Thứ Năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Cải cách Hải quan tạo triển vọng của thương mại toàn cầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu tại hội nghị

(Thanhuytphcm.vn) - Ngày 7/12, tại TPHCM đã diễn ra Hội nghị “Cải cách Hải quan và triển vọng thương mại Việt Nam” do Tổng cục Hải quan Việt Nam, Bộ Tài chính và Dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ (Dự án USAID TFP) đồng tổ chức.

Hội nghị dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi và ông Bradley Bessire, Phó Giám đốc USAID Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, Hội nghị “Cải cách hải quan và triển vọng thương mại Việt Nam” được tổ chức là một minh chứng cho những nỗ lực của Việt Nam trong việc tiếp tục cải thiện môi trường về triển vọng của thương mại toàn cầu để tiếp tục có những bước đi phù hợp. Trong quá trình nỗ lực cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hải quan nói riêng trong 4 năm vừa qua, với sự hỗ trợ tích cực của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ thông qua Dự án Tạo thuận lợi thương mại TFP, các nhiệm vụ quan trọng về cải cách của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã được triển khai thực hiện và đạt được kết quả nhất định, trong đó có thể kể đến việc áp dụng toàn diện quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan thông qua việc thực hiện các quy định đồng bộ về quản lý rủi ro và triển khai Chương trình thí điểm tự nguyện tuân thủ.

Với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính Hải quan theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy hiệu quả và sự hài lòng làm thước đo đánh giả chất lượng phục vụ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi..., chính là đòn bẩy tạo thuận lợi cho doanh nghiệp góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút "làn sóng" đầu tư trước những biến động lớn trong chuỗi cung ứng và sản xuất sau đại dịch Covid-19.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng, hỗ trợ của Dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ là kịp thời hơn bao giờ hết, đặc biệt liên quan đến việc Việt Nam thực thi Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO. Dự án đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện cải cách hành chính và pháp lý hiệu quả thông qua nhiều hoạt động, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật để áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan, nâng cao năng lực và phát triển quan hệ đối tác công-tư hiệu quả.

Ông Bradley Bessire, Phó Gián đốc USAID Việt Nam chia sẻ, trong hai thập kỷ qua, USAID luôn ủng hộ hoạt động tạo thuận lợi thương mại tại Việt Nam. USAID thông qua Dự án tạo thuận lợi thương mại, đã và đang hợp tác chặt chẽ với cơ quan Hải quan Việt Nam để thực hiện những cải cách quan trọng đối với thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại. Những nỗ lực này đang góp phần giảm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp. Những nỗ lực chung đã đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu và kiểm tra chuyên ngành đã mang đến những kết quả rõ rệt.

Chia sẻ tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, cùng với sự phát triển về thương mại, sự gia tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu, khối lượng công việc của cơ quan Hải quan ngày càng tăng, đặt ra yêu cầu cho cơ quan Hải quan phải kịp thời cải cách, đổi mới, phải nghiên cứu, áp dụng các hình thức quản lý mới với mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, đồng thời vẫn thực hiện được những nhiệm vụ về quản lý, kiểm soát, ngăn chặn gian lận thương mại ngày càng tinh vi trong khi các nguồn lực đảm bảo cho thực thi nhiệm vụ có hạn.

Cùng với quan điểm quyết liệt về cải cách, Tổng cục Hải quan đã xây dựng Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022, trong đó đưa ra những mục tiêu trọng tâm có thể kể đến như: xây dựng thành công mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh, hiện đại hóa, thực hiện hải quan xanh, xây dựng Luật Hải quan (dự kiến trình Quốc hội vào năm 2026) thay thế Luật Hải quan hiện hành với nhiều thay đổi trong quy trình thủ tục và quản lý hải quan, xây dựng mô hình quản lý phối hợp biên giới, mô hình thông quan tập trung, phát triển và tăng cường quan hệ hải quan - doanh nghiệp, tự động hóa công tác kiểm soát hải quan, cải cách các thủ tục hành chính hải quan thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế…

M.Hiệp


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo