Thứ Bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện lần thứ VII

Trải qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ VI đến nay, Huyện Củ Chi đã có những biến đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực.

Thời gian đầu sau Đại hội, Củ Chi đứng trước những thử thách to lớn tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nhất là sự kiện sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch bao vây cô lập, đẩy mạnh các hoạt động “diễn biến hoà bình”. Mặt khác những khó khăn về kinh tế xã hội trong nước diễn ra gay gắt và kéo dài, sản xuất nông nghiệp của Huyện không ổn định, giá cả nông sản bấp bênh, đời sống việc làm của đại bộ phận nhân dân nói chung còn nhiều khó khăn. Tình hình trên đã tác động bất lợi đến tư tưởng tâm trạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Dù vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Huyện Củ Chi đã kiên trì phát huy truyền thống cách mạng, cùng với Thành phố và cả nước quyết tâm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tiếp tục tận dụng khai thác các nhân tố thuận lợi, nổ lực khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, tứng bước phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Tuy còn những khó khăn thử thách cần tiếp tục khắc phục, nhưng kết quã thu được trong 5 năm qua là hết sức quan trọng, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và vượt mức so với nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ VI đề ra, làm cơ sở tiền đề cho bước phát triển mới trong những năm tiếp theo.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện lần thứ VII có nhiệm vụ tổng kết đánh giá việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ VI, chỉ rõ nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, từ đó đề ra phương hướng nhiệm vụ 5 năm tới (1996-2000).

Phần thứ nhất

Những biến đổi 5 năm qua trên địa bàn Huyện Củ Chi

I. Trên lĩnh vực kinh tế:

Kinh tế của Huyện 5 năm qua đi dần vào ổn định, có bước tăng trưởng khá làm tiền đề quan trọng cho bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một số mục tiêu chủ yếu đã đạt và vựơt mức so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ VI đề ra.

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng liên tục và tương đối đềy đặn, GDP bình quân đầu người từ 221 USD (1991) tăng lên 325 USD (1995).

1/ Khu vực nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu, Huyện đã tập trung đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện, thực hiện công tác khuyến nông và trợ vốn cho nông dân phát triển kinh tế hộ, 5 năm qua sản xuất nông nghiệp Huyện phát triển khá, giá trị tổng sản lượng năm 1995 đạt 117,8 tỷ đồng, gồm trồng trọt 83 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70,46%, chăn nuôi 34,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,54%. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 5,4% đạt 72% chỉ tiêu ( theo giá cố định năm 1989), trong đó, trồng trọt tăng 4,9%đạt 61% chỉ tiêu Nghị quyết, chăn nuôi tăng 6,6% đạt 169% chỉ tiêu Nghị quyết.

Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh về chăn nuôi, giảm trồg trọt ở số cây công nghiệp không hiệu quả, nhưng diện tích gieo trồng tăng dầm qua các năm, tính riêng năm 1995 thực hiện được 49.880 ha tăng 4.426 so với năm 1991, đạt 88%, hệ số sử dụng đất là 1,82 lần đạt 86,6% so với chỉ tiêu.

Nhìn chung đã duy trì nhịp độ tăng trưởng về nông nghiệp, cơ cấu giống có sự chuyễn đổi theo hướng phát triển các cây, còn có giá trị kinh tế cao. Doiện tích cao su được mở rộng ở khu vực nông trường Phạm Văn Cội, tân trung và Quyết Thắng. Kinh tế vườn phát triển và bước đầu hình thành một số vường cây ăn trái tập trung. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế một số mặt, trong 5 năm qua cây, mía, thuốc lá bị giảm diện tích so với năm 1991, do sự tác động của giá cả thị trường, tăng giảm không ổn định, từ đó người dân thường bị động không an tâm, mạnh dạng đầu tư phát triển sản xuất. Bên cạnh đó công tác giống tuy có được chú trọng, nhưng chưa tạo được những tiến bộ và hiệu quả thật sự đáp ứng theo yêu cầu về tăng năng suất, kháng sâu bệnh và nâng cao chất lượng sản phảm chưa thuyết phục người sản suất. Hệ thống thuỷ lợi một số vùng chưa an hoàn chỉnh như N38, N31, N46, bờ bao vùng ven sông Sài Gòn và một số tuyến kênh nội đồng bị xuống cấp... mạng lưới giao thông nội đồng chưa được đầu tư đúng mức, làm hạn chế khả năng vận chuyển vật tư phân bón, khó cơ giới hóa và thực hiện các biện pháp thâm canh. Ngoài ra nhu cầu vốn vay, trung và dài hạn để đầu tư sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, năng suất sản lượng một số cây trồng còn thấp.

2/ Khu vực công nghiệ-tiểu thủ công nghiệp: Trong những năm 1990-1992 sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp gặp nhiều khó khăn do thay đổi cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh tế, nhiều đơn vị kinh tế quốc doanh do chậm chuyển đổi nên bị thua lỗ, phá sản phải đình chỉ, giải thể. Từ năm 1993 đến nay các doanh nghiệp Nhà nước còn tồn tại đã thích ứng với cơ chế mới hoạt động có lãi và có nhiều triển vọng phát triển.

Đặc biệt trong 2 năm gần đây (1994-1995) có nhiều xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn Huyện, tạo ra sức phát triển mới cho ngành và các hoạt động kinh tế khác của Huyện. Tổng vốn đầu tư cho ngành các năm qua tăng nhanh, ước tính đến cuối năm 1995 tổng vốn đầu tư lên đến 27,4 tỷ đồng, ngoài ra còn có nguồn vốn đầu tư của nước ngoài theo dự án được duyệt là 73.143.000 USD. Giá trị tổng sản lượng toàn ngành đến 1995 là 13,222 tỷ đồng, tốc độ tăng trường bình quân hàng năm là 15,66% đạt 223%.

Đến nay Huyện có 634 cơ sở sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp thu hút trên 4000 lao động. Ngoài ra có 11 công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã được ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp phép hoạt động trên một số lĩnh vực. Bước đầu có hai doanh nghiệp đi vào hoạt động, thu hút trên 500 lao động, các đơn vị còn lại đang ở trong giai đoạn xây dựng.

Nhìn chung ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phát triển đúng hướng, bước đầu Huyện đã quy hoạch định hình 3 khu công nghiệp tập turng (khu Tây Bắc thị trấn Củ Chi 200ha, Tân Quy 150-200ha, Tân Phú Trung 300-500ha). Các ngành truyền thống được giữ vững và có bước phát triển mới, nhất là bánh tráng, đan lác mây tre lá. Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đã nhanh chóng tiếp thu ứng dụng công nghệ mới, đầu tư thay đổi thiết bị, nâng cao trình độ tiếp thị và sử dụng vốn nàgy càng hiệu quả.

Mặt tồn tại là công nghiệp Huyện có phát triển nhưng chưa ổn định, chưa đủ sức thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế quốc doanh sau khi củng cố và sắp xếp lại vẫn chưa đủ mạnh, kinh tế ngoài quốc doanh có chuyển biến nhưng còn chậm. Các cơ sở làm hàng gia công, sản xuất thủ công trang bị thiết bị cũ kỷ, lạc hậu, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh thị trường, việc quản lý khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa được quan tâm đúng mức, chưa có hiệu quả như: nước ngầm, sét cao lanh, than bùn, cát, sỏi... Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế chưa phân cấp rõ ràng, thủ tục hành chánh còn rườm rà, cán bộ quản lý chưa làm hết chức trách theo quy định của pháp luật, từ đó ảnh hưởng đến công tác đầu tư phát triển của ngành trên địa bàn Huyện.

3/ Xây dựng cơ sở hạ tầng: Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu để ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, Huyện đã ch1u trọng đầu tư nhằm phục vụ cho sản xuất và nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, làm biến đổi bộ mặt xã hội, từng bước đô thị hóa các cụm kinh tế kỹ thuật và các khu quy hoạch. Tổng mức đầu tư trong 5 năm (1991-1995) là 146 tỷ 919 triệu ( trong đó nguồn vốn huy động nhân dân và các nguồn khác 8 tỷ 092 triệu).

Về cơ cấu đầu tư, tỷ trọng ngành nông nghiệp-thủy lợi chiếm: 6,8%, văn hóa xã hội: 19,5%; giao thông: 58,3%; điện nông thôn: 12,8%; công trình công cộng 1,5%; và công nghiệp 1,1%.

Nếu tính tổng vốn đầu tư trên địa bàn, kể cả các nàgnh Trung ương và Thành phố đầu tư trực tiếp, trong 5 năm qua là 266,5 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1991-1995 đã đạt được mức đầu tư về cơ sở hạ tầng cao nhất từ trước đến nay, mà đỉnh cao là 2 năm 1993-1994. tuy nhiên những kết quả đạt được nêu trên vẫn chưa đáp ứng so với nhu cầu phát triển của Huyện.

4/ Khu vực dịch vụ: Trong 5 năm, các hoạt động dịch vụ trên địa bàn Huyện có nhiều cố gắng trụ lại trong nền kinh tế thị trường, Huyện đã thực hiện một bước cải tiến quan trọng trên cơ sở xác nhập 3 Công ty (vật tư tổng hợp, xuất nhập khẩu và công ty thương nghiệp tổng hợp) thành công ty thương mại, với mô hình và tổ chức kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường nên từ năm 1993 đến nay hoạt động có hiệu quả và có nhiều triển vọng phát triển.

Riêng Liên hiệp hợp tác xã mua bán Huyện thời kỳ 1991-1993 nguồn vốn kinh doanh không đảm bảo, hàng hóa không đủ sức cạnh tranh trên thị trường nên kinh doanh bị thu hẹp chủ yếu đi vào hoạt động để giải quyết việc làm. nhưng từ năm 1994 đã có sự chuyển đổi phương thức kinh doanh, ngoài việc tăng cường bán buôn và thực hiện chức năng thu mua ủy thác, đơn vị thành lập các đại lý mua bán hàng kim khí điện máy (trả góp) thích ứng với thị trường, bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Tính đến năm 1995 doanh số mua vào của toàn ngành đạt được 187,36 tỷ đồng, nhịp độ phát triển bình quân hàng năm (1991-1995) là 187,36% (chưa loại trừ yếu tố trượt giá). Doanh số bán ra 184,650 tỷ đồng, nhịp độ phát triển bình quân 183,36%, tổng giá trị xuất và nhập khẩu đạt 4.500.000 USD.

Hoạt động của thương nghiệp tư nhân phát triển năng động, hàng hóa đa dạng, phong phú về số lượng và chủng loại, phát triển sôi nổi, dưới sự quản lý của Nhà nước. Qua đăng ký trên địa bàn Huyện có trên 3000 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ, trong đó khu vực thị trấn Củ Chi chiếm 30% tổng số hộ kinh doanh.

5/ Về thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Huyện từ 1991-1995 đều đạt và vượt kế hoạch, bình quân là 139%, ước tổng thu ngân sách trong 5 năm là 74 tỷ 869 đồng. Trên cơ sở nguồn thu đạt được và sự hỗ trợ của Thành phố, Huyện tập trung chi cho những nhu cầu cần thiết, hợp lý và hết sức tiết kiệm, cân đối chi phù hợp với khả năng của ngân sách và theo kế hoạch được duyệt, đồng thời tăng cường các biện pháp tăng thu để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và phúc lợi công cộng của nhân dân.

Ước tổng chi ngân sách Huyện trong 5 năm thực hiện được 96,410 tỷ, ngoài ra trong 5 năm Ngân hàng phát triển nông thôn Huyện đã cho nông dân vay 212,7 tỷ đồng để đầu tư phục vụ sản xuất, trong đây chủ yếu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 90%.

Nhìn chung khu vực dịch vụ tăng khá, lưu thông hàng hóa mở rộng, hoạt động tài chính ổn định, lĩnh vực ngoại thương được đẩy mạnh, du lịch bước đầu phát triển. Tuy nhiên, cũng còn những mặt hạn chế, vai trò quản lý và khuyến khích phát triển mới chỉ là bước đầu, tình hình cho vay vốn trung hạn chiếm tỷ lệ thấp, việc hỗ trợ vốn chưa mang tính đồng bộ và tạo thuận lợi cho nông dân, nhiều lĩnh vực dịch vụ quan trọng chưa được quan tâm đúng như vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, giống, lúa mới, cơ giới hóa... thiếu vai trò nồng cốt của tổ chức Nhà nước, trái lại cũng có những khu vực dịch vụ còn mang nặng tính áp đặt (điện, bưu điện xây dựng giao thông, thủy lợi...) cần phải khắc phục.

Do vậy, khi đánh giá mức độ tăng trưởng của từng ngành, thì khu vực thương mại dịch vụ có bước tăng trưởng cao, nhịp độ phát triển bình quân hàng năm (1991-1995) là 187,36% (chưa lạo trừ yếu tố trượt giá). Khu vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15,66% khu vực nông nghiệp lại chậm phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 5,41% thấp hơn chỉ tiêu là 2,1% (7,5%). Nhìn chung cơ cấu kinh tế của Huyện tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng nông nghiệp-công nghiệp và dịch vụ.

Cơ cấu các thành phần kinh tế trên địa bàn Huyện ngày càng hình thành rỏ nét, vận động đan xen với nhiều hình thức đa dạng. Khu vực kinh tế quốc doanh đựơc sắp xếp củng cố một bước về tổ chức, giảm về số lượng, đang phấn đấu nắm giữ các vị trí then chốt. Khu vực kinh tế hợp tác xã phấn lớn đã giải thể, hoạt động nhỏ lẽ, từng bước chỉ đạo tiến hành củng cố đổi mới về nội dung và hình thức. Thời gian qua cũng đã hình thành các mô hình hợp tác mới như tổ quản lý điện, nước, tiểu thủ công nghiệp... Kinh tế tư nhân và cá thể phát triển mạnh ở nhiều lĩnh vực và đang hình thành những doanh nghiệp vửa và lớn. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

6/ Việc phân phối thu nhập quốc dân giữa tích lũy và tiêu dùng chuyển dịch theo hướng tích cực. Vốn đầu tư tăng nhanh, cả trong khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh và khu vực vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn thu ngân sách Huyện, từng năm đều tăng và bổ sung một phần kinh phí quan trọng cho việc đầu tư cơ cở hạ tầng, góp phần làm chuyển đổi bộ mặt nông thôn Củ Chi.

- Có đựơc những biến đổi trên, là xuất phát từ sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và chính quyền, vai trò của các ngành các cấp, đã chủ động tạo môi trường thuận lợi cho tất các thành phần kinh tế phát triển, mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu.Huyện đã chỉ đạo tập trung sửa chữa nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng, có chính sách huy động tu hút vốn đầu tư, từng bước tiến hành tổng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, quy hoạch các cụm kinh tế-xã hội, các khu công nghiệp tập trung. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp của Huyện quan tâm đổi mời công nghệ thiết bị, cải tiến vệ sinh môi trường, năng động trong kinh doanh, tiếp vận thị trường, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế.

Nhìn chung kinh tế của Huyện đang đi dần vào thế ổn định và có bước tăng trưởng mới, nhưng chưa thật sự vững chắc, thiết bị công nghệ nói chung còn lạc hậu và thiếu vốn, thị trường chưa ổn định, mặt khác hiệu quả kinh tế chưa cao, cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Nguyên nhân chính là do thiếu chính sách phù hợp để tái đầu tư, thiếu biện pháp và chính sách hỗ trợ cần thiết cho sự phát triển, định hướng quy hoạch phát triển kinh tế triển khai chậm, một số ngành trong bộ máy quản lý còn yếu kém, đội ngũ cán bộ chưa theo kịp yêu cầu phát triển chung, công tác kiểm ta, kiểm soát chưa đủ hiệu lực, một số lĩnh vực còn buông lỏng.

II. Các vấn đề về văn hóa xã hội:

- Trải qua 5 năm: đặc biệt là sau nghị quyết trung ương 4, nghị quyết 7 của Thành ủy, chương trình hành động của Huyện ủy, các hoạt động văn hóa xã hội đã mang lại những kết quả đáng kể:

1/ Thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ-xã hội: công tác thực hiện ưu đãi đối với gia đình liệt sĩ, thương binh, cán bộ hưu trí, gia đình có công cách mạng đã đạt được nhiều tiến bộ, đời sống về vật chất, tinh thần của đa số gia đình chính sách trên địa bàn Huyện đã được cải thiện, liên trong 5 năm qua Huyện đã có nhiều cố gắng đảm bảo thực hiện các chế độ chi trợ cấp thường xuyên, xác nhận thương binh, liệt sĩ, giải quyết chính sách có công cách mạng... đúng theo qui định. Phong trào đền ơn đáp nghĩa được duy trì và phát động thường xuyên, các hình thức thăm viếng, kết nghĩa giúp đỡ chăm sóc thương binh,gia đình liệt sĩ, ngày càng phổ biến và trở thành phong trào sâu rộng, trong đó trọng tâm là phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, đã được phát động tích cực. đến nay Huyện đã hoàn thành cơ bản về giải quyết nhà ở cho đối tượng chính sách với tổng số nhà xây dựng trong nhiệm kỳ 1.726 nhà, nâng tổng số nhà tình nghĩa hiện nay lên 2.607 căn, trong đó riêng trong đợt xây cất nhà tình nghĩa chào mừng kỷ iệm 20 năm giải phóng do thành phố phát động đã giao chỉ tiêu cho Huyện 1.109 căn, đến 30/4/95 đã cất được 1.213 căn vượt chỉ tiêu 104 căn, với kinh phí đầu tư trong đợt này là 16,483 tỷ đồng. Tổng số sổ tiết kiệm đã mở tặng cho gia đình chính sách, đến nay được 1.712 sổ, trị giá 1.676 tỷ đồng. Huyện đã tích cực giải quyết trên 5.026 hồ sơ khen thưởng có công cách mạng, thương binh trên 1 tỷ đồng, tìm kiếm và quy tập 964 hài cốt liệt sĩ đưa về nghĩa trang, tổng số một liệt sĩ tại nghĩa trang 7.446 mộ.

Thực hiện chủ trương của trung ương, Thành phố, Huyện đã tổ chức xét và đề nghị về trên tặng danh hiện Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho 622 bà mẹ, trong đó có 215 mẹ còn sống đều được các cơ quan, đơn vị nhận nuôi dưỡng đến hết đời.

- Chính sách xã hội: Việc chăm lo đời sống cho nhân dân lao động nghèo đã được quan tâm thực hiện bằng nhiều chính sách và biện pháp thiết thực. Trong đó trọng tâm là chương trình xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện có kết quả, bằng biện pháp trợ vốn cho các hộ nghèo phát triển sản xuất và giúp đỡ phương án làm ăn. Đến 30/4/95 Huyện đã xóa được hộ đói, tổng số hộ trong danh sách trợ vốn là 4965 hộ với số tiền 4 tỷ đồng, đến nay có 18% số hộ vươn lên khá, 54% số hộ đủ ăn, trong đó các xã anh hùng và nhân dân vùng kháng chiến cũ được ưu tiên giải quyết trợ vốn trước.

Song song đó Huyện đã xét duyệt đề nghị Thành phố cho vay 60 dự án giải quyết việc làm từ nguồn vốn quỹ quốc gia với số tiền là 16,2 tỷ đồng cho 6351 hộ, giải quyết việc làm 8.000 lao động, tổ chức 124 hộ đi lập nghiệp ở nông trường quốc doanh Tâm Tân, Phạm văn Cội, mở các lớp dạy nghề và đưa đi học nghề cho 221 lao động, là con em gia đình chính sách. Ngoài ra Huyện đã xét giải quyết trợ cấp thường xuyên cho gần 300 hộ nghèo cô đơn, chăm sóc và giúp đỡ 440 trẻ em mồ côi khuyết tật, tổ chức phát triển sản xuất tạo việc làm ổn định cho 15.885 lao động của Huyện, bình quân hàng năm tạo việc làm 3,177 lao động.

2/ Giáo dục: Đã giữ vững và phát triển về số lượng, chất lượng cũng như hiệu quả đào tạo. Hệ thống giáo dục đã được củng cố bảo đảm phát triển theo cơ cấu giữa ngành học: mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. mạng lưới trường lớp đã đựơc quy hoạch và sắp xếp bố trí hợp lý đảm bảo nhu cầu học tập của trẻ em. Đội ngũ giáo viên ngày càng được ổn định và tiêu chuẩn hóa đa số là người dân địa phương. Đến năm 1995 việc tách trường cấp 1 ra khỏi cấp 2 đả hoàn chỉnh và Huyện đã phấn đấu chấm dứt tình trạng học ca 3.

Tuy nhiên tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục, nhất là giáo viên cấp II ở các môn ngoại ngũ, kỹ thuật, nhạc, hoạ... Công tác giáo dục kỹ thuật, hướng nghiệp và dạy nghề đã được cũng cố và mở rộng quy mô phục vụ cho công tác giảng dạy, thực hành kỹ thuật (dạy nghề phổ thông) nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo ngành nghề cho thanh thiếu niên.

Số lượng học sinh ở các ngành học, cấp học qua các nă đều tăng (năm học 1994-1995 mẫu giáo tăng 1.715 em, tiểu học tăng 1.944 em, trung học 1.528 em, so với năm học 1991-1992).

Về chất lượng học tập: Học sinh khá gỉoi tăng hàng năm, qua đó hiệu suất đào tạo ở các cấp học cũng từng bước được nâng lên, ở cấp tiễu học từ 33% (1990-1991) đến nay 69%, trung học cơ sở từ 22,7% (1990-1991), hiện nay là 59%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bậc tiểu học 1994-1995 là 95,1%, trung học cơ sở là 93,5%, trung học phổ thông là 84,5%.

Công tác sửa chữa trường lớp được thực hiện thường xuyên, torng 5 năm từ 1990 đến 1995, xây dựng mới 135 phòng học và sửa chữa lớn trên 328 phòng, các dụng cụ, phương tiện dạy và học được trang bị bổ sung hàng năm. tuy nhiên cũng còn một số lớp của trường cấp 2 và mẫu giáo số lượng học sinh quá cao, chưa đáp ứng đủ trường lớp cần phải xây dựng thêm để đảm bảo môi trường sư phạm.

Công tác chống mù chữ và phổ cập tiểu học: Mỗi năm huy động từ 200-300 người mù chữ đến lớp, đến năm 1995 đã huy động được 2.165 người và đã xóa mù chữ cho 827 người. Hiện nay số người trong độ tuổi 15-35 biết chữ (trừ miễn giảm) tỷ lệ đạt 91.48%. công tác phổ cập giáo dục tiểu học hàng năm huy động từ 1500 đến 2000 em thất học ra lớp phổ cập, đến năm 1995 có trên 1200 em hết lớp 5 và được công nhận tốt nghiệp tiểu học. Hiện nay có 21/21 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, Huyện được công nhận là đơn vị hoàn thành chỉ tiêu xóa mù chữ và phổ tiểu học cho nhân dân.

3/ Y tế: Công tác chăm sóc phục vụ sức khoẻ nhân dân đựơc cải thiện một bước, mạng lưới y tế không ngừng đựơc củng cố và phát triển, tăng cường đầu tư, đổi mới và hiện đại trang thiết bị y tế, sửa chữa chống xuống cấp cơ sở vật chất ngành y tế, đồng thời đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế nên đã nâng cao chất lượng phục vụ sức khỏe nhân dân. Trong 5 năm qua trên địa bàn Huyện đã từng bước nâng cao hiệu quả phòng chống các bệnh truyền nhiễm đã giảm, môi trường sống được cải thiện đáng kể, các công trình cầu tiêu, nhà tắm và giếng nước được ngành và nhân dân quan tâm. Các chương trình y tế quốc gia hàng năm thực hiện đạt trên 80%, có năm đạt 87,6% (1992) chương trình săn sóc sức khỏe ban đầu đã được thực hiện ở các xã và đạt kết quả thiết thực, hàng năm có 22.000 cháu được uống VitaminA, khắc phục tình trạng khô mắt do thiêu VitaminA và trên 10.000 trẻ em được săn sóc răng miệng thông qua chương trình nha học đường. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được quan tâm thực hiện thường xuyên, tỷ lệ phát triển dân số hàng năm đều giảm, từ 1,58% (1991); xuống còn 1,44% (1994), đồng thời Huyện đã được sự hỗ trợ của Thành phố chuyển bệnh viện An Nhơn Tây thành bệnh viện miễn phí với quy mô 80 giường bệnh, tạo điều kiện chăm lo sức khỏe cho nhân dân nghèo được tốt hơn.

Ngoài ra để thực hiện chương trình “thuốc cho người nghèo”, Huyện đã xét cấp 20.000 lượt sổ y bạ điều trị miễn phí cho đối tượng nghèo, thực hiện tốt chế độ bảo hiểm y tế và có chế độ săn sóc y tế đặc biệt cho bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Tuy nhiên, về tồn tại của ngành là khâu quản lý y tế tư, y tế ngoài giờ còn lỏng lẻo, thiếu kiểm tra trong việc mua bán thuốc, thực hiện không đúng qui định, gây thiệt hạt đến sức khỏe nhân dân. Việc thực hiện công tác bảo hiểm y tế chưa tốt, một số ít cán bộ nhân viên trong nàgnh còn biểu hiện thái độ tinh thần phục vụ chưa cao.

4/ Văn hóa thông tin-thể dục thể thao: Công tác thông tin tuyên truyền trong 5 năm qua đã thể hiện được tính năng động, đã đáp ứng kịp thời yêu cầu tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị cũng như các chính sách xã hội, đồng thời phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng, ý kiến đóng góp của nhân dân, thông tin phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách, nghị quuyết của Đảng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.

Phong trào văn nghệ quần chúng trong Huyện có bước phát triển mới với nhiều loại hình hoạt động sôi nổi, kể cả những vùng xa xôi hẻo lánh. Huyện đã tổ chức nhiều cuộc hội thi, hội diễn, phát triển phong trào đàn ca tài tử, ca hát với nhau đã đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của đông đảo nhân dân, góp phần hạn chế và đẩy lùi ảnh hưởng của văn hóa văn nghệ không lành mạnh. Đồng thời Huyện có tổ chức công tác kiểm tra, nhằm xử lý các trường hợp vi phạm hoạt động kinh doanh văn hóa, phim ảnh, các tệ nạn xã hội. Năm năm qua, đã phát hiện xử lý hàng trăm vụ vi phạm, phạt vi cảnh và thu giữ nhiều văn hóa phẩm độc hại, tuy nhiên trong thực tế số vụ vi phạm có xu hướng ngày càng tăng, với hình thức tinh vi hơn.

Phong trào thể dục thể thao, mặc dù với điều kiện của một Huyện nông thôn, thiếu phương tiện, cơ sở vật chất, nhưng vẫn tiếp tục phát triển cả chiều rộng lẫn chiếu sâu. Số người tham gia luyện tập thể dục thể thao ngày càng tăng, từ 6.463 người tham gia luyện tập 1991, chiếm 2,69% dân số tăng lên 16.795 người trong năm 1994 và đạt được 6,99% so dân số. Phong trào thể dục thể thao khối trường học tăng từ 12 đơn vị tiên tiến lên 22 đơn vị (1994), đối với phong trào các xã cũng có những tiến bộ rõ rệt từ 2 xã loại A (1991) hiện nay có 7 xã loại A (xuất sắc). Thành tích trong thi đấu thể dục thể thao của Huyện được nâng lên, thông qua hệ thống cáclớp năng khiếu đã tuyển chọn vận động viên tham dự nhiều môn bóng đá,bóng chuyền, bóng bàn, võ thuật, xe đạp ... ngày càng đạt nhiều huy chương của Thành Phố, năm 1991 là 17 huy chương, 1992 là 52 huy chương, 1993 là 146 huy chương và 1994 là 152 huy chương.

Huyện đã tập trung đầu tư và trang bị Đài truyền thanh Huyện củng cố lại hệ thống truyền thanh ở 21 xã, thị trấn, riên trong năm 1995 đã xây dựng mới trụ sở của đài, đầu tư ăng ten, phòng thu phát, trang bị máy móc đảm bảo kỹ thuật phát sóng.Nội dung phát thanh cũng được cải tiến, nhiều thể loại, pát thanh phong phú, mạng lưới cộng tác viên, biên tập viên được cũng cố, chế độ hoạt động đã được duy trì ổ định góp phần phục vụ tốt nhu cầu về thong tin tuyên truyền trên địa bàn Huyện.

Tóm lại, những kết quả to lớn trong việc giải quyết các vấn đề về văn hoá -xã hội của Huyện là đã huy động các nguồn lực của xã hõi cùng tham gia. Thông qua phong trào quần chúng rộng rãi đã góp phần vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong đó nhà tình nghĩa đến nay đạt 2607 căn so với Nghị Quyết 2100 căn, xoá được hộ đói, giảm phần lớn hộ nghèo,tỉ lệ phát triển dân số còn 1,44% so với Nghị quyết đề ra là 1,5%, đời sống văn hoá tinh thần nhân dân được cải thiện một bước.

Tuy nhiên lĩnh vực văn hoá xã hội vẫn còn tồn tại nhiều vnấ đề bức xúc. Trình độ dân trí còn thấp, một bộ phận lao động chưa có việc làm ổn định. Mặt khác, trong lãnh đạo và quản lí có lúc còn xem nhẹ trận địa văn hoá, chưa tập trung đúng mức. Tệ nạn cờ bạc, rược chè, mê tính dị đoan còn khá phổ biến, đạo đức xã hội bị xuống cấp, số vụ tự tử gia tăng, các hoạt động dịch vụ văn hoá kém lành mạnh và tệ mại dâm vẫn chưa giảm.

III- Về An ninh Quốc phòng

Trước những diễn biến của tình hình thế giới, nhất là sau sự kiện các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đỗ, các thế lực thù địch lợi dụng đẩy mạnh các hoạt động diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ chống chủ nghĩa xã hội, chống Việt Nam, mà thành phố là một trọng điểm.

Huyện Củ Chi là cửa ngỏ phía Tây Bắc thành phố, mọi tình hình bất ổn của Campuchia sẽ có tác động rất quan trọng. Năm năm qua, với sự nổ lực phấn đấu của Dảng bộ và nhân dân, đã tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị trên địa bàn Huyện tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Đã tích cực làm tốt phòng ngừa và tấn công các loại tội phạm, xây dựng ý thức cảnh giác trong Đảng viên và nhân dân, củng cố và tăng cường phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Góp phần giữ gìn bí mật quốc gia, bảo vệ tốt thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa.

1/ Công tác an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội :

- Lực lượng của ngành từng bước được kiện toàn, nâng cao tính chiến đấu, có bản lĩnh và trình độ nghiệp vụ, nhằm hoàn thành công tác, phương tiện hoạt động được cải tiến và tổ chức bộ máy từ Huyện đến cơ sở đả chính quy hóa phần lớn.

- Việc triển khai các đề án an ninh cơ sở xây dựng và củng cố lực lượng nòng cốt, phát động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự thu nhiều kết quả mới. Hệ thống tổ nhân dân cơ sở được thường xuyên củng cố đã phát huy vai trò chủ động trong việc giải quyết những vấn đề đến an ninh trật tự, giải quyết các tranh chấp và vận động tình làng nghĩa xóm, tương thân tương trợ...

- Sự phối hợp chặt chẽ giữa Công an và Hội cựu chiến binh đã phát huy vai trò của các đồng chí cựu chiến binh và cán bộ hưu trí trong bảo vệ an ninh trật tự cơ sở.

Tuy nhiên lĩnh vực an ninh hiện nay cũng còn những tồn tại, đó là một bộ phận cán bộ đảng viên ở các ngành, các cấp tinh thần cảnh giác chưa cao. Việc triển khai các Nghị quyết về an ninh quốc phòng chưa quán triệt đến đông đảo đảng viên và nhân dân., mặt khác vai trò quản lý nhà nước về kinh tế xã hội còn nhiều sơ hở, ý thức bảo vệ các cơ quan, đơn vị chưa đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức xây dựng lực lượng dân phòng ở địa phương và quỹ quốc phòng toàn dân.

2/ Nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương có nhiều tiến bộ mới đã đạt nhiều kết quả trong việc phối hợp các lực lượng, các cấp phòng chống bạo loạn, lật đổ, xây dựng các kế hoạch phòng thủ, sẳn sàng chiến đấu và hiệp đồng chiến đấu với các địa phương lân cận.

Công tác xây dựng lực lượng vũ trang thường trực, dự bị động viên và dân quân tự vệ thường xuyên được củng cố và nâng cao chất lượng chiến đấu, huấn luyện. Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu pháp lệnh, việc xây dựng lực lượng chính trị nòng cốt trong nhân dân và tuyên truyền giáo dục quốc phòng toàn dân từ trong cán bộ chiến sĩ đến nhân dân nhất là trong thanh thiếu niên đựơc quan tâm thường xuyên, với nhiều hình thức phong phú sinh động, có nhiều tiến bộ trong hoạt động giúp dân của lực lượng vũ trang.

Chính sách hậu phương quân đội ngày càng được chăm lo tốt hơn thông qua việc tổ chức đón nhận danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng và anh hùng lực lượng vũ trang của Huyện và các xã, chăm lo đời sống cho lực lượng vũ trang, tích cực giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ.

Mặt hạn chế của công tác quân sự địa phương là sự kết hợp giữa kinh tế và an ninh quốc phòng chưa hài hòa. Hàng năm dù đạt và vượt chỉ tiêu nghĩa vũ quân sự, nhưng tình trạng trốn nghĩa vụ quân sự và số quân nhân đào ngũ còn cao, chưa có biện pháp xử lý kiên quyết. Công tác đăng ký, quản lý và huấn luyện quân dự bị còn hạn chế, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ chưa rộng, mạnh, công tác quân sự ở cơ sở chưa thật sự đi vào nề nếp, điều kiện, phương tiện công tác và đời sống của cán bộ chiến sĩ còn nhiều khó khăn.

3/ Các ngành bảo vệ pháp luật đã đạt nhiều tiến bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Huyện, góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội. Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và sự phối hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tình hình chấp hành pháp luật thực thi dân chủ ngày càng tốt hơn, tuy nhiên tình hình phạm pháp chưa giảm, các loại tội phạm và trọng án về hình sự có chiều hướng gia tăng. Công tác thi hành án còn chậm và chưa được khắc phục triệt để, việc thực hiện pháp lệnh về khiếu nại tố cáo của công dân, chưa kịp thời nhất là ở cấp xã, thị trấn. Trình độ nhận thức về pháp luật, của nhân dân có giới hạn nên việc thể hiện quyền và nghĩa vụ chưa tương xứng.

Công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu, được chỉ đạo tích cực hơn, đã phát hiện và xử lý nghiêm minh. Tình hình tham nhũng trên địa bàn giảm, nhưng thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi hôn, chỉ một số lĩnh vực xây dựng cơ bản có dư luận nhưng chưa kịp thời kiểm tra xử lý tốt. Như vậy, nhìn chung công tác chống tham nhũng, chống buôn lậi đạt kết quả. Tuy nhiên về nguyên nhân là do chủ trương chính sách của Nhà nước chưa đồng tbô, quản lý Nhà nước và quản lý cán bộ lỏng lẻo, một bộ phận cán bộ bị tha hóa, mất phẩm chất. Cải cách hành chính còn chậm, chồng chéo, phiền hà kém hiệu quả, xử lý bằng pháp lụât chưa nghiêm, chưa đánh trúng bọn đầu sỏ. Phong trào quần chúng đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu chưa mạnh đều khắp.

IV. Tình hình xây dựng nông thôn mới:

- Trong 5 năm qua nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng, nhất là sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 và chương trình hành động của Huyện ủy, đến nay bộ mặt nông thôn Củ Chi đả tiếp tục có những biến đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, bước đầu có sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh về công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu nông thôn, cơ cấu nông nghiệp được cải biến và chuyển đổi theo hướng cây, con có giá trị kinh tế cao. Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang khu vực công nghiệp đã kích thích cơ giới hóa phát triển. Kinh tế vườn, chăn nuôi bò sữa được chú trọng, dần hình thành những khu dân cư đô thị hóa và các khu công nghiệp tập trung.

Hệ thống giao thông liên xã đựơc cấp phối sỏi đỏ, hoàn thiện dần, và một số cầu khỉ nội đồng được bê tông hóa. Trên 10.000 ha được tưới nước kênh Đông, được ngăn lũ, ngọt hóa vùng ven sông Sài Gòn và khu vực Tam Tân-Thái Mỹ, có 2 xã điện khí hóa và 83% hộ dân có điện. Thông tin liên lạc thông suốt ở 20 xã, thị trấn trong bước và quốc tế, bình quân trên 200 dân có một máy điện thoại. 19/21 xã có trạm y tế với 2 bệnh viện trung tâm, bình quân 3.900 dân/ có 1 bác sĩ chăm sóc. Trường lớp được quy hoạch, sắp xếp lại và xây dựng mới khang trang hơn theo yêu cầu phát triển giáo dục. đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được ổn định và có nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 19995 đạt 325 USD. Huyện đã cơ bản xóa hộ đói và đời sống gia đình chính sách được cải thiện hơn trước. Nhà ở tốt hơn và đi vào hình thức mỹ quan, tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố chiếm 48,36%, trong đó tình hình nhà ở diện chính sách được giải quýêt cơ bản.

Vấn đề nước sạch bước đầu đã xây dựng 1.611 giếng khoan và cung cấp nước sinh hoạt cho trên 3.000 dân ở các khu dân cư tập trung. Sinh hoạt gia đình tiện nghi hơn, bình quân 2 hộ có một máy radio cassette, 3hộ có 1 tivi và 1 xe gắn máy. Tính trong năm 1995, bình quân mỗi người được 60 lần xem văn nghệ, phim ảnh, được thông tin thường xuyên qua các phương tiện thông tin đại chúng.

V.- Tình hình quần chúng và công tác vận động quần chúng:

- Trong 5 năm qua tình hình quần chúng đã có những chuyển biến tích cực. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Củ Chi đã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, tích cực tham gia các phòng trào chung của Huyện với tâm trạng, tư tưởng an tâm phấn khởi hơn, phát huy được dân chủ xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị địa phương.

- Giai cấp nông dân chiếm đại bộ phận dân cư Củ Chi, phấn khởi trước chính sách đổi mới của Đảng trong nông nghiệp, gắn bó với ruộng đất, hăng hái sản xuất phát triển kinh tế gia đình, tạo ra sản phẩm hàng hóa., cải thiện đời sống. Giai cấp công nhân có bước phát triển mới về số lượng và chất lượng, trình độ văn hóa, tay nghề được nâng lên. đội ngũ công nhân, viên chức nhà nước, thu nhập đời sống có phần ổn định hơn trước và yên tâm trong công tác. Tầng lớp trí thức có tiềm năng trí tuệ và kiến thức khoa học, xác định đựơc vai trò, vị trí của mính trong sự nghiệp đổi mới, tích cực đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Huyện. Giới công thương gia, tiểu chủ, tiểu thương yên tâm trước chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, có điều kiện đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển các ngành nghề ở địa phương. Thanh niên thể hiện được vai trò xung kích trong lao động sản xuất và bão vệ Tổ quốc, nhạy cảm với cơ chế mới, có ý thức trong việc học tập văn hóa, trang bị kiến thức khoa học, để có nghề nghiệp vững chắc nhằm ổn định cuộc sống. Gíơi phụ nữ tích cực tham gia trên nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, giúp nhau làm kinh tế gia đình, chăm lo bảo vệ quyền lợi bà mẹ và trẻ em, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Đồng bào tín đồ các tôn giáo, người Hoa, Việt kiều ở nước ngoài tâm trạng chung thể hiện sự hấn chấn, gắn bó với quê hương, hoà nhập vào đời sống xã hội. Cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách là lực lượng đông đảo, thủy chung với cách mạng, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương.

- Bên cạnh những chuyển biến tích cực, tình hình đời sống của một bộ phận nhân dân trong Huyện còn nhiều khó khăn, tâm trạng còn băn khoăn trước sự phân hóa giàu nghèo ngày càng diễn ra sâu rộng, giá cả luôn biến động, việc làm không ổn định, thu nhập thấp, an ninh trật tự xã hội phức tạp, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, tệ tham nhũng tuy xãy ra không nhiều nhưng việc phát hiện xử lý chậm, thủ tục hành chánh còn rườm rà, quản lý Nhà nước có mặt còn yếu kém, kỷ cương pháp luật chưa nghiêm. Đây chính là kẻ hở để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng, gây chia rẻ Đảng, Nhà nước với nhân dân.

- Trên cơ sở quán triệt 4 quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác quần chúng của Đảng theo tinh thần Nghị quyết trung ương 8B (khoá VI) các cấp uỷ Đảng đã có bước chuyển biến mới về nhận thức, chú ý tăng cường chỉ đạo đối với các công tác quần chúng. Huyện ủy đã xây dựng các chương trình hành chống thực hiện các nghị quyết của Trung ương và Thành phố về công tác vận đồng quần chúng, bước đầu bổ sung cán bộ cho Mặt trận, đoàn thể, thành lập Ban Dân vận Huyện ủy và tích cực chỉ đạo củng bố mạng lưới dân vận cấp xã, thị trấn, xây dựng quy chế làm việc, giữ mối liên hệ sinh hoạt định kỳ với mặt trận, đoàn thể, duy trì thực hiện tốt chế độ đi cơ sở để lắng nghe ý kiến cấp dưới và những tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Cấp ủy Đảng cơ sở quan tâm hơn trong công tác quần chúng, biết chăm lo lợi ích thiết thực của nhân dân, giải quyết được những vấn đề bức xúc đặt ra trong cuộc sống từ cơ sở.

- Quán triệt quan điểm chính quyền “của dân, do dân, vì dân”, Hội đồng nhân dân Huyện, xã ngày càng thể hiện được vai trò trách nhiệm của cơ quan đại biểu cho ý chí nguyện vọng của nhân dân. Thực hiện đều đặn chế độ tiếp xúc cư tri, tiếp dân và tổ chức nhiều đợt sinh hoạt cho nhân dân góp ý xây dựng Hiến pháp, các dự luật... ủy ban Nhân dân Huyện ủy đã xây dựng quy chế, phối hợp hoạt động và làm việc định kỳ với Mặt trận, đoàn thể, giải quyết kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận và các đoàn thể hoạt động.

- Mặt trận và các đoàn thể đã có bước chuyển biến tích cực về nội dung hoạt động và có những hình thức tập hợp mới, đáp ứng được nhu cầu sở thích, nghề nghiệp lợi ích của các tầng lớp nhân dân, hướng các phong trào vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Nhiều phong trào thực sự đi vào lòng dân và mang tính chính trị xã hội rộng lớn như “xoá đói giảm nghèo”, giải quyết việc làm , xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá mới, công tác đền ơn đáp nghĩa, phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc ... Thông qua các phong trào đã chú ý củng cố xây dựng va phát triển lực lượng, với nhiều hình thức tập hợp đa dạng. Công tác xây dựng tổ chức đoàn thể trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh bước đầu được chú trọng.

- Về công tác tôn giáo, Huyện đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo duy trì sinh hoạt bình thường, vận động đồng bào tín đồ và các chức sắc tôn giáo hành đạo theo đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, ngăn ngừa những người lợi dụng hoạt động tôn giáo để phá rối chia rẻ tôn giáo với dân tộc. Mặt khác Huyện củng đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào tín đồ tôn giáo hoà nhập vào cuộc sống xã hội theo hướng “tốt đạo, đẹp đời”.

- Hoạt động của Mặt trận và đoàn thể có chú ý phát triển nhưng chưa thật sự đi vào chiều sâu, còn màng tính quan liêu hành chánh hoá.Vai trò phối hợp giữa Mặt trận, đoàn thể với nhau củng như đoi61 với chính quyền các cấp chưa chặt chẽ và đồng bộ. Việc tham gia quản lý va giám sát hoạt động của chính quyền còn hạn chế. Công tác xây dựng lực lượng chính trị chưa đáp ứngđược yêu cầu phát triển của phong trào công tác phát trểin đoàn viê, hội viên còn chậm, chất lượng chưa cao, nhiều cơ sở còn mang tính hình thức, ngặng về chăm lo các lợi ích đơn thuần chưa coi trọng công tác giáo dục, giác ngộ, xây dựng nền tảng chính trị trong dân.

VI. Tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước :

- Trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và những khó khăn trong nước, bộ máy chính quyền Huyện, xã nhận thức được các yêu cầu bức xúc của quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Huyện, đã có nhiều chủ trương biện pháp thiết thực trong việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là chăm lo xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, thực hiện tốt các chính sách xã hội, đảm bảo sự ổn định chính trị, giữ vững tình hình an ninh trật tự địa phương

- Hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền Huyện, xã được quan tâm kiện toàn một bước, các phòng ban chuyên môn cấp Huyện được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đặc biệt là coi trọng công tác củng cố bộ máy ấp, khu phố và hệ thống tổ nhân dân tạo ra sự chuyển biến mới, đồng thời tăng cường chế độ trách nhiệm, duy trì thực hiện công tác tiếp dân định kỳ và có nhìêu cố gắng giải quyết phần lớn các đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.

- Tuy nhiên tổ chức và hoạt động của chính quyền Huyện, xã chưa theo kịp yêu cầu quản lý hành chính kinh tế-xã hội. Mối quan hệ giữa Đảng với chính quyền trong một số lĩnh vực còn thiếu quy chế phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn dẫn đến trình trạng có mặt chồng chéo, bao biện, mặt khác lại buông lỏng. Nhiều chủ trương, quyết định phải chờ đợi kéo dài hoặc bàn đi bàn lại nhiều lần giữa cấp ủy và chính quyền, đôi lúc thể hiện tính ỷ lại và thiếu quyết đoán trong công việc, chưa tập trung đúng mức các vấn đề có tầm chiến lược lâu dài của huyện. Vai trò, trách nhiệm của Đảng đoàn Hội đồng nhân dân trong các cấp chưa được phát huy đúng mức. Tệ quan liêu, cửa quyền vẫn còn torng các cơ quan Nhà nước, thủ tục hành chánh rườm rà, những mặt yếu kém trong quản lý Nhà nước chưa được khắc phục tốt. Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức chưa ngang tầm với nhiệm vụ, tác phong thái độ từng lúc từng nơi còn biểu hiện sự tắc trách, đùng đẩy công việc cho nhau, cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuậy chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu hoạt động nhất là cấp xã.

- Nguyên nhân của tình hình trên, trước hết là do sự cải cách hành chính chậm, không đáp ứng kịp thời và đầy đủ trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế mới, chưa có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa Huyện, xã và các ngành trong quản lý. Đội ngũ cán bộ, viên chức chưa được quy hoạch, đào tạo một cách căn cơ, việc bố trí sử dụng chưa khoa học và hiệu quả.

VII. Công tác xây dựng Đảng:

- Trong tậm công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ là tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Thành ủy và Nghị quyết trung ương 3 về đổi mới, chỉnh đốn Đảng.

- Tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên hiện nay đã có sự chuyển biến tốt so với những năm đầu nhiệm kỳ, long tin được củng cố, nâng lên, đại đa số đảng viên nhạy bén với thời cuộc, nắm bắt được tình hình, kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Nhiều đảng viên là cán bộ hưu trí, tuy tuổi cao sức yếu, nhưng vẫn tận tuỵ với sự nghiệp của Đảng, gắn bó với ấp, khu phố và tổ nhân dân, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc trong đời sống của nhân dân. Nhiều đảng viên trẻ đã có ý thức trong học tập rèn luyện, nâng cao trình độ để phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.

- Công tác giáo dục lý luận chính trị đã có nhiều tiến bộ. Ban Tuyên giáo và Trung tâm bồi dưỡng chính trị Huyện đã tổ chức các loại lớp theo chương trình quy định của Thành phố, nhất là về lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho cán bộ đảng viên cơ sở. Đồng thời Huyện còn phối hợp mở các lớp tại chức trang bị kiến thức pháp luật, lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho cán bộ chủ chốt và đội ngũ kế cận cơ sở.

- Huyện ủy đã coi trọng công tác tổ chức cho cán bộ, đảng viê nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết của Đảng, xác định là nhiệm vụ hàng đầu của công tác tư tưởng, từ đó có chú ý tổ chức các hình thức, phương pháp thích hợp cho từng đối tượng và gắn việc triển khai quán triệt với việc đề ra các chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết. Tổ chức các buổi báo cáo thời sự định kỳ, thông tin các vấn đề lý luận, chính trị, thông qua việc phát hành thông tin nội bộ, sổ tay xây dựng Đảng, các đề cương tuyên truyền đến các chi bộ ấp, khu phố.

- Tuy nhiên trong hoạt động thực tiễn còn biểu hiện tư tưởng xem nhẹ việc củng cố các đơn vị kinh tế quốc doanh, chưa chú ý đúng mức việc xây dựng các tổ chức kinh tế hợp tác, tình trạng quản lý lỏng lẻo đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng như các hoạt động văn hoá, xã hội, đã có sự tác động xấu, một bộ phận đảng viên và nhân dân chưa nhận thức rõ âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong tình hình mới, tính cảnh giác cách mạng chưa sao, có phần giảm sút ý chí chiến đấu và bàng quan trước những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của địch. Mặt khác công tác thông tin chưa đầy đủ và kịp thời, để lý giải những vướng mắc của đảng viên.

- Qua thực hiện nghị quyết 11 của Thành ủy và công tác đổi mới chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, bước đầu đã nâng cao được vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị của nhiều tổ chức cơ sở Đảng. Qua phân tích chất lượng cơ sở Đảng năm 94, toàn Huyện có 28 cơ sở Đảng vững mạnh (trong đó có 7 xã, thị) chiếm tỷ lệ 40,27% và số yếu kém còn 12 đơn vị (có 5 xã) chiếm tỷ lệ 17,39%. Huyện ủy đã luôn coi trọng khâu củng cố tổ chức, tổng kết hoạt động thực tiễn, đồng thời triển khai các quy định của Thành ủy về chức năng nhiệm vụ của các loại hình chi bộ cơ sở đã có tác động tích cực torng việc xây dựng nề nếp sinh hoạt Đảng và cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhiều Đảng bộ xã, thị trấn và đặc biệt là chi bộ ấp đã phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện về kinh tế-xã hội, chăm lo đời sống, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân, thực hiện công tác quản lý, phân công đảng viên có nề nếp hơn, xây dựng nhiều phong trào hành động cách mạng của nhân dân, nhất là phong trào xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát huy tinh thần tương thân tương trợ ở nông thôn, làm cho mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ngày càng gắn bó hơn. Mặt yếu của tổ chức Đảng ở xã, thị trấn là chưa lãnh đạo chính quyền làm tốt trách nhiệm quản lý hành chính Nhà nước, trình độ, năng lực cấp ủy chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động một số đơn vị còn biểu hiện sự quan liêu hành chánh hóa. Chi bộ ấp khu phố tuy có sự chuyển động nhưng chưa đều, nhiều nơi còn yếu kém.

- Loại hình Đảng bộ, chi bộ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và sản xuất kinh doanh, bước đầu có sự tiến bộ trong việc phân định chức năng, nhiệm vụ giữa Bí thư và thủ trưởng. Những đơn vị mạnh, cấp ủy có năng lực và đều tay, quan tâm công tác Đảng, phát huy được hiệu quả lãnh đạo. Nhìn chung mức chuyển biến đối với loại hình này còn chậm, vai trò lãnh đạo của đảng chưa rõ nét, trình độ của nhiều Bí thư cơ sở còn hạn chế, một số cán bộ ở cương vị Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan còn biểu hiện xem nhẹ công tác Đảng. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chưa xây dựng được tổ chức cơ sở Đảng, lực lượng cốt cán còn mỏng, ít đảng viên và phần lớn là cán bộ, nhân viên giảm biên chế, nghỉ việc, ít quan tâm sinh hoạt Đảng.

- Tồn tại chung của các loại hình tổ chức cơ sở Đảng hiện nay là việc xây dựng quy chế và thực hiện quy chế hiệu quả thấp, phương thức lãnh đạo chậm đổi mới và còn nhiều lúng túng, chất lượng nội dung sinh hoạt Đảng còn nghèo nàn, một số đảng viên là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ vai trò trách nhiệm của người đảng viên.

- Đến cuối năm 1995 Đảng bộ Huyện Củ Chi có 3516 đảng viên (1,40% dân số, tuổi đời bình quân của đảng viên là 45,2), sinh hoạt trong 68 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó số đảng viên là cán bộ nghỉ mất sức, quân nhân xuất ngũ chiếm 36,9%, cán bộ công nhân viên chiếm 20,2 và đảng viên nữ chiếm 22,4%.

- Đại bộ phận đảng viên đều thể hiện sự vững vàng, khắc phục khó khăn trong đời sống và công tác, có ý thức phấn đấu rèn luyện phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong sinh hoạt, giữ mối liên hệ gắn bó với quần chúng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận đảng viên trong các đơn vị kinh tế, hoặc các lĩnh vực quản lý tiền, hàng, không tự kiềm chế, dẫn đến vi phạm pháp luật, thâm lạm công quỹ nhà nước, chưa thể hiện tính tiên phong gương mẫu của người cán bộ, đảng viên. Nhiều đảng viên chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, ngay cả quần chúng trong cơ quan đơn vị. Tình trạng giảm sút ý chí chiến đấu, nể nang, bao che, trong đấu tranh tự phê bình và phê bình còn khá phổ biến. Qua phân tích chất lượng đảng viên, số phấn đấu tốt, tiên phong gương mẫu chiếm tỷ lệ 63,04%, số đảng viên bị xử lý kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng giảm từ 1,8-0,57%, số còn lại tuy mức độ vi phạm không nghiêm trọng song vai trò tác dụng hạn chế.

- Về công tác phát triển Đảng trong nhiệm vụ phát triển được 367 đảng viên, từ năm 1993 đến nay, có sự chuyển biến tích cực, trong đó năm 1995 phát triển được 113 đảng viên mới tăng hơn năm 1994 là 45 đồng chí, phần lớn được kết nạp trong đợt kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng với chất lượng khá. Tuy nhiên công tác phát triển đảng viên vẫn còn nhiều hạn chế, nguồn phát triển Đảng từ Đoàn viên Thanh niên có phần giảm sút, độ tuồi đảng viên kết nạp mới ngày càng cao hơn trước (dưới 30 tuổi năm 95 là 35,3%, năm 94: 45,5%, năm 93: 64,4%), tỷ lệ nữ có chuyển biến nhưng mức độ còn thấp, năm 1992: 28,3%, đến năm 93-94: 20% và đến năm 95 chiếm 30%), đáng lo ngại là tuổi Đảng bình quân có chiều hướng ngày càng cao.

- Các Ban Đảng của Huyện ủy được chú ý kiện toàn và thành lập Ban dân vận Huyện ủy. Từng Ban đã có cố gắng tham mưu cho Huyện ủy trong việc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, củng cố tổ chức cơ sở Đảng. Tuy nhiên chưa giúp cho Huyện ủy thực hiện tốt việc kiểm tra thực hiện Nghị quyết, công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu các vấn đề chiến lược còn hạn chế.

- Công tác cán bộ được quan tâm thường xuyên, đặc biệt trong những năm gần đây Huyện ủy đã tăng cường chỉ đạo công tác quy hoạch cán bộ cấp Huyện và cơ sở. Đa số cán bộ lãnh đạo và quản lý vững vàng về chính trị, nhiệt tình, năng động, nhạy cảm thích nghi dần với cơ chế mới và phát huy được tác dụng. Gần đây một bộ phận cán bộ trẻ., năng động chịu khó học tập, nâng cao kiến thức và năng lực công tác, nhiều đồng chí trong số này đã được bầu vào Huyện uỷ, Hội đồng Nhân dân và ủy ban Nhân dân các cấp, được bổ nhiệm làm cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các ban ngành cấp Huyện và giữ vị trí chủ chốt ở các xã. Đội ngủ cấp uỷ cơ sở được kiện tàon và trẻ hoá cán bộ lãnh đạo. Qua các lần Đại hội, các xã, thị trấn đều xây dựng quy chế làm việc và thực hiện theo quy chế. Một số ít cán bộ chủ chốt cấp xã, th5 trấn, năng lực hạn chế, có trường hợp tư lợi, thu vén cá nhânphải xử lý hoặc điều chỉnh công tác.

- Tổ chức và hoạt động của Đảng bộ, chi bộ cơ quan, đơn vị hành chánh sự nghiệp đang được phát huy sử dụng, một số trường hợp Giám đốc, hoặc thủ trưởng cơ quan kiêm nhiệm Bí thư Đảng uỷ thường ngặn nề về chuyên môn. ít chăm lo công tác Đảng. Công tác bố trí cán bộ khối đoàn thể, Mặt trận, hoặc tăng cường cán bộ Huyện xuống xã và các đơn vị yếu thường có nhiều tư về mặt chế độ, chính sách đãi nhộ.

- Bên cạnh đó tình hình cán bộ và công tác cán bộ đang đặt ra những vấn đề bức xúc. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo và quản lý đả lớn tuổi, sức khoẻ hạn chế, đã nghỉ hưu hoặc sắp đến tuổi nghỉ hưu. Lực lượng kế cận còn mỏng, nhiều xã còn bị hụt hẩng, đội ngũ trẻ chưa được qui hoạch đào tạo bồi dưỡng một cáh căn cơ, công tác cán bộ nữ còn hạn chế, chưa phát` huy mhạnh mẽ. Tình trạng lỏng lẻo trong sinh hoạt Đảng và đuấ tranh xây dựng nội bộ yếu, thiếu ý thức rèn luyện của Đảng viên còn khá phổ biến nên một số ít can bộ phát sinh yiêu cực, tư lợi, tham nhũng, làm giàu bất chính, tha hoá về lối sống. Tồn tại hiên nay trong copng61 tác cán bộ là chưa khắc phục tình trạng hụt hẫng do khâu đào tạo bồi dưỡng không kịp với yêu cầu phát triển mới, bố trí cán bộ còn mang tính chấp vá, chưa tương xứng với nhiệm vụ, nhất là cán bộ các cơ quan hành chánh sự nghiệp, công tác Đảng, đoàn thể và cán bộ khối xã, thị trấn.

- Việc cải tiến đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đã có nhiều tiến bộ góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo chung của toàn Đảng bộ.Huyện uỷ đã xây dựng quy chế làm việc, xác nhận mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể giữa các ngành, các cấp và cơ sở, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng, chức ngăng quản lý, điều hành của nhà nước, từng bước khắc phục tình trạng chồng chéo, bao biện trong mối quan hệ làm việc. Mặt khác chế độ đi cơ sở được d c 5 tốt giúp cho công tác thông tin, nắm bắt tình hình được kịp thời và sâu sát hơn, từ đó việc đề nghị ra các chương trình, kế hoạch, biện pháp chỉ đạo mang tính thiết thực, vừa cụ thể hoá được các Nghị quyết cảu Trung ương, Thành phố, vừa đảm bảo thực hiện có hiệu quả trong thực tiển. Huyện uỷ luôn coi trọng các biện pháp kiểm tra, sơ, tổng kết đối với các trọng tâm, trọng điểm, kịp thời giải quyết các vấn đề mới phát sinh.

-Tuy nhiên nhận thức về công tác đổi mới, cải tiến phương thức lãnh đạo trong các cấp uỷ Đảng chưa được sâu sắc từ đó một số đơn vị đề ra quy chế còn chung, chưa làm rỏ mức độ phạm vi và mối` quan hệ cụ thể của Đảng, chính quyền và các đoàn thể, mặt trận, có nơi chỉ đạo điều hành chưa tuân thủ quy chế, ngặng về các vấn đề cụ thể, ít tập trung cho những khâu trọng tâm mang tính chiến lược, ngược lại nhiều nơi còn buông lỏng trong việc lãnh đạo thiếu kiểm tra sâu sát công việc của chính quyền, đoàn thể.

- Cộng tác kiểm tra được chú trọng tiến hành thường xuyên đã góp phần thúc đẩy các tổ chức cơ sở Đảngvà đảng viên tích cực hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả cơ sở Đảng, góp phần chống tha nhũng, tiêu cực. Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ và cơ sở thông qua kiểm tra việc chấp hành điều lệ và nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng cũng như việc giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của Đảng viên, việc thực hệin quy chế làm việc của cấp dươí đã có tác dụng trong công tác ngăn ngừa vi phạm của cán bộ, đảng viên, đồng thời xử lí nghiêm minh kịp thời những đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật nhà nước. Trong nhiệm kỳ đã xử lý kỷ luật 117 đảng viên, trong đó khai trừ 51 chiếm 18,6%, đồng thời xoá tên 151 đảng viên. Trong những năm gần đây tình hình vi phạm kỷ luật của đảng viên có giảm, song tính chất lại phức tạp, một số vụ việc vi phạm mang tính tập thể, đa số trường hợp kỷ luật cấp uỷ viên cơ sở, cán bộ có chức quyền,... Số Đảng viên xoá tên hầu hết là đảng viên thường không còn tha thiết với Đảng, bỏ sinh hoạt Đảng trong thời gian dài. Nội dung vi phạm nhiều nhất vẫn là về chính sách chế độ quản lí kinh tế, quản lí ngân sách, đất đai, cố ý làm trái, tham ố hối lộ vi phạm về phẩm chất lối sống và tổ chức sinh hoạt Đảng.

- Tồn tại trong công tác kiểm tra xây dựng Đảng hiện nay là việc giáo dục ngăn chặn đảng viên sai phạm chưa kịp thời. Công tác đấu tranh phê bình tự phê bình trong Đảng chưa nghiêm, phần đông các trường hợp xử lý vi phạm kỷ luật do bị tố cáo thanh tra kiểm tra làm rõ. Đội ngũ làm công tác kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng, nhất là ở cơ sở.

Nguyên nhân - Bài học thực tiễn

- Những thành tựu đạt được trong 5 năm qua chính là quá trình mà đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng không ngừng được cụ thể hóa và đi vào đời sống xã. Đảng bộ và nhân dân Củ Chi đã phát huy truyền thống cách mạng, nổ lực khắc phục khó khăn, vượt qua những thử thách, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện một bước đời sống của nhân dân, giải quyết được nhiều vấn đề xã hội có tính bức xúc, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, củng cố kiện toàn hệ thống chính trị, tạo tiền đề quan trọng cho bước phát triển kinh tế-xã hội của Huyện cao hơn trong những năm tiếp theo, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước được củng cố và có nâng lên.

- Mặt khác cũng cần thấy rõ những mặt tồn tại, yếu kém và khó khăn xcủa Huyện hiện nay đó là kinh tế tăng trưởng nhưng chưa vững chắc, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội còn nhiều mặt lạc hậu, không theo kịp yêu cầu phát triển chung. Tình trạng tăng dân số cơ học ngày càng cao, mặt bằng dân trí còn thấp đời sống chung của nhân dân cũng còn nhiều khó khăn, số lao động thiếu công ăn việc làm còn nhiều, quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mới, những mặt kém trong họat động văn hóa, văn nghệ, chậm được khắc phục, kỷ cương pháp luật không nghiêm, tệ tham nhũng, hối lội cùng càc tệ nạn xã hội khác ở nông thôn có tác động xấu đối với nhận thức tư tưởng và làm xoái mòn lòng tin trong nhân dân.

- Từ thực tiễn 5 năm qua, có thể rút ra 4 vấn đề cốt lỏi vừa là nguyên nhân của thành tựu và tồn tại đồng thời cũng là bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Huyện Đảng bộ, đó là:

1/ Thành tựu đạt được của Huyện trong 5 năm qua, trước hết là nhờ đường lối đổi mới, đúng đắn do Đảng ta khởi xưởng và lãnh đạo, được Đảng bộ vận dụng sát hợp với tình hình kinh tế-xã hội của Huyện. Có sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ to lớn của Trung ương Thành phố, kết hợp với tinh thần cách mạng và sự nổ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân Củ Chi, mà nòng cốt là vai trò hạt nhân lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, năng lực tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp, đặc biệt là vai trò của ấp và tổ nhân dân, đã luôn coi trọng các vấn đề cơ bản, mấu chốt, tập trung đúng mức cho từng trọng tâm trọng điểm, tăng cường công tác kiểm tra để uốn nắn những lệch lạc và kịp thời giải quyết các vấn đề mới nảy sinh, đồng thời biết sơ tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệp kịp thời.

2/ Công tác xây dựng Đảng biết tập trung đúng mức cho cơ sở, mà trọng tâm là củng cố chi bộ nhỏ. Vì vậy Huyện đã không ngừng tập trung củng cố chi bộ ấp, khu phố và kiện toàn hệ thống tổ nhân dân một cách đồng bộ, toàn diện, làm cơ sở tiền đề cho việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, cũng như tổ chức các phong trào hành động cách mạng của quần chúng. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố xây dựng hệ thống chính trị và giữ vững an ninh trật tự xã hội địa phương.

3/ Công tác vận động quần chúng phải biết kết hợp chăm lo lợi ích thiết thực của quần chúng với việc giáo dục giác ngộ, xây dựng nền tảng chính trị trong dân. Mặt trận và các đoàn thể phải tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp đáp ứng kịp các yêu cầu, nguyện vọng, sở thích ngành nghề của nhân dân trên cơ sở phát huy dân chủ xã hội nghĩa và tuân thủ pháp luật đảm bảo tăng cường khối đoàn kết nông thôn và tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân nhân, thể hiện mối quan hệ gắn bó Đảng bộ với nhân dân.

4/ Gắn liền quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, Huyện đã đồng thời chú trọng tăng cường công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị và đổi mới về công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, có hình thức thiết thực động viên về vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ ấp, khu phố và tổ nhân dân phù hợp với điều kiện tình hình của Huyện, để từ đó tạo ra thế và lực mới, tập hợp được đội ngũ có tâm huyết làm nòng cốt trong phong trào quần chúng, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội góp phần làm chuyển biến nhanh đối với một Huyện nông thôn ngoại thành.

Phần thứ hai

Phương hướng nhiệm vụ 5 năm (1996-2000)

Huyện Củ Chi là một Huyện nông thôn ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí nằm ở cửa ngõ Tây Bắc và cách trung tâm Thành phố 30 Km, ngoài những tác động chung của Thành phố, trong 5 năm 1996-2000, Củ Chi còn có những thuận lợi và khó khăn cơ bản đó là.

- Huyện luôn giữ vững được sự ổn định về chính trị là nhân tố thuận lợi cơ bản nhất, từ đó mở ra khả năng đầu tư, liên doanh, hợp tác trên địa bàn Huyện ngày càng phát triển.

- Đảng bộ và nhân dân Củ Chi có truyền thống cách mạng qua hai thời kỳ kháng chiến, luôn đoàn kết, gắn bó, có tinh thần lao động cần cù, sáng tạo.

- Huyện có thế mạnh và nhiều tiềm năng chưa được khai thác đúng mức nhất là đất đai, lao động, hệ thống cơ sở hạ tầng, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

- Những thành quả đạt được trong 20 năm xây dựng và phát triển của Huyện nhất là trong 5 năm qua, đã tạo tiền đề cho Huyện tiếp tục phát triển đi lên trong giai đọan mới.

- Bên cạnh đó Huyện cũng còn không ít những khó khăn đó là những diễn biết phức tạp của tình hình thế giới, của đất nước và Thành phố. Mặt khác, việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Mỹ vừa có thuận lợi, vừa có nhiều phức tạp mới không thể xem thường, đặc biệt là những nguy cơ mà Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng đã chỉ rõ (tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và thế giới, về chệch hướng xã hội chủ nghĩa, về nạn tham nhũng và quan liêu, về diễn biến hoà bình)

Ngoài ra Huyện còn phải tiếp tục khắc phục những tồn tại, yếu kém mà Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện lần thứ VII nêu ra. Đặc biệt là với vị trí cách xa trung tâm Thành phố, dân trí còn thấp, đã tác động bất lợi cho việc thu hút đầu tư và giải quyết lao động trên địa bàn Huyện.

Những thuận lợi là cơ bản, với tiềm năng và thế mạnh, được sự tác động của Trung ương và Thành phố, nhất định trong 5 năm tới tình hình của Huyện sẽ tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu Nhgị quyết của Đại hội Đại biểu Thành phố lần thứ VI. Đặc điểm tình hình của địa phương, nhiệm vụ mục tiêu tổng quát của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Huyện Củ Chi thực hiện trong 5 năm tới là:

"Phát huy truyền thống cách mạng, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 15%, nâng cao dân trí, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân".

Những chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trên từng lĩnh vực cụ thể như sau

I. Trên lĩnh vực kinh tế:

- Tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương lần thứ 5, giai đoạn năm 1996-2000, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện vẫn là nông nghiệp-công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ (thương mại, dịch vụ - du lịch), với sự chuyển biến đáng kể về chất lượng trong các ngành sản xuất và các ngành dịch vụ then chốt. Chú ý tập trung một số ngành có trình độ kỹ thuật cao phù hợp với Huyện, nhằm nhanh chóng hình thành các khu công nghiệp tập trung và gắn liền với công nghiệp địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, cung ứng xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ cho thị trường nội địa từng bước cải thiện môi sinh, môi trường Huyện khi công nghiệp phát triển.

- Phấn đấu tăng trưởng kinh tế hàng năm (mức GDP) bình quân từ 15% trở lên, đến năm 2000-GDP bình quân đầu người đạt trên 800 USD. Cơ cấu kinh tế dự kiến: khu vực I (nông nghiệp) mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,9%; khu vực II (công nghiệp) mức tăng trưởng bình quân hàng năm 26%; khu vực III (dịch vụ) mức tăng trưởng bình quân hàng năm 23%.

Để đảm bảo cơ cấu và tốc độ tăng trưởng nêu trên, yếu tố quan trọng là tỷ lệ tăng dân số phải giảm xuống còn 1,34%, hạn chế hợp lý mức tăng dân số cơ học.

1/ Khu vực nông nghiệp: Trong 5 năm tới tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng ổn định diện tích lúa, tăng thêm diện tích sản xuất đậu phọng, cao su và cây ăn quả. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, đặc biệt công tác thủy lợi vùng ven sông Sài Gòn và Tam Tân-Thái Mỹ để đưa một số diện tích đất hoang hóa vào sản xuất bù đắp quỹ đất nông nghiệp bị giảm, do quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hóa, quy hoạch dân cư, quy hoạch và phát triển vùng kinh tế vườ ven sông Sài Gìn, kết hợp kinh doanh du lịch. Phát triển chăn nuôi đưa chăn nuôi lên thành ngành chính từng bước cân đối với trồng trọt. đẩy mạnh đầu tư cơ giới hoá nông nghiệp để tăng năng suất, tiếp tục phát huy hiệu quả nông nghiệp vùng kênh Đông và vùng tưới của kênh N31A mới được đầu tư. Cụ thể mục tiếu của ngành nông nghiệp đến 2000 như sau:

- Phấn đấu giá trị tổng sản lượng toàn ngành đạt 177 tỷ 990 triệu, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm 1996-2000 là 8,9%.

Đối với ngành trồng trọt: Tập trung đẩy mạnh sản xuất cây lương thực, các loại cây sản xuất hàng hóa ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, trước hết là lúa, đậu phọng, mía, cùng các loại hoa màu khác, đồng thời chú trọng phát triển cây cao su và cây ăn trái phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng. Dự kiến tổng diện tích gieo trồng đạt 53.100 ha với giá trị tổng sản lượng 108,620 tỷ, chiếm tỷ trọng 61% trong toàn ngành nông nghiệp, gồm một số loại cây trồng chủ yếu: lúa ổn định diện 30.000 ha, sản lượng 108.000 tấn; đậu phọng phát triển diện tích 7.500 ha với sản lượng 18.000 tấn; cao su 3.000 ha, trong đó có 2.000 ha thu hoạch; cây ăn quả: 3.000 ha, chủ yếu phát triển theo các xã vùng ven sông Sài Gòn, sông Rạch Tra, vùng Tam Tân-Thái Mỹ.

Chăn nuôi: Phấn đấu đến năm 2000 đạt giá trị sản lượng 69,370 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39% trong toàn ngành nông nghiệp, tốc độ phát triển bình quân hàng năm (1996-2000) là 16,7% chủ yếu dựa vào 3 nhóm con chính: Heo, phấn đấu a95t 70.000 con (trong đó 15.000 con của các đơn vị chăn nuôi Sở nông nghiệp, chuyển địa điểm về Huyện Củ Chi 15.000 con của các đơn vị khác liên doanh đầu tư trên địa bàn Huyện. Bò, dự kiến đến 2000 là 20.000 con trong đó chủ yếu là phát triển đàn bò sữa 6.000 con có 2.800 con cái vắt sữa. Gia cầm, mục tiêu đến năm 2000 đạt 3 triệu con, có khoản 1 triệu con gà công nghiệp, chủ yếu là của các đơn vị liên doanh đầu tư trên địa bàn, xây dựng các mô hình phát triển thủy sản vùng ven sông Sài Gòn (như nuôi tôm càng xanh ở xã Phú Hoà Đông, cá tai tượng ở xã Bình Mỹ ...). Mặt khác hướng dẫn nhân dân cải tạo và tận dụng mặt nước kênh Đông để nuôi cá, dự kiến đến năm 2000 Huyện có 250 ha mặt nước nuôi tôm, cá, với sản lượng thu hoạch trên 300 tấn.

Để thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ trên, trong lĩnh vực nông nghiệp cần nắm và quản lý chặt chẽ quỹ đất đai theo luật, soát xét việc sử dụng đất ở các xã, kể cả phần đất các xã đang quản lý, sử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời chú trọng dành 5% quỹ đất công cho xã để sử dụng theo chủ trương chung.

- hiện đại hóa, cơ giới hóa một số khâu cần thiết trong nông nghiệp như cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch, vận chuyển, chế biến, tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới., nhất là công nghệ sinh học. Xây dựng thí điểm và tiến tới mở rộng một số diện tích trồng rau sạch, khai thác tốt hơn vùng đất Tam Tân-Thái Mỹ. Đẩy mạnh phong trào làm kinh tế gia đình, phổ biến rộng, kịp thời trong nội bộ nông dân những mô hình sản xuất giỏi.

- Chú ý xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp theo hướng hợp tác xã từng khâu, từng phần theo nhu cầu và lợi ích của nhân dân trên tinh thần tự nguyện, hạn chế tình trạng nông dân bị chèn ép trong sản xuất cả đầu vào và đầu ra.

- Đặc biệt chú ý tạo điều kiện khâu nông sản, tiếp tục mở rộng tín dụng nông nghiệp, tạo vốn từ nhiều nguồn như vốn xóa đói giảm nghèo, vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vốn từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, nhằm giúp cho nông dân có thêm điều kiện mở rộng sản xuất nông nghiệp.

- Tập trung hoàn thành sớm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân theo hướng chỉ đạo của Thành phố, chú trọng giải quyết tranh chấp đất đai.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, tập trung sức đưa nông thôn ngoại thành lên một bước phát triển mới, phấn đấu điện khí hóa 100% xã. mở rộng mạng lưới giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, nhất là đường cấp phối đến từng xã, ấp. Phát triển rộng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp,ngành nghề truyền thống, khuyến khích kinh tế vườn với các khu vườn tập trung, kết hợp phục vụ du lịch phù hợp với quá trình đô thị hoá ngoại thành.

2/ Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: Hướng cơ cấu của Huyện trong 5 năm tới phải tập trung khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển các loại hình công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt là các ngành công nghiệp trọng điểm có thế mạnh của huyện, có nguyên vật liệu tại chỗ, thông qua chế biến nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, giải quyết việc làm cho người lao động. Công nghiệp địa phương cần ưu tiên phát triển các lĩnh vực chế biến mủ cao su, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

Cố gắng tổ chức hình thành các khu công nghiệp tập trung theo quy hoạch của Thành phố trên địa bàn Huyện (Tân Phú Trung, Tân Quy và khu vực Tây Bắc thị trấn Củ Chi, khu vực Bàu Đưng xã An Nhơn Tây). Quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, các xí nghiệp của trung ương vàThành phố và các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế.

Dự kiến đến năm 1996-200 có 60-70 đơn vị kinh tế trong và ngoài nước đến đầu tư trên địa bàn, thu hút 25.000 lao động. Tổng sản lượng toàn ngành đến năm 2000 là 26,700 tỷ, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 26%.

3/ Hoạt động dịch vụ: Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, do tốc độ đô thị hóa nhanh trong gia đọan 1996-2000 cần thiết tiến hành xây dựng các trung tâm thương mại, dịch vụ phù hợp với yêu cầu phát triển của các cụm kinh tế kỹ thuật ở thị trấn, Tân Phú Trung, Tân Quy, Phú Hoà Đông, Phước Thạnh, An Nhơn Tây... Đồng thời dựa vào định hướng phát triển ngành du lịch của Thành phố để đầu tư phát triển hệ thống du lịch của Huyện. Trước mắt là hệ thống du lịch ven sông Sài Gòn, nhà hàng ăn uống ở trung tâm Huyện và cụm nhà nghĩ cuối tuần ở Tam Tân-Thái Mỹ. Phát triển du lịch của Huyện cần chú trọng theo hướng:

- Cùng Thành phố chỉ đạo và phát triển khu di tích lịch sử Bến Dược, Bến Đình và địa đạo Tân Phú Trung hình thành tuyến du lịch trên địa bàn Huyện, kết hợp tham quan di tích lịch sử và khai thác dịch vụ du lịch. Phát triển vùng cây ăn trái, nuôi thú quý hiếm ở dọc sông Sài Gòn, nhất là gần các vùng có địa đạo để tạo sự thu hút du khách. Tổ chức các tuyến du lịch đường sông theo các tuyến Củ Chi-Thành phố. Xây dựng khu vui chơi quy mô lớn có khả năng thu hút khách du lịch ở khu vực thị trấn-Tân An Hội. Xây dựng các dự án thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển ngành du lịch Huyện.

- Riêng lĩnh vực xuất nhập khẩu, tập trung cho công ty thương mại, kịp thời mua nông sản hàng hóa của nông dân, tạo ra đầu mối ổn định để phát triển sản xuất. Phấn đấu năm 2000 đạt tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu là 7.500.000 USD và ước tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, tạo ra trên địa bàn cho lĩnh vực xuất khẩu đạt từ 400-500 USD.

- Đẩy mạnh các dịch vụ , mở rộng lưu thông hàng hóa, tài chính tiền tệ, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nhất là các trường và trung tâm đào tạo nguồn nhân lực. Hiện đại hóa bưu điện viễn thông,hình thành các tuyến xe khách và năng lực vận tải công cộng trên địa bàn. Đồng thời có kế hoạch mở rộng nâng cấp bến xe Củ Chi phù hợp với sự phát triển đô thị hóa.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ và chỉ tiêu kinh tế nêu trên, cần tập trung các giải pháp lớn sau đây:

- Tiếp tục đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, điện, thuỷ lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghịêp, quy hoạch dân cư đô thị đến năm 2000, tạo cho Huyện được một bộ mặt mới, làm cho cơ sở hạ tầng phát huy hiệu quả cao trong phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. phấn đấu đạt tổng mức đầu tư trong 5 năm: 242,556 tỷ đồng, có chú ý cân nhắc tính hiệu quả từng công trình, quan tâm đầu tư cho các xã vùng kháng chiến cũ, xã nghèo để có thứ tự ưu tiên trong thi công, đồng thời tích cực tranh thủ nguồn vốn đầu tư của cấp trên. Trong xây dựng, khắc phục tình trạng kém chất lượng và chống xuống cấp các công trình đã xây dựng. Chú trọng đầu tư về giao thông nội đồng, thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả ngày càng cao.

- Có chính sách khuyến khích và các biện pháp thích hợp để huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích đầu tư trong nước để huy động vốn từ các thành phần kinh tế, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách. Chủ động xây dựng các dự án gọi vốn đầu tư, sớm hình thành và phát triển nhanh các khu công nghiệp tập trung.

- Tiếp tục đề nghị Nhà nước thực hiện tốt chính sách trợ giá đối với cây mía, đậu phọng, con heo để nông dân an tâm đầu tư phát triển sản xuất.

- Thực hiện các chương trình giống cây con mới, đặc biệt là giống lúa năng suất cao, lúa đặc sản, tăng cường khâu cơ giới hóa nông nghiệp theo hướng Nhà nước tạo điều kiện, các thành phần kinh tế đầu tư cải tiến, các dịch vụ quan trọng phục vụ cho sản xuất (tài chính, tín dụng, ngân hàng, dịch vụ thông tin khoa học, kinh tế, tiếp thị và dịch vụ du lịch).

- Dựa trên các mục tiêu phát triển, có chương trình đổi mới công tác kế hoạch quy hoạch phát triển, chủ yếu trên các mặt dự báo và thông tin xác định một số mặt cân đối chủ yếu để xây dựng các dự án trọng điểm nhằm chủ động phát triển kinh tề, bảo đảm mục tiêu và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu các thành phần kinh tế.

4/ Về cơ cấu kinh tế của Huyện đến năm 2000 sẽ là nông nghiệp-công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 50,20%, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp từ 13,34% và dịch vụ chiếm tỷ trọng 36,46%.

- Về cơ cấu các thành phần kinh tế, tập trung xây dựng kinh tế quốc doanh giữ vai trò trung tâm về kinh tế, văn hóa, thương mại của địa phương, chú trọng khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác tự nguyện, đa dạng hóa loại hình và trình độ hợp tác, đồng thời xem xét cổ phần hóa các doanh nghiệp, tham gia cổ phần phát triển theo quy hoạch, đúng luật pháp và quỹ đạo xã hội chủ nghĩa.

II. Các vấn đề về văn hóa xã hội:

Đi đôi với việc phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề văn hóa xã hội, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại nhằm tích cực giữ vững truyền thống quý báu của dân tộc, tập trung sức giáo dục vận động nhân dân quan tâm xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, nâng cao truyền thống đạo đức tích cực đào tạo con người, phù hợp với đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế với tiến độ và công bằng xã hội.

1/ Thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ và xã hội: Với đặc thù của Huyện có truyền thống trong kháng chiến được Nhà nước phong tặng Huyện anh hùng. Để tiếp tục xứng đáng với vinh dự đó Huyện càng phải cố gắng thực hiện thật tốt pháp lệnh về người có công với nước, nâng cao hiệu quả các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, với tinh thần “uống nước nhớ nguồn” tổ chức chăm sóc tốt các đối tượng chính sách, tiếp tục xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa, bằng nhiều nguồn vốn. Dự kiến 5 năm tới, xây dựng bổ sung 400-500 căn nhà tình nghĩa, lập sổ vàng truyền thống và khen thưởng người có công. Tiếp tục quy tập hài cốt liệt sĩ về nghĩa trang Huyện, đồng thời thực hiện tốt các chính sách qui định của Trung ương và Thành phố.

Chính sách xã hội: vẫn tiếp tục thực hiện chương trình “xóa đói giảm nghèo” có chú trọng chất lượng và chiều sâu, nâng dần tính xã hội hóa, nhằm thực hiện mục tiêu chống tái đói, giảm nghèo, đồng thời mở rộng xây dựng các dự án giải quyết việc làm. dự kiến 5 năm tới cần bổ sung thêm nguồn kinh phí cho vay là 8,5 tỷ (trong đó chống tái đói 3,5 tỷ đồng, dự án nhỏ 5 tỷ đồng), về tỷ lệ định mức và thời gian vay vốn phải được cải tiến hợp lý.

Trong chỉ đạo cần chú trọng mở ra các ngành nghề sản xuất kinh doanh thích hợp, có hiệu quả nhằm nâng cao mức sống cho từng hộ. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển con bò sữa đến năm 2000 đạt chỉ tiêu là 6.000 con, hình thành khu vực trọng điểm của Thành phố chăn nuôi bò sữa, qua đó trở thành tập quá trong ngành chăn nuôi địa phương, góp phần phát triển kinh tế đời sống trong nhân dân.

2/ Việc làm: Khuyến khích mọi người dân, các thành phần kinh tế, ở trong nước cũng như các nhà doanh nghiệp nước ngoài bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời tiếp tục thực hiện chương trình trợ vốn từ quỹ quốc gia nhằm tạo điều kiện giải quyết vịêc làm cho nhân dân. Khuyến khích các tổ chức Hội và đoàn thể quần chúng và các tổ chức mở các khóa học và những lớp tập huấn về lao động kỹ thuật cho hội viên của mình.

Trong từng năm Huyện phấn đấu giải quyết từ 5000-6000 lao động có việc làm. Chuẩn bị một bước về trình độ văn hóa-kỹ thuật để cung cấp cho các khu công nghiệp. Hình thành các khu đô thị mới có kế hoạch bố trí dân cư, chú ý nguồn nhân lực tại chỗ một cách phù hợp.

3/ Dân số và môi trường: Hướng tới cần tập trung tuyên truyền vận động nhân dân quán triệt chủ trương của nhà nước, về dân số kế hoạch hóa gia đình, nhằm phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2000 còn 1,34% (tỷ lệ giảm hàng năm là 0,02%). Có nhiều biện pháp tích cực để đảm bảo công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đựơc thực hiện đến các vùng xa xôi, đến với gia đình và từng người dân. Đưa công tác giáo dục dân số vào các trường phổ thông và chuyên nghiệp. Đưa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến các cụm dân cư xã, ấp hẻo lánh.

Thực hiện các chương trình hành động, tạo môi trường sạch đẹp, cân bằng sinh thái, bảo đảm sự phát triển và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, bảo vệ nguồn nước, rừng phòng hộ, kết hợp đánh giá và xử lý tác động môi trường của những cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp tập trung. Phấn đấu đến năm 2000, vệ sinh môi trường Huyện có bước tiến bộ hơn so với hiện nay.

4/ Giáo dục-đào tạo: Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học cả về văn hóa, đạo đức cho học sinh, nâng cao hiệu suất đào tạo, đảm bảo tất cả các em trong độ tuổi đều được đến trường, kiên quyết giảm thấp nhất học sinh không đạt yêu cầu. Phấn đấu hiệu suất đào tạo bậc tiểu học đạt từ 80% trở lên, bậc trung học cơ sở từ 65% trở lên.

Huy động trẻ ra lớp, đối với nhà trẻ đạt 6% trong độ tuổi, mẫu giáo 50% trở lên, trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, bậc tiểu học và trung học cơ sở, đạt từ 95% trở lên, phấn đấu đảm bảo cho mọi trẻ em đến tuổi đều được đi học.

Kiên quyết chống mù chữ trên địa bàn Huyện, phấn đấu đến năm 2000 trong toàn Huyện hoàn thành cơ bản phổ cập cấp II và phổ cập cấp III cho thanh niên từ 60-70%, đồng thời tập trung đúng mức cho Trung tâm dạy nghề để giải quyết yêu cầu bức xúc về lao động. Phấn đấu đến năm 2000, tự lực khắc phục, đáp ứng đủ giáo viên các bộ môn và được tiêu chuẩn hóa, đồng thời coi trọng chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của ngành giáo dục, thành lập trường chuyên cấp trung học cơ sở và trung tâm giáo dục thường xuyên, mở trường lớp tiểu học bán trú ở các khu đô thị hóa, tăng cường nhiều biện pháp hỗ trợ giải quyết về đời sống nhằm làm giảm bớt khó khăn, để ổn định đội ngũ giáo viên nhất là các vùng sâu.

Cùng với việc học tập văn hóa phải đặc biệt coi trọng giáo dục công dâ, giáo dục lòng yêu nước, giáo dục chính trị, môi trường, về hoài bão lý tưởng vươn lên lập thân lập nghiệp, phục vụ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Để đạt đựơc các mục tiêu và chỉ tiêu nói trên, cần phải tiến hành đồng bộ các mặt, chú trọng đến chất lượng giảng dạy của thầy cô giáo, từng gia đình quan tâm đến sự học tập của con em. Cơ quan quản lý phấn đấu đủ trường lớp và các trang thiết bị dạy học, từng bước nâng cấcp đồ dùng dạy học, quy hoạch mạng lưới trường lớp ổn định theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

Đổi mới sự nghiệp giáo dục, đa dạng hoá trường lớp. Coi trọng đồng thời cả 3 mặt: mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả, vì vậy phải thực hiện vai trò phối hợp giữa 3 môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội. Khuyến khích các hình thức trợ cấp học bổng, quỹ bảo trợ tài năng trẻ. Có chính sách động viên khen thưởng thầy cô và học sinh có thành tích xuất sắc.

5/ Y tế: Tăng cường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đặc biệt là thực hiện các chương trình y tế quốc gia. Cố gắng tiêm chủng ngừa 6 bệnh cho trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi đạt 90% diện tiêm. Loại trừ uốn ván sơ sinh bằng cách tiêm chủng ngừa uốn ván cho phụ nữ từ 15-35 tuổi và đối với phụ nữ có thai, tiêm ngừa uốn ván đạt 80% trở lên. Phấn đấu thanh toán bệnh phong vào năm 2000, khống chế sốt xuất huyết không để thành dịch. Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ nhiễm lao, quản lý bệnh lao chặt chẽ, phát hiện và điều trị kịp thời nguồn lây. Nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị của Ban Bí thư và Chính phủ về phòng chống HIV/AIDS

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình hoạt động của Trung tâm y tế Huyện, các bệnh viện và các trạm y tế xã, thị trấn, tăng cường Bác sĩ cho tuyến xã đến năm 2000 bảo đảm đạt 100% trạm y tế xã có từ 1 đến 2 Bác sĩ. Đồng thời đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế. Trước mắt, xây dựng mới trạm y tế xã An Phú và An Nhơn Tây. Tăng cường công tác phòng bệnh, phát triển dịch vụ khám, chữa bệnh và săn sóc sức khỏe ban đầu phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế như: y tế của Nhà nước, y tế tư nhân, thí điểm mô hình liên doanh... Khuyến khích hoạt động đông y và kết hợp đông tây y một cách phù hợp. Chú trọng nâng co chất lượng chuyên môn và gáio dục đạo đức cho cán bộ, nhân viên trong ngành. Đa dạng hóa loại hình bảo hiểm y tế, tiếp tục chính sách miễn giảm viện phí cho các đối tượng chính sách, lao động nghèo gặp khó khăn trong cuộc sống., Tăng cường chấn chính và hợp lý hóa công tác bảo hiểm y tế và việc thu một phần viện phí. Phối hợp các cơ quan chức năng giải quyết tốt việc chăm lo sức khỏe cho các đối tượng. Đặc biệt là diện chính sách ưu đãi.

6/ Văn hóa thông tin tuyên truyền: Phương hướng hoạt động văn hóa thông tin-thể dục thể thao trong 5 năm tới, là chú trọng bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức lối sống lành mạnh, ra sức giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc. Phát huy phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng và hoạt động văn hóa cơ sở, tập trung chú trọng về mặt chất lựơng nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa hóa tinh thần của nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên. Đồng thời phát động phong trào quần chúng bài trừ các loại văn hóa phẩm độc hại, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, lập lại trật tự các loại văn hóa phẩm độc lệnh, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, lập lại trật tự văn hóa và làm chuyển biến tốt các loại dịch vụ trên địa bàn.

Để tạo thuận lợi cho hoạt động, cần đầu tư và mở rộng hoạt động văn hóa thông tin, nâng cao tính xã hội, tính quần chúng trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. đầu tư thích đáng và có chính sách khuyến khích cho công tác sáng tác, đầu tư các công trình văn hóa truyền thống như: nâng cấp địa đạo xã Tân Phú Trung, xây dựng tượng đài ở các cụm trung tâm Huyện, hệ thống bia tưởng niệm, bia căm thù.

Xây dựng trung tâm văn hóa và trung tâm thể dục thể thao cấp Huyện, trong đó có trang bị cơ sở vật chất dụng cụ cho các lớp năng khiếu, nâng cấp nhà truyền thống Huyện lên nhà Bảo tàng lịch sử Huyện Củ Chi để phục vụ cho nhu cầu tham quan và giáo dục truyền thống.

Từng bước xây dựng thêm bãi hát ngoài trời cụm Phước Thạnh, nâng cấp trang thiết bị cho thư viện, thường xuyên bổ sung sách, mở rộng mạng lưới phục vụ đến cơ sở trường học, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị Huyện, tiếp tục kiện toàn qui chế ngành cấp xã, thị trấn và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên làm công tác cấp cơ sở.

Trang bị phương tiện có kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác tuyên truyền lưu động, chú ý các hình thức cổ động trực quan, hình thành các trạm tin ảnh tuyên truyền ở cụm đông dân cư, cụm thị trấn.

Tiếp tục củng cố và phát triển vể chất lượng hoạt động của Đài phát thanh Huyện và hệ thống Đài truyền thanh các xã, thị trấn, từng bước thay đôi trang thiết bị, chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ biên tập, phóng viên, phát thanh viên, đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Cải tiến nội dung chương trình phát thanh, đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

7/ Hoạt động thể dục thể thao: Cần quan tâm hơn trong xây dựng phong trào thể dục thể thao của quần chúng, mang tính xã hội hóa và thành tích đạt được nâng cao, các đơn vị thể dục thể thao tiên tiến khối trường học, làm nền tảng cho đội ngũ năng khiếu tập luyện để bổ sung cho lực lượng vận động viên của Huyện. Chú trọng phong trào thể dục thể thao ở các xã, thị trấn (hội thi nâng xã loại A hàong năm) tổ chức định kỳ hội thao khu vực và giải truyền thống của Huyện để nâng dần chất lượng hoạt động thể thao cơ sở. Tổ chức nhiều hội thể dục thể thao của quần chúng, đẩy mạnh việc ký liên tịch với các ngành, nâng cao về số và chất lượng người tập luyện thường xuyên và rèn luyện thân thể nhất là thanh thiếu niên.

Duy trì và phát triển phong trào, không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật trong các bộ môn, phấn đấu đạt nhiều thành tích trong thi đấu, tạo sự phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực.

III. An ninh Quốc phòng:

Xác định nhiệm vụ an ninh quốc phòng là một nhiệm vụ chiến lược trong những năm trước mắt và lâu dài, thường xuyên bảo đảm ổn định về chính trị, tăng cường để nâng cao cảnh giác, chống âm mưu “diễn biến hoà bình”, tăng cường an ninh trong hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội mang tính quần chúng rộng rãi, củng cố vững chắc khu vực phòng thủ, bảo vệ chính trị nội bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang, Công an Nhân dân và lực lượng chính trị, đẩy mạnh phong trào an ninh nhân dân và quốc phòng toàn dân, quản lý vững chắc địa bàn. Tăng cường hiệu lực pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ gìn trật tự xã hội.

Thực hiện triệt để dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy Đảng trong nhiệm vụ an ninh quốc phòng, thường xuyên tuyên truyền giáo dục cán bộ đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân nâng cao cảnh giác, chủ động ghống lại âm mưu hoạt động diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, trên lĩnh vực tư tưởng kinh tế văn hóa xã hội, xây dựng kết hợp chặt chẽ kinh tế với an ninh quốc phòng và ngược lại.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, cần tập trung đẩy mạnh công tác nắm tình hình xây dựng lực lượng cơ sở, quản lý chặt chẽ các đối tượng. Bổ sung các phương án phòng chống biểu tình bạo loạn. Làm tốt công tác nắm tình hình an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, văn hóa tư tưởng. Truy quét các loại văn hóa phẩm đồi trụy.

Thường xuyên theo dõi nắm bắt kịp thời và âm mưu thủ đoạn của bọn tội phạm, lấy chủ độn ngăn chặn làm chính, nhưng có kế hoạch tấn công kịp thời, tăng cường đấu tranh bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và tải sản của công dân, qảun lý tốt nhân khẩu, nắm chắc tình hình tạm trú, tạm vắng, kiên quyết giữ vững trật tự an toàn xã hội.

Phấn đấu xây dựng lực lượn công an chính qui, từng bước trang bị phương tiện hiện đại cần thiết, để hoạt động với chất lượng cao. Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy theo hương tinh gọn và hiệu quả, đảm bảo phẩm chất chính trị và bản lĩnh vững vàng, chú trọng củng cố và nâng chất lượng hoạt động của công an xã, ấp, đặc biệt phát huy vai trò của Tổ nhân dân, phấn đấu xây dựng 650% xã, thị trấn, 80% ấp và tổ nhân dân an toàn.

Tích cực phát huy vai trò tham mưu của ngành, cho từng cấp bộ Đảng Chính quyền và sự phối hợp của mặt trận đoàn thể, đưa hoạt động của cơ sở không ngừng nâng lên, phát động rộng rãi phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn an ninh thôn xóm, động viên nhân dân học tập và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. Thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc để hoạt động chính trị, phản động có biện pháp xử lý nghiêm những hoạt động bất hợp pháp.

Gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục bổ sung các phương án tác chiến nhằm xây dựng khu vực phòng thủ của nền quốc phòng toàn dân. Xây dựng lực lượng vũ trang trong sạch vững mạnh, chất lượng ngày càng cao, có trình độ chiến đấu giỏi, được trang bị kỹ thuật tốt hơn, được huấn luyện quân sự đủ sức làm nòng cốt xây dựng và bảo vệ Huyệ. Bảo đảm thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu nghĩa vụ quân sự hàng năm, kiên quyết xử lý theo luật định tình trạng thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự, quân nhân đào ngũ. Tăng cường củng cố lực lượng dân quân tự vệ và quân dự bị động viên, duy trì mạng lưới quân báo cơ sở, nắm chắc phương tiện kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân để tổ chức diễn tập thời bình và đáp ứng nhiệm vụ trong thời chiến.

Tăng cường công tác chính trị trong quân sự địa phương, giáo dục quốc phòng toàn dân. Giải quyết tốt chính sách hậu phương quân đội. Chăm lo cho bộ đội xuất ngũ có vịêc làm.

Cần thực hiện tốt chức năng tham mưu của cơ quan quân sự, về tổ chức bộ máy tinh gọn biên chế. Số lượng phù hợp, chất lượng cao theo hướng chính quy hiện đại. Hướng phát triển lực lượng dân quân tự vệ đạt từ 2 đến 2,5% so với dân số.

Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật pháp, trước hết là trong nội bộ Đảng, chính quyền cơ quan bảo vệ pháp luật. Cơ quan pháp luật phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể đấu tranh phòng ngừa các loại tội phạm. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan pháp luật, theo tinh thần chỉ thị 29 Ban bí thư. Tiếp tục kiểm tra việc thực hiện chỉ thị 15/BCT ở một số cơ quan pháp luật. Quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ về pháp luật phẩm chất chính trị, đạo đức cho số cán bộ nhân viên các cơ quan pháp luật, cơ quan chính quyền. Căn cứ vào tính chất và khối tượng công việc mà tăng cường biên chế đi đôi với chăm lo đời sống và trang bị phương tiện hoạt động cho các cơ quan pháp luật. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đề nghị cấp trên bổ sung một số nội dung hay xây dựng văn bản pháp quy, điều chỉnh cho phù hợp thực tế cuộc sống.

Thường xuyên kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp (bắt giam giữ, điều tra, truy tố xét xử, thi hành án...) phân công phân cấp rõ ràng, đồng thời có biện pháp phối hợp chặt chẽ các cơ quan pháp luật.

Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia 4 cuộc vận động đấu tranh chống tham nhũng, chống buôn lậu, thực hành tiết kiệm, chống nhũng nhiễu gây phiền hà nhân dân. Có biện pháp chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn khiếu tố của nhân dân củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp.

VI. Về xây dựng nông thôn mới:

Tiến hành quy hoạch lại nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các vùng rau sạch cho Thành phố, vùng nguyên liệu cho công nghiệp, các khu dân cư và các khu công nghiệp tập trung. Đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, vận động hình thành trung tâm phát triển về tạo, nhân giống, từng bước cơ giới hóa, hiện đại hóa các ngành nghề truyền thống, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15% trở lên.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng theo yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện đời sống sinh hoạt cho nhân dân. Phấn đấu đến năm 2000 hoàn thành việc nâng cấp sỏi đỏ cho 100% đường giao thông nông thôn liên ấp, bê tông hóa cầu khỉ. Cải tạo hoàn chỉnh lưới điện nông thôn, đảm bảo 100% hộ dân có điện. Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, đặc biệt là các công trình trọng điểm và kênh mương nội đồng. Đảm bảo mỗi xã có trạm y tế với số lượng từ 2 Bác sĩ trở lên. Đảm bảo đủ trường lớp cho các cháu trong độ tuổi đều được đi học.

Tiếp tục chăm lo bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh lành mạnh, phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc và đẩy mạnh tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”. Phấn đấu đạt mức thu nhập GDP bình quan đầu người lên 800 USD (2000), cải thiện điều kiện sinh hoạt, ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh, đi lại và giải quyết việc làm của nhân dân, phấn đấu nâng mức tiện nghị sinh hoạt tăng lên 2 lần so với 1995.

V. Công tác quần chúng:

Trên cơ sở tổng kết thực tiển và tiếp tục quán triệt các quan điểm về công tác quần chúng theo tinh thần nghị quyết TW 8B, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của công tác quần chúng, cần phấn đấu từ nay đến năm 200 là: “Không ngừng mờ rộng mặt trận đại đoàn kết toàn dân, củng cố nền tảng liên minh công nông trí, phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, động viên các tầng lớp nhân dân ra sức thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ VII. Tập trung củng cố, nâng chất hoạt động của mặt trận và các đoàn thể theo hướng tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhằm phát huy mạnh mẽ các tiềm năng trong nhân dân”.

Để thực hiện phương hướng nhiệm vụ trên, trước hết các cẩp ủy Đảng và mổi đảng viên cần có biện pháp thiết thực trọng việc củng cố hệ thống chân rết cơ sở vững mạnh nhất là ấp, tổ nhân dân, nhằm tăng cường mới liên hệ giữa Đảng và nhân dân, chăm lo giải quyết các nhu cầu bức xúc của quần chúng, phát huy quyền làm chủ thật sự của dân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, ra sức thực hiện tốt 4 cuộc vận động lớn của Thành phố, góp phần đấu tranh có hiệu quả tệ tham nhũng, quan liêu, sách nhiễu dân trong bộ máy nhà nước, xây dựng thế trận lòng dân một cách vững chắc.

Thông qua hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể, UBND Huyện, xã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát huy dân chủ tham gia quản lý kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước, trực tiếp đóng góp xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát hiện và đấu tranh chống tiêu cực. Phương châm hoạt động là kết hợp việc chăm lo lợi ích thiết thực của quần chúng, với vịêc củng cố tổ chức xây dựng nền tảng chính trị, nhằm hát huy mọi tiềm năng trong dân,tạo nên nhiều phong trào hành động cách mạng liên tục, mạnh mẽ trên các lĩnh vực.

Mặt trận và các đoàn thể cần đi sâu nghiên cứu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng đề có hình thức tập hợp mới đáng ứng với yêu cầu phát triển của phong trào quần chúng, qua đó bồi dưỡng lực lượng nòng cốt phát triển đoàn viên, hội viên, chú trọng đội ngũ trí thức, công thương gia và công nhân khu vực ngoài quốc doanh. Tăng cường cán bộ đoàn thể, mặt trận cho cơ sở, ra sức củng cố các chi tổ hội ở ấp, tổ gắn với phong trào quần chúng ở cơ sở. Phấn đấu đưa 80% quần chúng các giới vào tổ chức đoàn thể chính trị và xây dựng 2/3 số chi hội chi đoàn ấp vững mạnh.

Thường xuyên chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng, và pháp luật xã hội chủ nghĩa, giáo dục kiến thức nền cho nhân dân nhằm nâng cao lòng tự àho và ý chí tự lực tự cường của dân tộc, xây dựng ý thức giác của công dân trong việc tôn trọng và chấp hành pháp luật, nhất là lực lượng thanh, thiếu niên. tiếp tục kiện toàn Ban dân vận Huyện ủy, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ làm công tác dân vận, các tổ chức đảng đoàn, mặt trận, đoàn thể.

Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp những người tiêu biểu, có uy tín, năng lực torng các tầng lớp xã hội. Chú trọng tạo điều kiện phát huy tiềm năng giới công thương gia, đồng bào tín đồ các tôn giáo, các gia đình có người thân định cư ở nước ngoài, và năng lực trí tuệ của tầng lớp trí thức. Phối hợp với các cơ quan chức năng của chính quyền để thực thi tốt các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, có biện pháp chăm lo các lợi ích thiết thực của quần chúng, thông qua đó giáo dục nâng cao lóng yêu nước của nhân dân.

Liên đoàn lao động giữ vai trò quan trọng việc tập hợp xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân theo tinh thần nghị quyết 7 của Ban chấp hành TW (khóa VII). Tập trung giáo dục cho công nhân ý thức giác ngộ giai cấp, nắm vững luật công đoàn và bộ luật lao động, chăm lo nâng cao tay nghề, trình độ văn hóa và cải thiện đời sống công nhân lao động, trên cơ sở đó củng cố xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở, chú trọng đối với khu vực ngoài quốc doanh, phát huy vai trò công đoàn trong việc thực hiện chức năng giám sát, tham gia quản lý hoạt động của xí nghiệp, công ty, cơ quan Nhà nước, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân lao động.

Hội liên hiệp thanh niên mà vai trò nòng cốt là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt phong trào “thanh niên lập nghiệp” và tuổi trẻ giữ nước, phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trên các lĩnh vực, chú ý trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, các hoạt động văn hóa xã hội, thể dục thể thao, an ninh quốc phòng... nhằm khơi dậy phong trào thanh niên ở xóm ấp. Tích cực chăm lo việc học, giải quyết việc làm cho thanh niên, mở rộng các hình thức tập hợp thanh niên gắn với địa bàn dân cư và học sinh trong các trường phổ thông, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam.

Hội nông dân chú trọng vận động nông dân phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, cải thiện đời sống, xây dựng nông thôn mới, khai thác các nguồn vốn giúp nông dân phát triển sản xuất, tiếp tục đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất giỏi, phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn, chống tiêu cực xã hội, kiểm tra giám sát việc thực hiện luật đất đai, luật thuế nông nghiệp, góp phần giải quyết các tranh chấp ruộng đất, tập trung củng cố tổ chức ở cơ sở, phát triển hội viên mới phấn đấu đạt 100% số hộ nông dân có hội viên.

Hội Liên hiệp phụ nữ thường xuyên giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng của Phụ nữ, nâng cao trình độ hiểu biết, mở rộng kiến thức về pháp luật và giới tính, đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, tổ chức tốt cuộc sống gia đình, góp phần bảo vệ sức khỏe, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em, giám sát và kiến nghị với nhà nứơc những vấn đề có liên quan đến chính sách, và quyền lợi của lao động nữ. Tập trung củng cố tổ chức hội ở cơ sở và chăm lo phát triển hội viên mới.

Hội cựu chiến binh tiếp tục nắm chắc tình hình thực trạng đời sống, vận động cựu chiến binh đoàn kết giúp nhau cải thiện cuộc sống, tích cực giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho thế hệ trẻ, tham gia các mặt công tác địa phương, giữ gìn an ninh quốc phòng, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn kết, củng cố tổ chức hội ở cơ sở, phát triển hội viên mới, nhất là số cựu chiến binh trẻ, hoàn thành tốt nghĩa vụ năng nổ công tác.

VI. Xây dựng chính quyền:

Để khắc phục có hiệu quả những yếu kém, phát huy mạnh mẽ vai trò và hiệu lực của bộ máy chính quyền Huyện, xã coi đây là nhiệm vụ trung tâm, đồng thời là giải pháp quan trọng đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện. Cấp ủy Đảng cần có chủ trương, biện pháp cụ thể trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo nhà nước, có quy chế xác định rõ mối quan hệ trách nhiệm, chế độ phân công kiểm tra giám sát nhằm phát huy hiệu lực quản lý của chính quyền, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng tránh tình trạng bao biện hoặc buông lơi sự lãnh đạo của Đảng.

Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng xác định các quan điểm phương hướng, nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề chung có ý nghĩa chính trị quan trọng trên các lĩnh vực đời sống xã hội, Nhà nước phải thể chế hoá, cụ thể hóa thành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các qui định, chương trình, kế hoạch để các ngành các cấp và nhân dân tổ chức thực hiện hoàn thiện mô hình cải cách hành chính, nhằm đưa nghị quyết của Đảng thực sự đi vào đời sống xã hội một cách đầy đủ và kịp thời. Phấn đấu xây dựng 100% xã khá và mạnh (trong đó 80% xã vững mạnh) không còn xã yếu kém.

Đảng lãnh đạo chính quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng thông qua việc thống nhất lãnh đạo và quản lý công tác tổ chức cán bộ và đội ngũ cán bộ chủ chốt, thông qua hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên và hệ thống pháp luật. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, sự lãnh đạo của Đảng là tuyệt đối, trực tiếp, lãnh đạo đường lối xét xử nhưng đồng thời tôn trọng tính độc lập và tuân thủ pháp luật của cơ quan toà án và viện kiểm sát trong khi thi hành nhiệm vụ.

Cần củng cố xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền với ủy ban mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức xã hội, để phát huy sức mạnh tổng hợp triển khai thực hiện có kết quả các quyết định của chính quyền đồng thời thực hiện chức năng kiểm tra giám sát hoạt động của chính quyền, kịp thời phản ánh các ý kiến của nhân dân đối với chủ trương chính sách của Đảng và các qui định của nhà nước. Xây dựng mối quan hệ quản lý đúng đắn, chặt chẽ trên cơ sở phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước và giữa Huyện với xã, tị trấn đảm bảo hoạt động quản lý được liên tục và có hiệu quả. Trong mối quan với nhân dân, chính quyền phải thể hiện đầy đủ là “chính quyền của dân, do dân, vì dân” lấy việc chăm lo lợi ích thiết thực của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, phải thực sự công minh trong hoạt động qủan lý, tăng cường giáo dục pháp luật và kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước của địa phương, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện cho các ban của hội đồng nhân dân, các đại biểu hội đồng nhân dân huyện, xã phát huy đầy đủ vai trò chức trách, thực hiện tốt chức năng giám sát bộ máy hành chánh, tham gia giải quyết có kết quả các khiếu nại, tố cáo của công dân.

Tiếp tục sắp xếp bộ máy hành chánh theo hướng tinh gọn, hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động của các phòng, ban chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân Huyện. Đặc biệt chú trọng củng cố ban nhân dân ấp, khu phố, và hệ thống tổ nhân dân phát huy trách nhiệm và tính tự quản, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

Đi đôi với cải cách tổ chức cán bộ, cần tiến hành cải tiến thủ tục hành chính và thực hiện công khai hóa thủ tục hành chánh bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Tiếp tục hoàn thiện quy chế, kiện toàn tổ chức tiếp dân ở các ngành, các cấp, bố trí cán bộ lãnh đạo Huyện tiếp dân định kỳ, chấn chỉnh thái độ phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, viên chức trong việc tiếp xúc giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của nhân dân.

Kết hợp phát huy các hình thức kiểm tra, giám sát của nhân dân và đại biểu cử tri với việc tăng cường công tác kiểm tra của các ngành chức năng nhất là cơ quan thanh tra, Viện kiểm sát, coi đây là công cụ then chốt trong hoạt động quản lý nhà nước Huyện gia đọan mới, đồng thời xử lý nghiêm minh các vi phạm trong hoạt động của các cơ quan và viên chức nhà nước cũng như các tổ chức và cá nhân công dân.

Tiếp tục quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ chủ chốt Huyện, xã theo hướng tiêu chuẩn hóa, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất, trung thành tận tụy, liêm khiết, chí công vô tư, đẩy mạnh việc đào tạo lại những cán bộ viên chức có năng lực, phẩm chất và tâm huyết phục vụ chính quyền để đảm bảo chủ động nguồn cán bộ và thể hiện tính kế thừa giữa các thế hệ cán bộ-viên chức. Từng bước trang bị hiện đại hóa phương tiện làm việc cho bộ máy nhà nước ở Huyện và cơ sở.

Phần thứ ba

Công tác xây dựng Đảng bộ Huyện và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Trong công tác xây dựng Đảng trước hết phải làm cho mỗi cấp ủy thật sự chuyển biến về mặt nhận thức, xác định đây là khâu then chốt, từ đó tăng cường trách nhiệm hơn nữa đối với việc chăm lo củng cố xây dựng Đảng và tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày càng phát triển vững mạnh về số lượng và chất lượng, gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân và nhân dân lao động, khắc phục bệnh quan liêu hành chánh hóa trong nội bộ của Đảng, của Đoan đủ sức đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới.

Phương hướng cơ bản đối với công tác xây dựng Đảng bộ Huyện và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong 5 năm tới là tiếp tục đổi mới chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị tư tưởng, trong sáng về phẩm chất đạo đức, vững mạnh về tổ chức, đoàn kết, thống nhất trong nội bộ và gắn bó mật thiết với nhân dân, nhằm đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò xung kích của Đoàn, phát huy dân chủ, động viên các tầng lớp nhân dân ra sức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêu do Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ VII đề ra, góp phần đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn Huyện.

I.- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng:

Vấn đềmấu chốt đặt ra trong lĩnh vực chính trị tư tưởng, trước hết là phải nắm chắc tình hình tư tưởng trong Đảng, trên cơ sở để tăng cường giáo dục làm cho cán bộ, đảng viên thấm nhuần bản chất giai cấp công nhân và tính tuyên phong của Đảng, làm cho Đảng bộ Huyện thật sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kết hợp nhuần nhuyễn tư tưởng tiên tiến của giai cấp công nhân với những tinh hoa, truyền thống và bản sắc dân tộc.

Phát huy tinh thần tiến công cách mạng và ý thức tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên, dấy lên cao trào học tập, rèn luyện trong Đảng bộ về lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, học quản lý, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ... nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết, năng lực trí tuệ đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới.

Thông qua các đợt sinh hoạt chính trị và họp định kỳ chi bộ, cần chú trọng công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng, giữ gìn lối sống trong sạch, lành mạnh của mỗi cán bộ, đảng viên, khắc phục các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, xa rời quần chúng, kiên trì đấu tranh chống tham nhũng, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường ngay trong cơ quan, đơn vị cũng như ngoài xã hội. Xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng bộ với nhân, tăng cường lãnh đạo xây dựng và làm nòng cốt khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện đấu tranh với những âm mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

Để đạt được các yêu cầu trên, cần phải tổ chức cho toàn Đảng bộ nghiên cứu nắm vững 6 định hướng lớn về công tác tư tưởng theo tinh thần nghị quyết 09 của Bộ chính trị (khóa VII), nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VI và nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ VII. Nghiên cứu tổ chức các hình thức thích hợp với trình độ, điều kiện từng đối tượng, giúp cho cán bộ, đảng viên học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan tâm công tác giáo dục chính trị trong các trường phổ thông, dạy nghề, đồng thời nêu cao ý thức tự học tập rèn luyện tu dưỡng của mỗi đảng viên.

Xây dựng và kiện toàn các tổ chức làm công tác tư tưởng và giáo dục lý luận chính trị, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên từ Huyện đến cơ sở, tăng cường củng cố Trung tâm bồi dưỡng chính trị của Huyện, có chương trình, nội dung hoạt động thường xuyên đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác chính trị trong Đảng bộ và giáo dục phẩm chất cộng sản cho cán bộ, đảng viên.

II. Xây dựng Đảng về tổ chức:

Trọng tâm là tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 3, tự đổi mới chỉnh Đảng, nâng cao vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị của từng loại hình cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, cần tập trung chỉ đạo xây dựng các cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chú trọng các đơn vị hành chánh sự nghiệp và các xã trọng yếu, tiếp tục nâng cao vai trò chi bộ ấp, khu phố. Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh đưa việc bình chọn đi vào nề nếp, có chất lượng, phát huy tác dụng giáo dục và tính điển hình cao. Phấn đấu đến năm 2000 đạt 2/3 cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh và 80% đảng viên phấn đấu tốt.

Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình cơ sở Đảng, trên cơ sở đó đề ra phương thức hoạt động thích hợp, có nghị quyết sát với tính chất của đơn vị và yêu cầu của quần chúng, xây dựng chi bộ thực sự là trung tâm đoàn kết, thể hiện được trí tuệ của từng cơ quan đơn vị, là ngọn cờ kiên cường trong công tác chống tiêu cực, tham nhũng, đồng thời là tấm gương sáng về nhân cách lối sống và hiệu quả hoạt động.

Tăng cường sắp xếp, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động các ban Đảng của Huyện uỷ, củng cố hoạt động của Đảng đoàn, Hội đồng nhân dân, nghiên cứu tổ chức lại một số Đảng ủy trong các cơ quan cấp Huyện phù hợp với việc cải cách nền hành chính nhà nước.

Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cấp ủy cơ sở có đủ chuẩn , chất và năng lực lãnh đạo, có tâm huyết với công tác Đảng và được quần chúng tín nhiệm, nhất là vai trò bí thư. Quan tâm bồi dưỡng nhận thức lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác Đảng, giúp cho mỗi cấp ủy viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm chắc được vai trò, chức năng trong lãnh đạo điều hành và có phương pháp lề lối làm việc khoa học.

Trên cơ sở quy chế làm việc của Huyện ủy, cần xem xét điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Từng cấp ủy Đảng cần tổ chức sơ kết để rút kinh nghiệp, bổ sung quy chế làm việc và kiên quyết làm việc theo quy chế một cách đồng bộ, thống nhất từ Huyện đến cơ sở.

Cải tiến và nâng cao chất lượng nội dung phương thức sinh hoạt Đảng, nêu cao tinh thần tự phê và phê bình trong sinh họat chi bộ, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Coi trọng việc củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của chi bộ ấp, khu phố, các chi bộ bộ phận trong cơ quan hành chánh sự nghiệp, làm cơ sở cho việc triển khai và tổ chức quần chúng thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, lắng nghe tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của quần chúng.

Về công tác đảng viên, trên cơ sở phân tích chất lượng đảng viên cần nghiên cứu vận dụng cụ thể hóa tiêu chuẩn đảng viên sát với từng loại hình cơ sở Đảng, gắn với cương vị công tác khác nhau để làm cơ sở cho đảng viên phấn đấu nâng cao chất lượng, có kế hoạch, biện pháp tích cực nhằm bồi dưỡng, phát huy đảng viên phấn đấu tốt và tạo điều kiện giúp đỡ cho đảng viên yếu kém phấn đấu vươn lên.

Quan tâm đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới cả về số lượng và chất lượng, tăng tỷ lệ đảng viên trong công nhân, trí thức, và quần chúng lao động ưu tú ở ấp, khu phố, chú trọng những nơi còn ít đảng viên, các địa bàn trọng yếu, các doanh nghiệp quốc doanh, phấn đấu trong 5 năm tới phát triển thêm 500 đảng viên mới. đồng thời, chăm lo tốt nguồn phát triển Đảng, đặc biệt chú trọng lãnh đạo xây dựng và củng cố Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ Huyện đến cơ sở, nhất là ấp, khu phố, tạo điều kiện giúp đỡ cho phong trào thanh niên phát triển, qua đó chọn những đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng, góp phần trẻ hóa đội ngũ đảng viên.

III. Công tác cán bộ:

Từ nay đến năm cần tiếp tục quy hoạch và đào cơ bản đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt của Huyện và cơ sở, bảo đảm có lập trường kiên định, và quan điểm chính trị vững vàng, có năng lực, trí tuệ đảm đương nhiệm vụ được giao, có phẩm chất và lối sống trong sáng, được đảng viên và quần chúng tín nhiệm, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.

Để thực hiện được yêu trên cần rà soát, đánh giá phân loại tiếp tục hoàn thiện quy hoạch cán bộ nền từ Huyện đến cơ sở, để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thích hợp theo tiêu chuẩn hóa, đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài. Kết hợp cán bộ các độ tuổi một cách hợp lý với yêu cầu trẻ hóa đội ngũ, đảm bảo tính liên tục và kế thừa trong công tác cán bộ. Thành lập Ban chỉ đạo để chuyên lo việc quy hoạch, tạo nguồn, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đô`i vơ`i các loại cán bộ.

Cần đổi mới quan điểm và phương pháp đánh giá, bố trí cán bộ theo qui trình chặt chẽ, thể hiện tính khách quan và dân chủ, nhằm có cơ sở quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực thực hành giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao và năng động sáng tạo, chú trọng đối tượng nữ, cán bộ Đoàn thanh niên và con em gia đình chính sách.

Trong công tác quản lý cán bộ cần có biện pháp ngăn chặn, đề phòng cán bộ sa ngã, chủ động đào tạo bố trí cán bộ từ khu vực Nhà nước sang khu vực liên doanh với nước ngoài khi có yêu cầu, nhất là trong điều kiện thực hiện chính sách kinh tế mới với cơ chế thị trường cùng những âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đang có những tác động bất lợi về mặt nhận thức tư tưởng.

Thực hiện đúng, đủ các chính sách cán bộ, nhất là đội ngũ cơ sở, lực lựong nữ và cán bộ nghỉ hưu, tiếp tục kiến nghị Trung ương và Thành phố những mặt chưa hợp lý, đồng thời trên cơ sở khả năng, điều kiện của Huyện có sự vận dụng thích hợp để chăm lo tốt hơn đối với những người tham gia công tác ở ấp, khu phố.

IV. Công tác kiểm tra:

Xác định công tác kiểm tra là một trong những chức năng trọng yếu đối với sự lãnh đạo của mỗi cấp ủy Đảng. Cần tăng cường các biện pháp giáo dục, ngăn ngừa đảng viên và tổ chức Đảng vi phạm kỷ luật, nhất là các đơn vị kinh tế, có liên quan đến tiền, hàng, các cơ quan bảo vệ pháp luật.v.v.. tham gia tích cực trong công cuộc chống tham nhũng buôn lậu, làm trong sạch nội bộ, góp phần cải tiến thủ tục hành chính.

Định kỳ 6 tháng tiến hành kiểm tra việc chấp hành Điều lệ và nguyên tổ chức sinh hoạt Đảng, có biện pháp xử lý nghiêm minh và kịp thời những trường hợp càn bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, đảm bảo tính công minh, chính xác, kịap thời, có tác dụng giáo dục ngăn ngừa trong nội bộ Đảng, góp phần xây dựng sự đoàn kết nội bộ, giữ vững tính tổ chức kỷ luật kỷ cương trong Đảng. Cử ra ủy ban kiểm tra cấp Huyện và cơ sở trực thuộc đúng tiêu chuẩn, đủ số lượng và phù hợp cơ cấu để đảm bảo thực hiện tốt chức trách theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ cấp ủy giao.

Phối hợp tốt với các ngành các cấp trong công tác kiểm tra, giải quyết các đơn thư tố cáo và những trường hợp đảng viên vi phạm pháp luật đồng thời quan tâm giáo dục, giúp đỡ số đảng viên bị kỷ luật có điều kiện sửa chữa khuyết điểm, phấn đấu vươn lên.

V. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng:

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trước hết cần nhận thức đúng đắn chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ làm việc giữa cấp ủy Đảng với cơ quan Nhà nước và các đoàn thể chính trị, để xác định nội dung, phương thức lãnh đạo thích hợp, từ đó đảm bảo thực hiện sự lãnh đạo bằng nghị quyết, các quyết định và thông qua việc định hướng các nguyên tắc cơ bản trong việc xử lý các vấn đề cụ thể có ý nghĩa chính trị quan trọng, có liên hệ đến nhiều tằng lớp nhân dân. những vấn đề thụôc lĩnh vực ngành hoặc đoàn thể nào thì cấp ủy tổ chức lấy ý kiến ngành đoàn thể có liên quan hoặc giao cho ngành, đoàn thể đó trực tiếp chuẩn bị dự thảo nghị quyết, có sự thẩm định của Ban Đảng trước khi trình cấp ủy thảo luận và quyết định.

Trong lĩnh vực triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết, Hội đồng Nhân dân, ủy ban Nhân dân và Ban chấp hành các đoàn thể cần phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, vận dụng cụ thể hóa các mục tiêu định hướng chỉ đạo của cấp ủy thành văn bản pháp qui, chương trình, kế hoạch sát hợp với thực tiển để tổ chức các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân, hoặc đoàn viên hội viên thực hiện.

Đảng lãnh đạo toàn diện trên các lĩnh vực đời sống xã hội thông qua cơ quan Nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội, do vậy cần đặc biệt coi trọng lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết trung ương 8 (khóa VII) về cải cách nền hành chính trên địa bàn Huyện, nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy Nhà nước.

Trong từng cấp ủy Đảng cần xây dựng quy chế làm việc và thực hiện đúng quy chế, có phong cách lãnh đạo khoa học, sâu sát thực tiễn, nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của dân để làm cơ sở cho việc đề ra các chủ trương phù hợp. Phải biết coi trọng việc chỉ đạo điểm và sơ tổng kết để rút kinh nghiệm. Thường xuyên chú trọng các biện pháp kiểm tra, kịp thời phát hiện nhân rộng các điển hình tốt, đồng thời chấn chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, sai trái của tổ chức Đảng và đảng viên, thúc đẩy các mặt công tác tiến triển đúng hướng.

VI. Xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh về tư tưởng và tổ chức xứng đáng là đội hậu bị của Đảng:

Nhiệm vụ chăm lo củng cố Đoàn thanh niên là trách nhiệm của mỗi cấp ủy Đảng và đảng viên. Trọng tâm là tăng cường giáo dục trang bị lý tưởng cộng sản,. lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên nhằm xây dựng tầng lớp thanh niên có giác ngộ chính trị, có hoài bão, có tri thức và năng lực hoạt động thực tiễn cao, thực sự là lực lượng xung kích thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới phát triển kinh tế-xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức Đoàn từ Huyện đến cơ sở vững ạmnh, nâng cao chất lượng hoạt động chi đoàn ấp, khu phố, nghiên cứu xây dựng các mô hình liên chi đoàn cơ quan phù hợp điều kiện thực tế để tạo ra động lực mới, đủ sức làm nòng cốt mở rộng tập hợp động đảo thanh niên. Đẩy mạnh chăm lo công tác thiếu niên nhi đồng và hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, chú trọng công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng.

Từng cấp ủy Đảng cơ sở và mỗi đảng viên cần phát huy đầy đủ trách nhiệm trong việc kiện toàn hệ thống tổ chức Đoàn của đơn vị cần xây dựng Đoàn cơ sở vững mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của chi đoàn ấp, khu phố, giáo dục giúp đỡ tổ chức Đoàn và đoàn viên rèn luyện ý chí tiến công cách mạng, phẩm chất chính trị, học tập nghiên cứu lý luận, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, đủ sức làm hạt nhân nòng cốt của phong trào thanh niên cơ sở.

Xây dựng nghị quyết chuyên đề, đồng thời có quy chế làm việc định kỳ với Ban Chấp hành đoàn thanh niên, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra hoạt động và phối hợp các ngành chức năng kịp thời giải quyết những vướng mắc, kiến nghị của Đoàn, mạnh dạn giao cho Đàon những công trình cụ thể, quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn, tạo nguồn bổ sung cán bộ cho Đảng.

Phần kiến nghị

- Để đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong giai đọan 1996-2000 Huyện Củ Chi xin kiến nghị như sau:

1/ Thành phố sớm thực hiện quy hoạch bố trí lại các khu công nghiệp, khu phát triển chăn nuôi tập trung trên địa bàn Thành phố có liên quan đến Củ Chi, đồng thời chấp thuận cho Huyện quy hoạch các khu công nghiệp tập trung ở Tân Quy, Tây Bắc thị trấn, Tân Phú Trung và Bàu Đưng (An Nhơn Tây) để có điều kiện thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải tiến cơ cấu nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2/ Trung ương và Thành phố tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng giúp cho Huyện hoàn thiện dần hệ thống điện, giao thông, thủy lợi nội đồng, tiến hành cơ giới hóa, thực hiện công tác khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

3/ Có chính sách bù lỗ khâu giống, trợ giá các mặt hàng nông sản chính của Huyện như: lúa, đậu phọng, mía, con heo, bò sữa, nhằm định hướng cho sản xuất nông nghiệp của Huyện khai thác được tiềm năng và phát triển một cách vững chắc.

4/ Kiến nghị Nhà nước tiếp tục soát xét các văn bản dưới luật, sớm sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn nhất là ở các lĩnh vực đất đai, sản xuất nông nghiệp, cũng như những mặt còn chồng chéo bất hợp lý giữ thuế và thủy lợi phí.

5/ Có chính sách tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật cho ngoại thành, đặc biệt là trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, ứng dụng... đồng thời tạo điều kiện giúp cho Huyện đào tạo đội ngũ cán bộ theo hướng tiêu chuẩn hóa, sớm ban hành các chính sách đãi ngộ thích đáng cho các cán bộ xã thị trấn và các bộ ấp, khu phố.

Trong xu thế đổi mới chung của đất nước và Thành phố, kinh tế-xã hội của Huyện đang có chiều hướng phát triển với tốc độ nàgy càng nhanh hơn, do vậy nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề với nhiều nhân tố thuận lợi và không ít những khó khăn mới. Nhưng với bản chất truyềng thống cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Củ Ci sẽ tiếp tục đoàn kết, ra sức phấn đấu, khắc phục những mặt yếu kém, phát huy tính năng động sáng tạo, vượt qua mọi thử thách, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ VII đề ra.

Đại hội

Thông báo