Thứ Sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Ngoài việc phát triển kinh tế phải quan tâm vấn đề giáo dục con người

Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Triệu Thế Hùng.

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 3/4, bên lề buổi giám sát tại UBND TPHCM việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Triệu Thế Hùng đã có cuộc trả lời phóng viên báo đài xung quanh các vụ xâm hại trẻ em, phụ nữ xảy ra thời gian gần đây, cũng như tình trạng thanh, thiếu niên thần tượng đối tượng giang hồ trên mạng xã hội vừa qua.

Trả lời báo chí về tình trạng xâm hại trẻ em, nạn bạo lực học đường xảy ra thường xuyên và có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Triệu Thế Hùng cho biết: Hiện nay, về vấn đề chính sách, pháp luật chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ quyền trẻ em tương đối đầy đủ. Nhưng câu chuyện đặt ra ở đây là vấn đề thực hiện chính sách pháp luật đó như thế nào? Vì vậy, các cấp, các ngành phải thực hiện tốt, triệt để tinh thần của Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Triệu Thế Hùng, qua những sự việc đau lòng vừa qua cho thấy, chính quyền địa phương, cũng như các cấp, các ngành ngoài vấn đề quan tâm phát triển kinh tế thì phải quan tâm vấn đề giáo dục con người - vì đây là tương lai của đất nước nên cần phải được quan tâm và giám sát chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, những người trực tiếp làm công tác về quản lý giáo dục, cũng như các thầy, cô giáo… ngoài vấn đề trách nhiệm trong công tác giảng dạy kiến thức ra thì một trong những điều quan trọng là giáo dục để các em phát triển một cách hoàn thiện về đức - trí - thể - mỹ, những kỹ năng sống. Bởi vì, lâu nay chúng ta đang nặng về truyền thụ kiến thức, còn điều quan trọng cần cho các em chính là yếu tố hình thành đạo đức làm người, sự tương thân, tương ái.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Triệu Thế Hùng cũng cho rằng: Những hiện tượng bạo hành học đường, xâm hại dâm ô không phải bây giờ mới xuất hiện, ngày xưa cũng có ở đâu đó. Nhưng hiện nay truyền thông phát triển mạnh mẽ và sự vào cuộc của báo chí muốn làm minh bạch nhiều vấn đề và đưa những vấn đề này lên để giải quyết các mặt đang còn hạn chế, tồn tại đó. Chính vì sự vào cuộc của báo chí, truyền thông như thế thì chúng ta cập nhật kịp thời và cả hệ thống chính trị vào cuộc để giải quyết câu chuyện này.

Đề cập về các vụ xâm hại, dâm ô, bạo lực học đường… dù đã có những chế tài, luật định, nhưng việc đưa đối tượng ra xử lý trước pháp luật gặp rất khó khăn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Triệu Thế Hùng cho rằng ở cả 2 phía. Thứ nhất, về chính sách pháp luật cần bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn, để đảm bảo tính răn đe cao hơn, quyết liệt hơn. Thứ hai, nâng cao ý thức thực thi pháp luật, nhất là ở tại địa phương.

Liên quan trường hợp hiện tượng “Khá Bảnh” được giới trẻ thần tượng tung hô trên mạng xã hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Triệu Thế Hùng phân tích: Nguyên nhân một phần do truyền thông. Truyền thông nên định hướng thanh niên hướng về lý tưởng sống làm sao lành mạnh, hướng về đạo đức của truyền thống, hướng các em về những vấn đề tích cực như những tấm gương người tốt, việc tốt, tấm gương học tập tốt… Cho nên, trách nhiệm giáo dục đối với trẻ em, thanh niên hiện nay không chỉ là đối với gia đình và nhà trường mà cần sự vào cuộc của toàn xã hội.

Vì vậy, đối với ngành thông tin - truyền thông là một ngành có sức lan tỏa, đóng góp một vai trò rất quan trọng đối với các em. Cụ thể, truyền thông cần giảm bớt đưa thông tin mang tính chất sự vụ, thậm chí những bài viết mang tính chất cổ súy. Bên cạnh đó, việc quản lý mạng xã hội là vấn đề bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù, mạng xã hội đúng là thành tựu khoa học của xã hội, nhưng cần quản lý mặt hạn chế của mạng xã hội tốt hơn.

Hải Liên


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo