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng của Quận.
5- Tăng cường xây dựng Đảng bộ Quận tự sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có sức chiến đấu cao, đủ phẩm chất chính trị, đủ năng lực lãnh đạo và năng lực tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Quận trong nhũng năm trước mắt và chuẩn bị cho những năm về sau.
PHẦN THỨ NHÌ
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ AN NINH
QUỐC PHÒNG TRONG 3 NĂM 1986-1988
I. VỀ SẢN XUẤT:
1. Sản xuất CN-TTCN:
Trong cơ cấu thương nghiệp của Quận, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, cơ bản nhất, trong đó bộ phận sản xuất tiểu thủ công nghiệp là bộ phận chủ lực, vì đến cuối năm 1988, giá trị tổng giá trị tiểu thủ công nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng 80% trong cơ cấu giá trị tổng sản lượng của toàn ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Quận.
Trong 3 năm 1986-1988 và cả những năm về sau, cần tập trung tham gia thực hiện 3 trương trình kinh tế lớn do Đại hội 6 đề ra nhất là chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Cần đầu tư cán bộ, xây dựng những loại hình sản xuất thích hợp trong tiểu thủ công nghiệp để phát huy hết tiềm năng, công suất máy móc, thiết bị, tay nghề, tiền vốn, mặt bằng hiện có trong dân cư, tích cực tháo gỡ cơ chế quản lý bao cấp, thu hút thêm lao động, đầu tư khoa học kỹ thuật. Hợp lý hoá sản xuất, phấn đấu cùng với công nghiệp đưa giá trị tổng sản lượng toàn ngành tăng bình quân từ 12% - 14% hàng năm. Đối với xí nghiệp quốc doanh và hợp doanh chú trọng tháo gỡ các vướng mắt khó khăn trong cơ chế quản lý cũ, tạo mọi điều kiện để các xí nghiệp này vươn lên chiếm xấp xỉ 20% giá trị tổng sản lượng của toàn ngành. Đến cuối năm 1988, phải đưa sản xuất của các xí nghiệp quốc doanh, hợp doanh, và sản xuất tập thể chiếm trên 82% giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tỷ trọng hàng hoá giao nộp trên 80%, giảm mức hàng tự sản tự tiêu xuống 20%, giá trị xuất khẩu đến cuối năm 1988 tăng gấp 2 lần năm 1985 và chiếm tỷ trọng 18% trong giá trị tổng sản lượng.
Về lao động, đến cuối năm 1988 phải thu hút thêm 4.500 lao động trong Quận, đưa tổng số lao động trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng thêm 20% so với năm 1985, kể cả lao động trong kinh tế gia đình và đến cuối năm 1988 khu vực sản xuất tập thể phải chiếm trên 75% tổng số lao động tiểu thủ công nghiệp.
Về cơ cấu ngành sản phẩm và nhóm sản phẩm, ưu tiên phát triển ngành và nhóm sản phẩm phục vụ xuất khẩu và các nhu cầu cần thiết cho đời sống, đồng thời phát triển các ngành mũi nhọn của Quận như ngành cơ khí và hoá nhựa cao su, chú trọng các mặt hàng có số lượng tăng nhanh như phụ tùng xe đạp (năm 1988 tăng gấp 3 lần năm 1985), đồ sắt xây dựng (tăng 2,5 lần), hàng quy chế (tăng 1,44 lần), các phụ tùng chi tiết máy phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp, đồ nhựa các loại (tăng 4 lần), găng tay cao su (tăng 1,43 lần), dép xốp, xà bông, đồ chơi trẻ em.. Trong các mặt hàng này cần tập trung nâng cao chất lượng để đảm bảo giá trị xuất khẩu. Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến gỗ, chế biến thực phẩm sẽ gia tăng với nhịp độ trung bình.
Để thực hiện được các chỉ tiêu trên trong điều kiện các yếu tồ đảm bảo cho sản xuất chưa ổn định, 3 năm tới ngoài những việc làm thường xuyên trong công tác quản lý hành chính - kinh tế, cần phải tập trung tổ chức giải quyết các vấn đề sau đây:
- Vấn đề then chốt và cấp bách phải giải quyết là vấn đề nguyên liệu, vật tư. Bằng mọi biện pháp tích cực thông qua công tác cải tạo tổ chức sắp xếp lại ngành vật tư của Quận, thông qua liên kết, hợp đồng kinh tế, thông qua kế hoạch Thành phố cân đối năng lực và thông qua hoạt động cung ứng xuất khẩu khai thác mọi nguồn vật tư, nguyên liệu sử dụng và phát huy tốt sản xuất hiện có, bên cạnh đó cần tăng cường quản lý phân phối sử dụng điện để phục vụ sản xuất. Chú trọng động viên khuyến khích các hộ có thân nhân nước ngoài gửi nguyên liệu vật tư thiết bị máy móc về tổ chức sản xuất thay vì gởi hàng tiêu dùng xa xỉ.
- Mạnh dạn quy hoạch bố chí sắp sếp các ngành kinh tế của Quận, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế trên địa bàn Quận, phối hợp khai thác thế mạnh của các xí nghiệp của Trung ương, Thành phố đóng trên địa bàn Quận để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của Quận. Cần xây dựng một xí nghiệp có phương thức quản lý tiên tiến, có năng suất chất lượng cao bên cạnh việc tổ chức nhiều HTX cao cấp. Tiến hành liên kết và gắn bó mật thiết với các đơn vị của Trung ương và Thành phố trên địa bàn Quận 6 có các ngành kinh tế kỹ thuật phù hợp để hình thành một số nhóm sản phảm chủ yếu trong Quận. Đồng thời mạnh dạng phân cấp quản lý cho cấp Phường, phát huy tính chủ động sáng tạo của cơ sở trong tổ chức quản lý sản xuất nhất là trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tiểu thủ công nghiệp bộ phận chủ lực của toàn ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Quận.
- Đẩy mạnh hoạt động khoa học kỹ thuật, nội dung chú trọng đi sâu vào giúp đỡ, hướng dẫn cho các đơn vị sản xuất cải tiến kỹ thuật ứng dụng tối đa công suất thiết bị máy móc, tăng năng suất lao động nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thêm nhiều mặt hàng mới có giá trị xuất khẩu với tiêu chuẩn KT-KT cao.
- Tiếp tục củng cố và nâng coa chất lượng hợp tác hoá: Xây dựng cho được nhiều điển hình tiên tiến trong các cơ sở tập thể. Đi sâu củng cố các cơ sở tập thể "trá hình". Đưa nội dung hoạt động đi đúng quỹ đạo XHCN, xoá bỏ quan hệ bóc lột chủ thợ đối với các cơ sơ nhỏ, không củng cố được thì cho chuyển sang hoạt động theo QĐ 34. Nhanh chóng triển khai QĐ 34 trên địa bàn Quận, chú trọng các ngành nghề chuyền thống của Quận, các ngành có kỹ thuật mới hiện đại.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo và bổ sung cán bộ có năng lực cho ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đặc biệt cho các lãnh vực quản lý sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tập trung sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng kết hợp với hoạt động của các tổ chức Đoàn thể quần chúng và các ban ngành trong Quận
2- Về sản xuất nông, lâm ngư nghiệp và thuỷ hải sản cần tiến tới giảm bớt diện tích trồng trọt đẩ dành đất cho xây dựng theo hướng đô thị hóa, phát triển hình thức kinh tế gia đình trong sản xuất nông nghiệp trên những đất đai phân tán.
Khối lượng gỗ khai thác và vận chuyển trong 3 năm tới sẽ tăng lên bằng 1,8 lần so với năm 1985 và đạt trên 3.000m3 vào năm 1988.
Ngành thủy hải sản cần được phát triển nhanh hơn. Phấn đấu đưa sản lượng tôm cá năm 1988 lên gấp 1,1 lần năm 1985, riêng ở nông trường Duyên Hải Quận 6 tăng gấp đôi chiến 12% sản lượng trong đó có 60% là tôm xuất khẩu.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, cần biện pháp tăng cường các khâu kỹ thuật và tổ chức quản lý nhất là ở các cơ sở quốc doanh, đẩy mạnh việc liên kết kinh tế kể cả hình thức hợp tác kinh tế với nước ngoài.
3- Về xây dựng cơ bản, quản lý nhà đất và CTCC:
Cần phải tìm mọi biện pháp tăng thêm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trung bình năm sau gấp đôi năm trước, tranh thủ nguồn vốn của Thành phố, của các đơn vị kinh doanh. Các Phường và sự đóng góp của nhân dân. Việc phân phối nguồn vốn đầu tư phải có trọng tâm trọng điểm, ưu tiên cho các ngành sản xuất vật chất với khoảng 40% tổng số vốn đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong khu vực không sản xuất vật chát cần ưu tiên cho các công trình đang dở dang như trường Phạm văn Chí, phòng khám bệnh viện Đa khoa và các công trình nhằm giải quyết dứt điểm các lớp học ba ca vào cuối nắm 1988, xây mới 01 trường cấp III và một số trường lớp Mẫu giáo...
Việc quản lý cấp phát nhà ở cần phải chặt chẽ và hợp lý hơn. Việc sửa chữa nhà và xây dựng các công trình công cộng cân phải đảm bảo theo đúng quy định về mặt thủ tục, đảm bảo thời gian và chất lượng thi công, quyết toán và bàn giao đúng thời hạn.
Về GTVT, phải đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trên địa bàn Quận ngày càng tăng lên theo nhịp độ phát triển của các ngàng sản xuất và các hoạt động lưu thông phân phối. Trong tình hình phát triển của công thương nghiệp dịch vụ và nông lâm ngư nghiệp thủy hải sản của Quận 6 đến năm 1988, ngành GTVT phải đản bảo vận chuyển một khối lượng hàng hoá tăng lên gấp 1,43 lần so với năm 1985, bình quân hàng năm khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng lên 15% và khối lượng hành khách tăng 16,4%.
Để thực hiện điều này, ngành GTVT cần có kế hoạch phát triển năng lực phương tiện vật tư, nhiên liệu, lao động, kho bến, sửa chữa duy tu đường sá, củng cố tổ chức các cơ sở tạp thể vận tải và phục vụ vận tải. Cần chú ý phát triển vận tải đường thủy với tỷ trọng thích đáng, phù hợp với đặc điểm của một số Quận có nhiều kênh rạch.
II. VỀ LƯU THÔNG PHÂN PHỐI:
Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt đối với các ngành Thương nghiệp là phải từng bước đi vào ổn định lại trật tự trên Mặt trận phân phối lưu thông hiện còn hết sức rối ren, trước mắt là trong khu vực Thương nghiệp XHCN, tiến tới chấm dứt tình trạng các công ty Thương nghiệp tranh mua tranh bán tùy tiện đẩy giá lên, thực hiện sát nhập một số đầu mối Thương nghiệp của Quận gắn với việc phân công bố trí lại đội ngũ cán bộ làm công tác phân phối lưu thông theo đúng kế hoạch của từng người.
Toàn Thương nghiệp Quận 6 phải không ngừng nâng cao doanh số mua vào bán ra. Song song với việc nâng cao chất lượng phục vụ tổng doanh số mua vào bán ra không kể yếu tố biến động giá sẽ tăng bình quân hàng năm 25% riêng khối Thương nghiệp quốc doanh sẽ tăng nhịp độ bình quân 28,6% mỗi năm. Muốn đạt được mức gia tăng doanh số như trên hệ thống Thương nghiệp quốc doanh và HTX cần phải đẩy mạng hoạt động thu mua nắm nguồn hàng, chú trọng thu mua hàng tiểu thủ công nghiệp tại địa phương phấn đấu đến năm 1988 thu mua được 60% hàng tự sản tự tiêu trong Quận.
Bên cạnh hệ thống Thương nghiệp quốc doanh và HTX-TT, cần củng cố tăng cường hoạt động của các cửa hàng hợp tác kinh doanh, phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực làm cho toàn bộ mạng lưới thương nghiệp có tổ chức bao gồm Thương nghiệp quốc doanh, cung ứng xuất khẩu, thương nghiệp HTX và hợp tác kinh doanh ngày càng mở rộng và chiếm ưu thế trong thị trường với trên 70% doanh số trong tổng doanh số trên toàn bộ thị trường Quận 6 vào năm 1988.
Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh các hoạt động ngoại thương cung ứng hàng xuất khẩu để phục vụ phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và tăng thêm kim ngạch xuất khẩu cho Quận. Đến cuối năm 1988 tổng giá trị mua và bán của ngoại thương phải tăng lên 10 lần năm 1985 và riêng kim ngạch xuất khẩu cho Quận tính theo đô-la rúp phải tăng gấp 3 lần cần phải dành một tỷ lệ thích đáng ngoại tệ để nhập máy móc thiết bị vật tư cho sản xuất hàng xuất khẩu. Muốn như vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nội thương và ngoại thương giữa sản xuất và lưu thông phân phối, giữa tổ chức thu mua và hàng xuất khẩu trên địa bàn Quận trong cơ cấu mặt hàng thu mua xuất khẩu cần chú trọng tăng nhanh các mặt hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Quận sản xuất tiến tới chiếm từ 15-20% tổng giá trị hàng cung ứng xuất khẩu vào năm 1988.
Mạng lưới Thương nghiệp - HTX cần được tăng cường củng cố tốt hơn nữa để thực sự trở thành người nội trợ cua nhân dân, đảm bảo cung cấp các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ hộ dân với khối lượng tăng 2 - 3 lần về các mặt hàng thực phẩm tươi sống và 1,5 lần về chất đốt và xà bông vào năm 1988. Thương nghiệp hợp tác xã với các cửa hàng, điểm bán, đại lý phấn đấu đạt doanh số năm 1988 gấp đôi năm 1985 trong đó doanh số bán lẻ chiếm 80 - 90%, cải tiến phương thức phân phối đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng.
Các hoạt động tài chánh, ngân hàng, thuế giá, cần cải tiến thích ứng với cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN. Tháo gỡ khỏi cơ chế quản lý tập trung bao cấp tạo điều kiện cho các cơ sở thực hiện quyền chủ động kinh doanh. Theo nhịp độ phát triển của sản xuất và hoạt động Thương nghiệp trên thị trường, mức thu chi, ngân sách đến năm 1988 phải đảm bảo tăng lên 5 lần so với năm 1985 với nhịp độ tăng bình quân 70% hàng năm so với năm trước. Mức thu chi tiền mặt qua quỹ ngân hàng trong 3 năm tới cũng phải tăng nhanh với nhịp độ tương tự. Cán cân thu chi hàng năm cần phải đảm bảo thăng bằng với độ chênh không đáng kể. Cơ cấu thu chi phải hợp lý, ưu tiên cho các ngành sản xuất và các hoạt động Thương nghiệp dịch vụ đồng thời trú trọng thích đáng đến việc xây dựng, sửa chữa, mở rộng các công trình văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, nhà ở và các công trình công cộng khác. Cần có những biện pháp thích hợp dể nắm chắc doanh số tăng lên thường xuyên của các hộ kinh doanh phát hiện các trường hợp khai man, kịp thời điều chỉnh mức thuế giảm bớt tối thiểu số thuế thất thu. Bảo đảm mức tăng các nguồn thu, đặc biệt là thuế Công Thương nghiệp tăng tương ứng với nhịp độ phát triển của sản xuất và Thương nghiệp. Đến năm 1988, tổng mức thuế thu được phải gấp 5 lần so với năm 1985 và bình quân mức thu hàng năm tăng hơn 70% so với năm trước công tác giá cũng được cải tiến để có thể được hoạt động đồng bộ theo cơ chế mới.
III- CÔNG TÁC CHĂM LO ĐỜI SỐNG:
Trên cơ sở đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, Thương nghiệp, dịch vụ trên địa bàn Quận, phấn đấu cải thiện từng bước mức sống của cán bộ - công nhân viên và nhân dân lao động trong Quận theo hướng Quận tập trung chăm lo kết hợp với nỗ lực chủ quan của từng đơn vị, có chú trọng chăm lo đời sống vật chất nhưng cũng không xem nhẹ phúc lợi văn hoá, tinh thần, đặc biệt quan tâm đến cán bộ - công nhân viên thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, cán bộ hưu trí và các đối tượng chính sách khác.
Hướng dẫn và cần tập vào các biện pháp sau đây:
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 03 của Quận (Khoá III) về việc chăm lo đời sống cho cán bộ - công nhân viên, lực lượng vũ trang, người thuộc diện chính sách và nhân dân nghèo trong Quận trên cả 3 mặt: tăng thêm thu nhập, giải quyết nhà ở, giải quyết công ăn việc làm.
- Xây dựng tiếp các xí nghiệp đời sống theo Chỉ thị 54 của UBND Thành phố, có quan tâm hỗ trợ cho các đơn vị hành chính sự nghiệp đang gặp khó khăn trong việc xây dựng loại hình xí nghiệp này.
- Mạnh dạn phát triển kinh tế cá thể, kinh tế gia đình và nghề phụ gia đình theo đúng chủ trương của Quyết định 34 của UBND Thành phố.
- Thực hiện điều tiết thu nhập bất hợp pháp giũa các khu vực sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp trong phạm vi mà Quận có khả năng giải quyết, đồng thời kiến nghị với Trung ương và Thành phố sửa đổi một số chế độ chính sách đang là nguồn gốc của việc phân phối thu nhập bất hợp lý nói trên.
- Thành lập quỹ cứu tế xã hội từ Quận đến Phường để kịp thời giải quyết chợ cấp, kiên quyết không để cho bất cứ người dân nào trong Quận bị đói.
- Có biện pháp tích cực giải quyết các nhu cầu về khám chữa bệnh, học hành, đời sống văn hoá, tinh thần trong điều kiện và khả năng Quận cho phép.
IV- VỀ GIÁO DỤC, Y TẾ VÀ VĂN HOÁ XÃ HỘI:
Công tác giáo dục và đào tạo cần được quan tâm hơn nữa cả về số lượng và chất lượng. Tiếp tục tiến hành cải cách giáo dục ở các trường phổ thông. Vận động con em người hoa đi học, giảm dần tới mức tối thiểu số trẻ em thất học, nhất là các em trong độ tuổi 6 tới 15 ở các khu phố lao động nghèo. Phấn đấu đến năm 1988 các trường phổ thông cơ sở chính quy phải thu hút trên dưới 90% số em trong độ tuổi tới lớp, số còn lại thì theo học các lớp buổi tối, các lớp học nghề và BTVH. Mạng lưới các trường lớp mẫu giáo và nhà trẻ cần được phát triển phù hợp với nhịp độ gia tăng dân số và phân bổ hợp lý theo địa bàn dân cư và địa điểm thuận lợi đưa đón. Nên ưu tiên dành những diện tích nhà thoáng mát, sạch đẹp cho các trường lớp mẫu giáo và nhà trẻ. Đồng thời với việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của các thầy cô giáo các cô nuôi dạy trẻ. Cần hết sức coi trọng việc cải thiện mức sống vật chất, mức thu nhập và giải quyết khó khăn trong đời sống cho đội ngũ này. Phấn đấu đến nắm 1988 có trên 7.000 cháu theo học lớp mẫu giáo, chiếm trên 60% tổng số chúa trong độ tuổi. Tiếp tục mở rộng mạng lưới BTVH để nâng cao trình độ văn hoá cho cán bộ - công nhân viên và nhân dân lao động trong Quận. Tăng cường việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cách mạng thông qua việc giáo dục truyền thống trong các nhà trường kết hợp với việc giáo dục văn hoá với giáo dục kỹ thuật phổ thông và hướng nghiệp, dạy nghề. Kết hợp việc giáo dục nhà trường, gia đình và khu phố để quản lý tốt và nâng cao chất lượng đào tạo thế hệ trẻ.
Hoạt động Y tế, vệ sinh phòng dịch, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cần được tiếp tục phát triển. Về số lượng giường bệnh, đến năm 1988 phải đạt trên 200 giường, củng cố mạng lưới Y tế Phường, chủ động phòng trống dịch bệnh đưa hoạt động Y tế về sát với nhân dân. Nâng cao chất lượng khám và điều trị điều tra quản lý tốt các đối tượng bệnh xã hội. Phấn đấu đến cuối năm 1988 sẽ đạt 5 dứt điểm cấp Quận, coi trọng chất lượng của 5 dứt điểm và toàn dân hạ mức tăng dân số tự nhiên xuống còn 1%. Kết hợp việc tuyên truyền y tế vệ sinh với hoạt động TDTT và văn nghệ trong Quận.
Hoạt động TDTT cần được tiếp tục phát triển theo cả bề rộng lẫn bề sâu, trở thành những phong trào quần chúng đông đảo từ đường phố đến cơ quan, trường học, tác dụng thiết thực đến việc rèn luyện thân thể và nâng cao sức khỏe của nhân dân lao động. Tiếp tục củng cố hệ thống sân bãi tập lực lượng vận động viên và các đội thi đấu. Mở thêm các lớp huấn luyện thường xuyên và nắn hạn với nhiều môn loại phong phú để thu hút lự lượng thanh thiếu niên các học sinh ham thích các hoạt động TDTT trong Quận, kịp thời phát hiện vá bồi dưỡng năng khiếu trong lứa tuổi thiếu nhi.
Công tác văn hóa thông tin cần được phát triển sâu rộng trên điạ bàn dân cư. Trong 3 năm tới cần củng cố và nâng cấp mạng lưới nhà văn hóa Phường, phòng đọc sách. Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức văn nghệ quần chúng các đội tuyên truyền cơ sở, nâng cao chất lượng nội dung các bản tin của Quận và các buổi phát thanh đưa tin tại đài, trạm, tiếp tục truy quét tàn dư văn hoá phản động cũ và mới lén lút nhập vào sau giải phóng. Tăng cường công tác phát hành sách báo, văn nghệ quần chúng, chú trọng hơn nữa việc đưa nội dung văn hoá văn nghệ mới váo khu vực người Hoa. Hoạt động VHTT cần nhắm đúng mục tiêucơ bản và xây dựng nền văn hoá mới, con người mới XHCN trên địa bàn Quận, phát huy sức mạnh của văn hoá để làm tăng thêm sức mạnh trong sản xuất, xây dựng và an ninh quốc phòng không chạy theo doanh thu đơn thuần
Công tác TBXH trong các năm tới ngoài việc chú trọng thực hiện đúng đắn kịp thời các chính sách, chế độ của nhà nước theo các đối tượng, cần chú ý kết hợp với các Đoàn thể phụ nữ thanh niên, thiếu nhi, tăng cường các hoạt động quần chúng chăm sóc các gia đình TBLS, những người già yếu neo đơn những gia đình khó khăn nghèo túng, trẻ em mồ côi.
Tiếp tục vận động xây dựng các ngôi nhà tình nghĩa và nghiên cứu giải quyết nhà cho các đối tượng thuộc diện chính sách. Đối với các đối tượng tệ nạn xã hội cần có kế hoạch thu gom, giáo dục, cải tạo, day nghề, góp phần làm mạnh văn hoá sinh hoạt trong nhân dân và xây dựng nếp sống văn minh trong khu phố.
V- CÔNG TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ VIỆC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QLKT:
1- Về KHKT:
Cần làm cho công tác KHKT thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ, một động lực không thể thiếu được trong các kế hoạch, biện pháp cải tạo và xây dựng của các Ban ngành, các Phường hoặc các cơ sở.
Trong 3 năm 1986 - 1988, phương hướng nhiệm vụ của công tác KHKT của Quận là:
- Triển khai dứt điểm chương trình KHKT 3 năm của quậy ủy đã đề ra.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng KHKT, khoa học kinh tế và khoa học quản lý phục vụ ngày càng có hiệu quả cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong Quận.
- Đảm bảo kinh phí nghiên cứu và ứng dụng KHKT hàng năm ở mức 2% ngân sách Quận.
2- Về đổi mới cơ chế quản lý:
Việc đổi mới cơ chế quản lý phải quán trịêt tư tưởng cơ bản là kiên quyết xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN, không quản lý bằng ý chí chủ quan và mệnh lệnh hành chánh, mà phải chuyển hoạt động quản lý bằng cách vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan và các đòn bẩy kinh tế hợp với biện pháp giáo dục và pháp luật.
Trong kinh tế, việc đổi mới cơ chế quản lý phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy kế hoạch làm trung tâm, thực hiện hạch toán kinh tế, kinh doanh XHCN thông qua chế độ hợp đồng kinh tế, gắn quyền hạn và trách nhiệm, kết hợp hài hòa 3 lợi ích, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và gắn liền với việc đổi mới công tác tổ chức và công tác cán bộ.
Trong các biện pháp quản lý, chú ý lấy biện pháp kinh tế làm cơ bản, nhất là nâng cao vai trò và chất lượng của kế hoạch, đảm bảo quyền chủ động và xác lập quyền tự chủ tài chánh cửa các cơ sở trong sản xuất và kinh doanh.
Đây là vấn đề mới, là một công tác trọng tâm vừa cấp bách vừa lâu dài, cần được tập trung chỉ đạo đúng mức, có kế hoạch đồng bộ, có yêu cầu bước đi cụ thể cho từng thời gian và cần xây dựng một số mô hình tiên tiến về đổi mới cơ chế quản lý, kịp thời tổng kết và nhân rộng ra.
Đối với cấp Phường, yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý là phải mạnh dạn thực hiện việc phân cấp quản lý cho Phường. Đây là yếu tố nhằm kết hợp đúng đắn việc tăng cường lãnh đạo tập trung, toàn diện và quản lý thống nhất có hiệu lực của các ngành cấp Quận, với việc mở rộng quyền hạn, nâng cao chách nhiệm phát huy tính chủ động sáng tạo của Phường trên cơ sở phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động trong Phường. Đồng thời đây là một yêu cầu nhằm tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa Quận và Phường trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị chung.
Để thực hiện tốt yêu cầu này, trong nhiệm kỳ 1986 -1988, cần quy hoạch lại lãnh thổ các Phường, tinh giảm bộ máy quản lý hành chính, tăng cường đào tạo bồi dưỡng đầu tư cán bộ có chất lượng công tác ở Phường, tạo điều kiện phân cấp đầy đủ các yếu tố chính trị kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất... để mỗi Phường có thể xây dựng thành một cấp cơ sở có kế hoạch và ngân sách theo quyết định 30 của Thành ủy.
Việc phân cấp cho Phường không làm đồng loạt như nhau Phường nào có đủ điều kiện về cán bộ, về tổ chức, có năng lực quản lý đem lại hiệu quả hơn thì phân cấp trước phân cấp toàn diện, Phường nào chưa có đủ điều kiện thì phân cấp từng bước. Các ngành cấp Quận có trách nhiệm giúp Phường thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ đã được phân cấp, chống cả hai khuynh hướng lệch lạc ôm đồm, bao biện hoặc khoáng trắng buông trôi. Ban Chấp hành khoá IV sẽ có nghị quyết chuyên đề về việc đổi mới cơ chế quản lý.
VI- CÔNG TÁC AN NINH QUỐC PHÒNG:
Trong 3 năm tới, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cần được duy trì, bảo đảm tốt hơn nữa kịp thời khám phá, ngăn chặn các âm mưu phá hoại kinh tế, văn hoá, chính trị tâm lý chiến các hoạt động bỏ trốn đi nước ngoài. Kiên quyết đấu tranh chống các hành vi xâm phạm tài sản XHCN, các hoạt động phạm pháp, đầu cơ buôn lậu, làm hàng gian hàng giả, chuyên chở trái phép. Quản lý tốt công tác nhân hộ khẩu, nắm hộ nắm người và giám sát chặt các đối tượng hình sự, tệ nạn xã hội để giảm bớt tới mức tối thiểu về só lượng các vụ việc cũng như mức độ gây án, không xem nhẹ và để các vụ thường án lây lan rộng trên địa bàn Quận.
Phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc mạnh mẽ và đều khắp từ đường phố đến cơ quan, xí nghiệp kết hợp bảo vệ bên trong với bên ngoài. Phấn đấu trong 3 năm tới không để xảy ra vụ việc gì nghiêm trọng về an ninh chính trị và thiệt hại lớn về kinh tế, tài sản nhà nước. đến năm 1988 trong Quận phải có ít nhất 2/3 số Phường và cơ quan đạt tiêu chuẩn an toàn tốt.
Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng về hiến pháp và pháp luật, hình thành trong cán bộ - công nhân viên và nhân dân nếp sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Các cơ quuan chức năng như, Toà án, VKS, Thanh tra, Tư pháp phải phát huy hết vai trò và tác dụng thực tế của mình. Thanh tra phải đảm bảo tính nghiêm minh, điều tra xét hỏi phải đúng quy địng luật pháp phải xét khiếu tố và sử lý kịp thời. Xây dựng các đơn vị Công an nhân dân trong sạch vững mạnh về mọi mặt trên địa bàn Quận, thật sự chiếm được sự tin yêu trân trọng của nhân dân.
Về công tác quân sự địa phương, vấn đề xây dựng nền quốc phòng toàn dân phải được đặt biệt coi trọng thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 24 của Bộ chính trị, 06 của Thành ủy và 01 của Quận ủy. Bảo đảm Quận là một pháo đài quân sự vững chắc.
Xây dựng và phát triển dân quân tự vệ đạt tỷ lệ trên giao từ 8 - 10% với chất lượng ngày càng được củng cố sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Phấn đấu thực hiện đùng 100% Phường đội trưởng là Đảng viên, 50% là cấp ủy viên.
Huấn luyện và giáo dục quốc phòng bắt buộc đối với các lực lượng dân quân tự vệ, quân dự bị, các cơ quan xí nghiệp, các trường học, đúng theo chương trình quy định.
Đưa công tác NVQS đi vào nề nếp và thành phong trào thường xuyên, đảm bảo giao quân đạt 100% với chất lượng ngày càng cao. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Đồng thời có biện pháp thích đáng với số thanh niên trốn nghĩa NVQS, TNXP và nghĩa vụ kinh tế quốc phòng.
PHẦN THỨ BA
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG VÀ
CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG
Để thực hiện có kết quả các nội dung trên ở phần II cần phải không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý nhà nước cấp Quận và Phường, vai trò làm chủ tập thể của nhân dân lao động thông qua HĐND các tổ chức Đoàn thể và Mặt trận của mình. Phải làm cho toàn Đảng bộ quán triệt sâu sắc về cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quan lý, nhân dân làm chủ, thấu suốt được vị trí, vai trò của từng bộ phận cấu thành hệ thống chuyên chính vô sản này từ cấp Quận cho đến cơ sở.
I- CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN:
Tiếp tục củng cố bộ máy chính quyền các cấp, quan tâm xây dựng chính quyền cấp Phường. Nâng cao hiệu lực quản lý về mặt nhà nước trong việc tổ chức thực hiện đúng đắn và kịp thời các chủ trương chính sách Chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Thành phố và của Quận ủy phù hợp với đậc điểm của Quận, nhạy bén chủ động trong công tác, không thụ động chờ đợi, đối phó, kiên quyết khắc phục các biểu hiện quan liêu, cửa quyền, rời quần chúng vi phạm quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
Phát huy tốt vai trò của HĐND Quận và Phường để các cơ sở quan dân cử này thực sự là cơ quan quyền lực ở địa phương nhất là việc tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát của HĐNH đối với các cơ quan chính quyền cùng cấp và giải quyết tốt những yêu cầu chính đáng của cử tri. Để nâng cao vai trò và hoạt động của HĐND Quận và Phường, cần tổ chức thục hiện đúng đắn luật tổ chức bầu cử HĐND và quy chế hoạt động HĐND các cấp.
Thực hiện tinh giảm biên chế gọn nhẹ theo hướng chuyển bớt lao động từ khu vực hành chánh gián tiếp sang khu vực trực tiếp sản xuất song song với việc nâng cao năng suất lao động, và hiệu năng công tác trên mọi lãnh vực. Đưa công tác quản lý cán bộ váo nề nếp khoa học. Tiếp tục cải tiến lề lối làm việc, Ủy ban nhân dân Quận và Phường cũng như các phòng ban cấp Quận đều phải xây dựng quy chế làm việc cụ thể. Tổ chúc tốt công tác tiếp dân, bãi bỏ thủ tục rườm rà không cần thiết gây phiền hà cho dân. Phối hợp hoạt động tốt giữa các cấp chính quyền với Mặt trận và các Đoàn thể để nâng cao hiệu quả trong công tác, cần coi trọng công tác thi đua khen thưởng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, xem đây là những biện pháp đòn xẻo rất hiệu quả trong công việc thực hiện các nhiệm vu kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của Quận.
II- CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG:
Phát động phong trào quần chúng tự giác thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng do đại hội lần này đề ra là trách nhiệm của toàn Đảng bộ, của các cấp chính quyền, của Mặt trận và các Đoàn thể, của từng cán bộ Đảng viên.
Nhiệm vụ chủ yếu của công tác vận động quần chúng trong thời gian tới là phải gắn liền phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng nhân dân lao động với việc tổ chức chăm lo đời sống. Đẩy mạnh việc tổ chức tập họp quần chúng tuyên truyền giáo dục cho quần chúng thông suốt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thấu suốt tình hình và nhiệm vụ, đồng thời thông suốt nghị quyết đại hội các cấp, nhất là nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ 4 của Đảng. Trong từng thời kỳ, các cấp ủy Đảng phải xác định nội dung công tác vận động quần chúng gắn liền với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Phong trào quần chúng phải thể hiện tính tính toàn diện, liên tục và rộng khắp trên mọi lĩnh vực, cải tạo XHCN, phát triển sản xuất, quản lý thị trường, an ninh quốc phòng và xây dựng Đảng... Tất cả mọi tầng lớp quần chúng phải được tập hợp giáo dục, cần đi sâu vào với thanh niên, thợ thủ công và người Hoa, trong công tác vận động quần chúng phải không ngừng đổi mới về nội dung và phương thức vận động cho sát thực tế, phù hợp với mọi đối tượng quần chúng.
Để làm tốt công tác vận động quần chúng, phải đặc biệt coi trọng việc quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, phải thường xuyên củng cố các tổ chức nhân sự của Mặt trận và Đoàn thể, nâng cao chất lượng hoạt động của các Đoàn thể quần chúng từ Quận đến cơ sở. Các cấp Ủy Đảng phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phân công các cấp Ủy viên và Đảng viên có phẩm chất năng lực phụ trách công tác dân vận. Mặt trận và các Đoàn thể.mạnh dạng đổi mới cán bộ làm công tác quần chúng. Mặt khác phải làm chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành, các cấp về quan điểm quần chúng, về công tác vận động quần chúng và coi công tác vận động quần chúng là công tác gốc của công tác khác. Phải thực sự quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc.
Trong tổ chức hoạt động phải xây dựng quy chế làm việc cụ thể từng thành viên trong hệ thống chuyên chính vô sản phát huy tốt vai trò của mình từ Quận đến cơ sở. Tránh tình trạng không rõ chứ năng nên dẫm chân lên nhau, hoặc mắc mứu vối nhau. Các cấp Ủy Đảng phải tăng cường lãnh đạo công tác quần chúng và thực hiện tốt các Nghị quyết, Trung ương, và Quận ủy. Các chính quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận và các Đoàn thể hoạt động, nhất là việc tham gia quản lý xã hội, quản lý nhà nước và quản lý kinh tế, đồng thời kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan chính quyền.
a- Công đoàn: phải cải tiến tổ chức, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động ngày càng sâu cơ sở, sát công nhân, tăng cường công tác giáo dục CNVC, nâng cao giác ngộ giai cấp, phát huy quyền làm chủ tập thể, ý thức trách nhiệm trong công tác và kỷ luật lao động, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và xây dựng con người mới, đẩy mạnh phong trào thi đua XHCN để hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội của Quận qua từng năm quan tâm đến việc tổ chức tập họp và giáo dục lực lượng lao động trong tiểu thủ công nghiệp thông qua vai trò của hội lao động hợp tác.
Công đoàn phải tích cực bảo vệ lợi ích chính đáng của nguời lao động, kiểm tra các cơ quan chính quyền và các ngành có liên quan theo chức năng của công đoàn. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ - công nhân viên.
Kiện toàn tổ chức của công đoàn, tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác đoàn không chuyên trách ở cơ sở. Đẩy mạnh các loại hình sinh hoạt như câu lạc bộ tổ công đoàn, thư ký CĐCS... và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy ở Phường đối với tổ chức hội LĐHT ở cơ sở, phấn đấu xây dựng Công đoàn cơ sở và Hội LĐHT vững mạnh từ 80% trở lên và không còn Công đoàn cơ sở yếu kém.
b- Đoàn TNCS HCM và Hội LHTN Việt Nam:
Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống, giáo dục tình hình, nhiệm vụ mới và bồi dưỡng lý luận chính trị cho đoàn viên thanh niên.
Tập hợp thanh niên vào tổ chức, đưa thanh niên vào hoạt động cách mạng và là mũi nhọn trên các Mặt trận sản xuất, phân phối lưu thông, cải tạo, bảo vệ Tổ quốc đi đầu trong phong trào thi đua XHCN.
Đoàn phải tiến quân vào KHKT, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới và đẩy mạnh phong trào chống tiêu cực bằng các hình thức và quy mô tập hợp từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao.
Tập hợp củng cố Hội LHTN VN và lực lượng TNXK. Phấn đấu tập hợp 90% thanh niên vào tổ chức, phải hết sức quan tâm giúp đỡ thanh, thiếu niên đang gặp khó khăn và quan tâm đúng mức đến số thanh niên chậm tiến, thanh niên người Hoa và thanh niên chưa có công ăn việc làm.
c- Về công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng:
Cần thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu nhi, kết hợp chặt 3 môi trường: nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục thiếu nhi, quan tâm giáo dục thiếu nhi ngoài giờ học bằng các hình thức thích hợp, phấn đấu đưa từ 60 - 80% thiếu nhi nghèo thất học vào các lớp phổ cập ban đêm. Quan tâm đến khâu nuôi và dạy các cháu ở nhà trẻ và mẫu giáo. Nâng cao hiệu quả giáo dục của Đội TNTP, phấn đấu kết nạp từ 60 - 90% thiếu nhi vào Đội TNTP.
d- Về hoạt động của hội LHPN:
Trong thời gian tới, hội cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, sinh đẻ có kế hoạch, phong trào tiết kiệm, tổ chức kinh tế phụ gia đình , thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, tích cực tham gia công tác cải tạo nhất là số chị em tiểu thương. Hội cần làm tham mưu tốt đồng thời tích cự kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách đối với cán bộ phụ nữ nói riêng với chị em phụ nữ nói chung, cụ thể là việc thực hiện Chỉ thị 44 của Ban Bí Thư Trung ương và Nghị quyết 176a của HĐBT. Muốn thế, Hội cần phải quan tâm củng cố các chi hội ở các Phường và các chợ nhưng gắn với công đoàn Quận và Quận đoàn trong việc đẩy mạnh hoạt động của bộ phận nữ công, của Hội đồng nữ thanh niên. Phấn đấu đến cuối năm 1988 sẽ có 70% phụ nữ vào hội và 90% phụ nữ sinh hoạt trong các phong trào tại địa phương .
e- Về các Mặt trận:
Mặt trận cần phải ra sức tập trung mở rộng hơn nữa khối đoàn kết toàn dân bao gồm các thành phần giai cấp,các tầng lớp quần chúng, dân tộc, tôn giáo, trí thức, tập trung đi sâu các tổ chức vận động người hoa trên cơ sở thực hiện đúng đắn chính sách dân tộc, chăm lo phát triển phong trào phụ lão trong Quận bằng cáhc mở rộng các hình thức và nội dung phong phú phù hợp với phụ lão, tăng cường phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các tổ chức thành viên của Mặt trận. Chú trọng củng cố Mặt trận Tổ quốc Quận và Phường cả về nhân sự và nội dung, phương thức hoạt động tương xứng với vai trò là người đại diện chung quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
Để làm được điều này cần phải được cụ thể hoá hơn nữa mối quan hệ giữa Mặt trận và các Đoàn thể, giữa Mặt trận với HĐND và UBND cùng cấp. Mặt trận phải làm tốt vai trò đầu mối phối hợp hành động giữa các Đoàn thể. Mặt trận và các Đoàn thể cần được tổ chức tốt cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm sát các công việc của bộ máy Nhà nước, góp phần xây dựng Đảng chính quyền và các Đoàn thể ngày càng vững mạnh. Củng cố lại ban dân vận, cần khắc phục hiện tượng dẫm chân lên nhau giữa Ban Dân vận và Mặt trận trong lãnh đạo, chỉ đạo phong trào.
III- CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG 3 NĂM 1986 - 1988:
Phương hướng nhiệm vụ chung của công tác xây dựng Đảng là trên cơ sở tiếp tục nâng cao tính giai cấp công nhân tính tiền phong của Đảng, ra sức xây dựng Đảng bộ vững mạnh về cả 3 mặt: chính trị tư tưởng, tổ chức nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Quận nhà, nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, chủ yếu là trong công cuộc CNXH và cải tạo XHCN trên địa bàn Quận nhà. Căn cứ vào nhiệm vụ trên đây, cần làm tốt những công tác sau:
1- Hết sức coi trọng và nắm vững công tác tư tưởng:
a- Làm cho toàn thể cán bộ, Đảng viên, quán tiệt sâu sắc.
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng và các Nghị quyết Đại hội lần IV của Thành phố và của Quận, hiểu rõ tình hình của đất nước, của Thành phố và của Quận nhà, tính chất phức tạp và quyết liệt của cuộc đấu tranh giữa 2 con đường XHCN và TBCN trong thời kỳ quá độ nhất là trong chặn đường đầu hiện nay. Đảng viên phải thể hiện đầy đủ tinh thần ý chí chiến đấu cách mạng, phải làm tốt vai trò hạt nhân trong mọi phong trào hành động cách mạng của quần chúng, chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, nhất là các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, đấu tranh kiên quyết chống tư tưởng hoài nghi, bi quan cá nhân chủ nghĩa, thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn chung của đất nước, của Thành phố, của Quận nhà, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng ức hiếp, trù dập quần chúng, tâm lý chạy theo lợi nhuận đơn thuần, tư tưởng tìm thu nhập bất chính, tư tưởng bao cấp, tư tưởng làm láo báo cáo hay, báo cáo không đúng sự thật.
- Tiếp tục giáo dục làm cho mọi người nhận thức sâu sắc âm mưu thủ đoạn của kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc câu kết với đế quốc Mỹ đang tiến hành chống nhân dân ta mà Quận ta là một trọng điểm của Thành phố, của cuộc đấu tranh này, để từ đó nâng cao cảnh giác cách mạng, góp phần kiên quyết đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại này, đồng thời sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng đối phó với chiến tranh xâm lược quy mô lớn của chúng.
- Giáo dục phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng, của Quân đội, của Quận nhà, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, lối sống XHCN (trong sạch lành mạnh, sống từ sức lao động chính đáng của mình) cho cán bộ, đảng viên, kiên quyết phê phán và khắc phục ngay những biểu hiện bảo thủ, quan liêu xa rời thực tế, sa sút về phẩm chất chính trị, thoái hóa về lối sống vô tổ chức, vô kỷ luật, thiếu trung thực.
b- Về biện pháp phải thường xuyên tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị, kết hợp học tập tập trung tại trường, học tại chức và học chương trình giáo dục về Đảng ở tại cơ sở (Chi bộ), tăng cường phổ biến thời sự chính sách kết hợp giáo dục tư tưởng với thực hiện sự phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt tổ Đảng, Chi bộ với các biện pháp tổ chức tăng cường kiểm tra kịp thời ngăn ngừa mọi vi phạm. Kết hợp giáo dục tư tưởng trong Đảng với các cuộc đấu tranh chống các biểu hiệm tiêu cực trong các cơ quan Nhà nước và ngoài xã hội. Công tác tư tưởng phải đi trước một bước, phải tiến hành tích cực và chủ động ở từng cơ sở, có tính chiến đấu cao, nhận rõ đúng sai, bảo vệ chân lý, vươn cao tư tưởng vô sản, phê phán sâu sắc những biểu hiện tư tưởng. Tiểu tư sản, kiên quyết chống tư tưởng tư sản và tư tưởng phi vô sản khác, chống xuê xoa xuôi chiều nể nang, dung dưỡng những khuyết điểm sai lầm, đồng thời chống tả khuynh gò ép đao to búa lớn, suy diễn. Phải có sự chỉ đạo cụ thể trong từng thời gian với từng đối tượng cụ thể, gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị với từng tổ chức, từng con người, phát huy vai trò của tổ Đảng, Chi ủy Chi bộ, của Bí thư và Thủ trưởng đơn vị, đồng thời phát huy trách nhiệm mọi người, mọi tổ chức tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác tư tưởng chống mọi biểu hiện coi nhẹ, hời hợt, giản đơn trong công tác tư tưởng.
Cải tiến và tăng cường công tác tư tưởng của Quận Đảng bộ theo hướng bám sát cơ sở, gắn chặt với cơ sở để kịp thời nắm và xử lý các nguồn thông tin từ cơ sở, từ đó làm cho công tác tư tưởng đáp ứng kịp thời với tình hình diễn biến tư tưởng phức tạp trong bước ngoặt chuyển giai đoạn, kiên quyết không buông lơi công tác tư tưởng trong nhất kỳ tình huống nào.
2- Ra sức xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên, kiện toàn cơ sở, cơ cấu tổ chức Đảng theo cơ chế quản lý mới:
a- Ra sức nâng cao chất lượng đảng viên:
Phát huy kết quả đợt tự phê và phê bình sửa chữa các khuyết nhược điểm vừa qua, cần tiếp tục nâng cao chất lượng đảng viên trên cơ sở phấn đấu thực hiện nhiệm vụ đảng viên mà Điều lệ mới của Đảng nêu lên và nhiệm vụ công tác được giao từng đảng viên phải có kế hoạch tự tu dưỡng, rèn luyện nâng cao hơn nữa tư cách đảng viên, nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phong cách lãnh đạo kiến thức và năng lực hoạt động, đáp ứng kịp với yêu cầu cách mạng, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên trong mọi lúc mọi nơi, kết hợp sự tự giác của đảng viên với việc nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục rèn luyện của Chi bộ, tổ Đảng, cần định kỳ kiểm tra việc tu dưỡng , rèn luyện của đảng viên, kết hợp với việc xem xét tư cách đảng viên tiếp tục đưa ra khỏi Đảng những phần tử thoái hóa biến chất, giảm sút ý chí, thiếu trách nhiệm, không còn được tín nhiệm trong quần chúng.
b- Ra sức phát triển Đảng viên mới, tăng cường chất lượng và số lượng để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị:
Tích cực phát triển Đảng viên mới, tăng cường lực lượng trẻ công nhân trực tiếp sản xuất nhằm làm thay đổi dần cơ cấu đội ngũ đảng viên phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Đẩy mạnh phát triển Đảng ở các khu vực sản xuất, phân phối lưu thông, sự nghiệp, trường học, Phường đội, Tổ dân phố. Trong 3 năm 1986 - 1988 toàn Đảng bộ phải phấn đấu phát triển thêm từ 400 đảng viên mới trở lên trong đó có ít nhất 10% là người trực tiếp sản xuất. Các cơ sở phải làm tốt quy hoạch và kế hoạch phát triển Đảng hàng tháng, quý, năm và cho cả nhiệm kỳ. Mỗi cán bộ đảng viên phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm đối với công tác phát triển Đảng. Các Đoàn thể cách mạng, nhất là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua các phong trào hành động cách mạng của quần chúng thường xuyên lựa chọn giới thiệu những thành phần ưu tú cho Đảng. Các Ban Đảng phát huy đầy đủ vai trò tham mưu cho cấp ủy kết hợp với các cơ sở xác định quy hoạch, kế hoạch chỉ tiêu, quan tâm, giáo dục bồi dưỡng giác ngộ lý tưởng và thường xuyên kiểm tra đôn đốc uốn nắn tạo thành sức mạnh tổng hợp làm cho công tác phát triển Đảng đúng phương hướng, đảm bảo chuẩn chất và có hiệu quả thiết thực cho Đảng.
c- Kiện toàn các cơ sở Đảng:
Phấn đấu nâng cao chất lượng của các Chi bộ (Đảng bộ làm cho các Chi bộ (Đảng bộ) cơ sở có năng lực lãnh đạo mọi mặt trong đơn vị. Phải tiếp tục quán triệt những quan điểm mới của Đảng và thông qua hoạt động thực tiễn tiến hành sơ kết, tổng kết để từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo nhất là năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Cơ sở Đảng ở Phường phải thực sự có năng lực lãnh đạo toàn diện cơ sở Đảng ở xí nghiệp, các ngành kinh tế kỹ thuật, các công ty cửa hàng, các ngành thuộc khối phân phối lưu thông phải thực sự có năng lực lãnh đạo bảo đảm việc tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh. Cơ sở Đảng thuộc khối hành chính sự nghiệp phải có năng lực lãnh đạo bảo đảm thực hiện mọi nhiệm vụ của cơ quan. Trong việc kiện toàn các cơ sở Đảng, cần đặc biệt coi trọng việc xây dựng cấp ủy Đảng (Chi ủy, Đảng ủy cơ sở). Cấp ủy Đảng phải tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, có phong cách lãnh đạo quy tụ quần chúng tốt, có trí tuệ và năng lực hành động trong đơn vị, phải thực sự là hạt nhân đoàn kết nội bộ đảng viên và quần chúng trong đơn vị, phải nắm chắc mọi tình hình, quán xuyến mọi hoạt động của đơn vị, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình cách mạng, tích cực chủ động giải quyết mọi mặt trong đơn vị, không trông chờ ỷ lại vào cấp trên, phải chấp hành đúng nguyên tắc tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách, không ngừng nâng cao trách nhiệm của cá nhân, phải thực hiện đều đặn và có chất lượng các chế độ: chế độ sinh hoạt, chế độ kiểm tra, chế độ thỉnh thị báo cáo, chế độ tự phê và phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng và tổ chức quần chúng phê bình cấp ủy Đảng và đảng viên. Tiếp tục xây dựng tác phong sát người sát việc, giải quyết vấn đề cụ thể, chặt chẽ đúng nguyên tắc, đúng chế độ quy định của Đảng và Nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh công tác vấn đề xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh, kết hợp với phong trào thi đua XHCN, học và nhân điển hình tiên tiến chống các biểu hiện tiêu cực lạc hậu. Phấn đấu trong thời gian 3 năm (1986 - 1988) có trên 40% cơ sở đạt trong sạch vững mạnh, không còn cơ sở yếu kém. Riêng trong năm 1987 phải có 20% cơ sở đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh.
Trên cơ sở ra sức phát triển đảng viên mới cần đặc biệt quan tâm tiến hành xây dựng Chi bộ mới ở những nơi chưa có Chi bộ, đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng những nơi đó nhất là khối sản xuất, phân phối lưu thông, trường học... phấn đấu xây dựng Chi bộ ở 1 trường PTCS, 1 xí nghiệp hợp doanh, 1 HTXTTC.
d- Ra sức làm tốt công tác cán bộ kết hợp với thực hiện việc kiện toàn cơ cấu tổ chức: vấn đề trọng tâm hàng đầu là xây dựng và thường xuyên bổ sung để hoàn chỉnh quy hoạch dài hạn từ 5 năm đến 10 năm về công tác cán bộ, đến cuối năm 1987 phải hoàn chỉnh. Quy hoạch này phải toàn diện, từ bồi dưỡng đề bạt sử dụng đến thực hiện các chế độ chính sách, trong đó bồi dưỡng là nội dung trọng tâm. Trên cơ sở quy hoạch ngắn hạn mà xác định quy hoạch ngắn hạn từ 2 - 3 năm và từ đó và kế hoạch từng bước, tiến hành tích cực bồi dưỡng tại chức và tại trường, ngắn hạn và dài hạn, kết hợp bồi dưỡng văn hóa, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, hết sức chú ý những kiến thức và kinh nghiệm thực tế và quản lý kinh tế - xã hội, về công tác quần chúng, bồi dưỡng từng việc, mở hội nghị sơ kết tổng kết kinh nghiệm, tham gia nghiên cứu thực tế (chú ý các đơn vị kinh tế). Cần tiếp tục cho đi học văn hóa tập trung bán tập trung nhất là cán bộ chủ chốt, cán bộ dự bị kế thừa, trẻ, nữ có triển vọng. Tiếp tục đảm bảo cán bộ chủ chốt của Phường và các Ban ngành chưa hết cấp 2 phổ thông đều được đi học BTVH. Về chính trị trong 3 năm (1986 - 1988) tổ chức bồi dưỡng cho trên 80% cán bộ có trình độ sơ cấp, 50% cán bộ có trình độ trung cấp. Tiếp tục tranh thủ bằng mọi cách bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế và quản lý Nhà nước cho cán bộ chủ chốt ở Phường, và các Ban ngành Đoàn thể trong Quận làm tốt việc bố trí, sắp xếp điều động, đề bạt và thực hiện chính sách cán bộ. Việc bố trí sắp xếp đề bạt cán bộ phải gắn chặt với việc kiện toàn tổ chức theo cơ chế quản lý mới, gắn chặt với yêu cầu quy hoạch cán bộ. Phải lựa chọn bố trí đúng cốt cán cho cơ sở từ cơ quan Ban ngành, Đoàn thể cho đến xí nghiệp, Phường, nhất là Bí thư, thủ trưởng, chủ tịch, giám đốc. Sớm đi vào ổn định đội ngũ cán bộ. Tiếp tục rà soát lại đội ngũ cán bộ hiện có, thay thế những người đã rõ là kém phẩm chất và năng lực, tuổi cao, sức khỏe yếu, không đáp ứng nổi nhiệm vụ trước yêu cầu mới hoặc bố trí đề bạt lên hay hạ xuống để phù hợp với năng lực và yêu cầu nhiệm vụ theo Nghị quyết 32 của Trung ương. Cần phải trẻ hóa đội ngũ cán bộ mạnh dạn giao việc đề bạt số cán bộ trẻ qau thực tiễn công tác và thử thách đã tỏ rõ có phẩm chất và năng lực thật sự. Tiếp tục kiện toàn sắp xếp các Ban ngành thuộc UBND Quận phù hợp với cơ sở quản lý mới. Cần củng cố tăng cường các ban Đảng, Đoàn thể đủ sức làm tham mưu đắc lực cho Quận ủy lãnh đạo chỉ đạo thực hiện mọi nhiệm vụ công tác của Quận. Riêng khối Phường cần đặc biệt coi trọng tăng cường cán bộ đủ mạnh, vì Phường là cấp có kế hoạch , có ngân sách cấp tổ chức thực hiện mọi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trực tiếp với nhân dân đồng thời cũng là nơi cung cấp nguồn cán bộ cho trên nên Phường cũng phải hết sức quan tâm và mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ, nữ, xuất hiện từ các phong trào hành động cách mạng của quần chúng.
Quan tâm thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với cán bộ, chú ý nâng lương khi đủ điều kiện. Lên danh sách cán bộ đến tuổi hưu trí, tạo điều kiện cho cán bộ nghỉ ngơi an dưỡng. Số cán bộ đau yếu cần được đưa đi điều trị. Thường xuyên theo dõi giúp đỡ cán bộ giải quyết các khó khăn về đời sống, đồng thời có chính sách sử dụng năng lực của cán bộ hưu trí, vốn quý của Đảng.
Công tác cán bộ về nguyên tắc là công tác của tất cả các cấp ủy Đảng, nơi nào không có cấp ủy là chung của Chi bộ, ở cấp Quận là của Thường vụ. Cho nên các khâu trong công tác cán bộ, nhất là việc bố trí, sắp xếp lại điều động, đề bạt và nâng bậc lương đều phải do tập thể cấp ủy và Thường vụ thông qua.
Thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ và phân cấp quản lý cán bộ, đảm bảo nắm chắc cả đội ngũ và từng cán bộ, cả số lượng và ch6át lượng, từ lai lịch chính trị, mối quan hệ xã hội của gia đình và bản thân cán bộ đến phẩm chất đạo đức, phân cấp trình độ kiền thức và năng lực của cán bộ. Phải lập hồ sơ, thường xuyên bổ sung hồ sơ và quản lý tốt hồ sơ cán bộ.
3- Đưa công tác kiểm tra ngày càng đi vào nề nếp và có chất lượng:
trong thời gian tới, công tác kiểm tra cần phải có chương trình, có kế hoạch cụ thể, phải tập trung vào việc kiển tra thực hiện các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiểm tra việc thi hành các quyết định, kiểm tra việc thực hiện điều lệ Đảng. Đẩy mạnh kiểm tra thực hiện 4 nề nếp trong từng đơn vị cơ sở. Các cấp ủy Đảng phải coi công tác kiểm tra là một chức năng lãnh đạo quan trọng của Đảng, phải chủ động đề ra kế hoạch cụ thể trogn việc giáo dục ngăn ngừa và xử lý nghiêm minh kịp thời những trường hợp vi phạm kỷ luật, coi tọng công tác quản lý đảng viên ở cơ sở, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của công tác kiểm tra là phải chuyển dần từ chỗ kiểm tra để xử lý sang kiểm tra để phòng chống ngăn ngừa sai phạm, phải kết hợp tốt công tác tư tưởng, tổ chức và kiểm tra để thường xuên nâng cao sự rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người đảng viên. Phấn đấu hạ thấp tỷ lệ đảng viên mắc sai phạm phải bị xử lý kỷ luật so với nhiệm kỳ trước.
Để thực hiện được nhiệm vụ nêu trên đây: cần phải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra từ cơ sở, bố trí cán bộ đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, có uan điểm lập trường vững, có trình độ chuyên môn làm công tác kiểm tra từ Quận đến cơ sở.
4- Tiếp tục cải tiến phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc của Quận Đảng bộ:
Để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, trong thời gian tới cần phải mạnh dạn cải tiến phong cách và lề lối làm việc của Quận Đảng bộ theo hướng kiên quyết khắc phục bệnh quan liêu xa rời quần chúng, khjông sâu sát cơ sở. Cần phải xây dựng quy chế làm việc cụ thể từ cấp Quận cho đến cấp Phường. BCH Đảng bộ phải sinh hoạt đúng theo nhiệm kỳ trước. Quy chế này cũng cần được bổ sung chỉnh lý thường xuyên đề ngày một hoàn chỉnh hơn, cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ cũng cần được thể chế hóa từ cấp Quận cho đến cơ sở để tạo mối quan hệ tốt trong công tác. Trong sinh hoạt Đảng phải thật sự tôn trọng nguyên tắc dân chủ tập trung, chống thói tùy tiện vô tổ chức, dân chủ qaú trớn, đồng thời cũng chống tập trong quan liêu.
Cần phải thực hiện chế độ làm việc theo kế hoạch, có nội dung chương trình cụ thể, giảm bớt các cuộc họp không cần thiết, không tổ chức họp khi chưa chuẩn bị kỹ nội dung. Cải tiến và tăng cường chế độ đi cơ sở, chế độ thjông tin báo cáo theo hướng tập trung nắm và xử lý các nguồn tin phục vụ cho sự lãnh đạo của cấp ủy. Về phương pháp lãnh đạo, cần coi trọng khâu kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương của Trung ương, Thành ủy, kịp thời sơ kết, tổng kết để rút ra các bài học kinh nghiệm, khắc phục tình trạng "đánh trống bỏ dùi" như trước đây.
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội này, trước hết các cấp ủy Đảng cần phải làm quán triệt trong toàn Đảng bộ về tinh thần và nội dung của Nghị quyết, sau đó phổ biến Nghị quyết cho cán bộ ngoài Đảng, cho các tầng lớp nhân dân đến tận tổ dân phố. Cấp ủy Quận cần phải tiếp tục có các Nghị quyết chuyên đề, Nghị quyết hàng năm, hàng quý, hàng tháng để cụ thể hoá Nghị quyết này. Từng cơ sở cũng dựa trên Nghị quyết Đại hội này mà xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện trong từng cơ quan đơn vị. Vấn đề mấu chốt quyết định cho việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội là cần phải nhanh chóng củng cố tăng cường ngay bộ máy tổ chức từ Quận đến Phường, từ các cơ quan Đảng cho đến chính quyền phong trào các Đoàn thể Mặt trận. Cần phải thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua liên tục kế tiếp nhau trong việc thực hiện Nghị quyết và thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện Nghị quyết để có biện pháp bổ sung, uốn nắn kịp thời.
Giao cho Ban Chấp hành Đảng bộ Quận 6 khóa IV chịu trách nhiệm lãnh đạo triển khai việc thực hiện Nghị quyết Đại hội báo cáo lại kết quả thực hiện cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận 6 lần tới.
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ QUẬN 6 KHÓA IV